Quảng Nam: Dành 46.926 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở trong 10 năm

Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn 2021 – 2030 của tỉnh dự kiến khoảng 46.926 tỷ đồng, bao gồm cả ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và vốn của doanh nghiệp.

Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2030 nhằm dự báo nhu cầu, phương hướng, giải pháp phát triển nhà ở cho các đối tượng là nhà ở do người dân tự xây dựng, nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư và nhà ở cho nhóm các đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn.

Mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích nhà ở khoảng 44,7 triệu m2 sàn. Diện tích sàn bình quân đầu người là 28,93 m2/người. Trong đó, tại đô thị đạt 32,18 m2/người và tại nông thôn đạt 27,79 m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà ở kiên cố và nhà ở bán kiên cố khoảng 97,5%, giảm tỷ lệ nhà thiếu kiên cố và không phát sinh nhà đơn sơ.

Đến năm 2030, tổng diện tích nhà ở khoảng 52,9 triệu m2 sàn. Diện tích sàn bình quân đầu người là 33,23 m2/người. Trong đó, tại đô thị đạt 36,35 m2/người và tại nông thôn đạt 32,11 m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu 12m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà ở kiên cố và nhà ở bán kiên cố khoảng 99,2%, giảm tỷ lệ nhà thiếu kiên cố và không phát sinh nhà đơn sơ.

Kế hoạch phát triển nhà ở tăng thêm (nhà ở thương mại, nhà ở thu nhập thấp, nhà ở người dân tự đầu tư xây) đến năm 2025 có tổng diện tích khoảng 6,389 triệu m2 sàn, đến 2030 là 8,149 triệu m2 sàn.

Kế hoạch phát triển nhà ở cho các đối tượng khác (nhà ở công nhân, nhà tái định cư) đến năm 2025 có tổng diện tích 1,489 triệu m2 sàn, đến 2030 là 1,673 triệu m2 sàn. Diện tích đất ở tăng thêm giai đoạn 2021 – 2025 là 2.018 ha; giai đoạn 2026 – 2030 là 2.393 ha.

Riêng đối với phát triển nhà ở, vùng đồng bằng, ven biển (vùng phía Đông), tỉnh chủ trương phát triển theo hướng đa dạng các loại hình nhà ở, tăng tỷ lệ nhà ở cho thuê, nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội để phục vụ lao động đa ngành nghề đến làm việc.

Đồng thời, phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp Quy hoạch chung theo hướng đô thị văn minh hiện đại, có bản sắc. Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp; Tăng tỷ lệ nhà ở xây dựng thô trong tổng quy mô các dự án phát triển nhà ở mới hàng năm.

Tại vùng miền núi (vùng phía Tây), nhà ở sẽ được phát triển tại khu vực thị trấn, trung tâm huyện đảm bảo phù hợp Quy hoạch xây dựng theo hướng đô thị gắn với thương mại – dịch vụ; phát triển nhà ở theo hướng văn minh hiện đại, có bản sắc văn hóa đặc trưng, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phát triển nhà ở khu vực nông thôn đảm bảo nhà ở đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới: nền, khung, mái cứng; các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại, chăn nuôi, …) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh; kiến trúc phù hợp phong tục, tập quán, lối sống của mỗi vùng.

Cũng trong Nghị quyết này, Quảng Nam kiên quyết thực hiện chủ trương phát triển nhà ở phù hợp với tổ chức dân cư theo mô hình tập trung tại trung tâm xã và gắn với hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh; hạn chế chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phân lô bán nền (nhỏ lẻ).

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thanh Hóa cần hơn 149 ngàn tỷ đồng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Với nguồn vốn này, chỉ tiêu đến năm 2025 diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 28,6 m2 sàn/người. Trong đó, đô thị đạt 35 m2 sàn/người, nông thôn đạt 24,3 m2 sàn/người…

Chia sẻ :


Đồng Nai cần 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở đến năm 2025

Trong đó, vốn cho đầu tư nhà ở thương mại là gần 45,83 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư nhà ở xã hội gần 2,54 ngàn tỷ đồng, vốn xây dựng nhà ở công vụ 12 tỷ đồng và xây dựng nhà tái định cư là 10,5 ngàn tỷ đồng…

Chia sẻ :


Bộ Xây dựng kiến nghị dành 65.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế – xã hội sau dịch Covid-19 gói tín dụng 65.000 tỷ đồng và cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt là nhà ở cho công nhân, người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất…

Chia sẻ :


Hà Tĩnh triển khai Tổ hợp du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng vốn 330 tỷ đồng thuộc KKT Vũng Áng

Dự án gồm 8 phân khu: khách sạn, khu ẩm thực, nghỉ dưỡng, câu cá sinh thái, khu thể thao tổng hợp, khu hồ bơi ngoài trời, công viên giải trí, khu trải nghiệm sinh thái…

Chia sẻ :


Việt Nam sẽ thành Digital Hub khu vực vào năm 2030?

Nếu xét về các điều kiện cần, Việt Nam có một số lợi thế chiến lược phù hợp về mặt không gian lãnh thổ địa lý để trở thành Digital Hub khu vực. Hiện nay tại Việt Nam chưa hình thành Digital Hub…

Chia sẻ :


Xây mới 2 lô chung cư Thanh Đa cao 45 tầng với 1.750 căn hộ

Hai lô IV và lô VI nằm trong cụm 08 chung cư số, thuộc Cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP.HCM, sẽ được xây dựng thành tòa nhà chung cư T4 cao 40 tầng và tòa nhà T7 cao 45 tầng, với tổng số tối đa 1.750 căn hộ…

Chia sẻ :


Sẽ có thêm 1 quận và 4 thành phố trực thuộc TP.HCM

Trong 5 huyện ngoại thành hiện hữu, mục tiêu của TP.HCM là chuyển 4 huyện trở thành thành phố trực thuộc TP.HCM, 1 huyện chuyển thành quận…

Chia sẻ :


Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Dương đến năm 2040 là đô thị cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ

 Hải Dương được xác định là đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng Nam và Đông Nam Đồng bằng Sông Hồng…

Chia sẻ :


“Bỏ quên” nhà ở cho người thu nhập thấp

Trong thời gian qua, thị trường nhà ở tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình nhà ở mới cũng đã xuất hiện, giá bán liên tục tăng cao. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội thì ngày càng thiếu hụt.

Chia sẻ :


Lâm Đồng: Hơn 2.100ha phát triển nhà ở, cần huy động gần 50.000 tỷ đồng

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Quyết định số 3107/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 và hàng năm.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *