Quán cà phê Hà Nội “chảnh” không giống ai, khách phải mang bình hoặc về tay không

Quán cà phê Hà Nội “chảnh” không giống ai, khách phải mang bình hoặc về tay không

Trong thời điểm hàng quán chỉ được bán mang về, bán cà phê cho khách đương nhiên là dùng cốc nhựa dùng 1 lần.

Tuy nhiên, có một quán cà phê trong con ngõ nhỏ Hạ Hồi, quận Hoàn Kiếm dù đã mở cửa trở lại từ ngày 21/9 nhưng vẫn tuyên bố “không đủ can đảm” để bán những ly cà phê trong cốc mang đi dùng một lần.

Đây là quán cà phê được giới trẻ sành cà phê và ưa sự yên tĩnh yêu thích, nhất là trong tiết trời thu lãng đãng của Hà Nội. Thay vì chuẩn bị cho khách những ly cà phê đựng trong cốc nhựa dùng một lần, quán chỉ bán cho khách mang theo bình đựng cá nhân. Lý do được đưa ra là để bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ vị nguyên bản của cà phê.

Quán cà phê Hà Nội “chảnh” không giống ai, khách phải mang bình hoặc về tay không - Ảnh 1.

Quán cà phê này mở cửa bán cho khách mang về từ ngày 21/9…

Trong thông báo trên fanpage của mình, quán cà phê này cho biết:

“Chúng tôi không đủ can đảm để đựng cà phê trong cốc mang đi dùng một lần.

Cà phê đựng trong cốc mang đi dùng một lần có vị thật lạ, và chúng tôi thật sự không thích thưởng thức ly cà phê của mình theo cách đó.

Những chiếc cốc dùng một lần, cho dù có được lót PLA (nhựa sinh học có khả năng phân huỷ), nếu không được đưa đến những cơ sở làm phân hữu cơ, thì điều đó cũng trở nên vô nghĩa.

Những chiếc cốc dùng một lần không được xử lý, sẽ là một trong những tác nhân ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Thưởng thức thiếu trọn vẹn, sự lãng phí, rác thải… chỉ để đánh đổi lại sự tiện lợi. Chúng tôi thực sự không đủ can đảm để làm điều đó.

Nếu bạn ghé ACID8 để thưởng thức cà phê trong thời điểm này, vui lòng đem theo bình đựng. Bạn sẽ được giảm 5.000đ trên mỗi ly cà phê đem đi….”

Được biết, đây không phải lần đầu tiên quán đưa ra quy định này, trước đó, trong những lần Hà Nội thực hiện giãn cách, các khách hàng của quán cũng được yêu cầu mang theo bình đựng cá nhân.

Quán cà phê Hà Nội “chảnh” không giống ai, khách phải mang bình hoặc về tay không - Ảnh 2.

…nhưng với yêu cầu là khách phải mang theo bình đựng cá nhân.

Không thể phủ nhận sự tiện dụng của những chiếc cốc nhựa dùng một lần, hầu hết các quán bán đồ uống như cà phê, trà sữa từ nhỏ đến lớn vẫn vô tư sử dụng loại cốc này. Do đó, việc một quán cà phê mạnh dạn đưa ra quy định trên dù có thể ảnh hưởng đến doanh thu nhưng lại nhận được sự đồng tình của khách hàng, những người sẵn sàng thưởng thức một ly cà phê đúng gu mà không góp phần làm tăng lượng rác thải nhựa ra môi trường.

Tại châu Âu, từ tháng 7/2021, ống hút, chai nhựa, cốc cà phê và hộp đựng đồ mang đi làm từ một số vật liệu nhất định bị cấm ở EU. Đặc biệt, các mặt hàng được làm từ polystyrene mở rộng không còn được phép bán.

Theo TS.BS. Phạm Đức Phúc (Đại học Y tế cộng đồng, Điều phối viên của mạng lưới One Health), rác thải nhựa có thể tác động đến hệ miễn dịch, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh và hệ sinh sản của con người ở các mức độ khác nhau thuỳ thuộc vào cách thức tiếp xúc, thời gian phơi nhiễm và sức khoẻ nền của con người.

TS.BS. Phạm Đức Phúc cho hay, hạt vi nhựa có mặt ở hầu hết các nơi, trung bình mỗi người nuốt 50 – 120 nghìn hạt vi nhựa mỗi 3 năm, một số hạt vi nhựa sẽ nằm lại trong cơ thể và gây ra những rủi ro tiềm ẩn về sức khoẻ cho con người.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bật mí 3 chiến lược giúp thương hiệu trở lên vượt trội so với đối thủ cạnh tranh

Chúng ta đều biết rằng để xây dựng một thương hiệu thành công, chúng ta phải nổi bật để mọi người sẽ chọn chúng ta thay vì các đối thủ cạnh tranh. Nhưng thật không may, hầu hết các doanh nghiệp đều tiếp cận nhiệm vụ quan trọng này một cách sai lầm.

Chia sẻ :


Ba “đại gia” cho vay tiêu dùng ồ ạt cơ cấu lại nợ cho khách hàng

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 14 sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, các công ty tài chính đã mạnh dạn hỗ trợ người vay hơn…

Chia sẻ :


Nguy cơ khan hiếm giả tạo bình oxy y tế

Trước tình hình dịch Covid-19 tăng cao tại một số địa phương, nhiều người dân đã đổ xô đi tìm mua các thiết bị y tế cung cấp khí ô xy để dự trữ nếu chẳng may mắc bệnh.

Chia sẻ :


Kinh tế Việt Nam đang lãng phí 2,2 – 2,9 tỷ USD/năm giá trị vật liệu nhựa đã qua sử dụng

Việt Nam trở thành điểm nóng về ô nhiễm nhựa vì đầu tư vào hạ tầng quản lý rác thải vẫn chưa bắt kịp tốc độ xả thải…

Chia sẻ :


Kiếm lời hàng trăm triệu đồng từ bán nhà nhỏ trong ngõ, ngách

Với mức giá chỉ 2 tỷ đồng/căn, nhà diện tích nhỏ trong ngõ ngách nội đô Hà Nội trở thành phân khúc ưa thích của nhiều nhà đầu tư.

Chia sẻ :


Giải thích trò lừa đảo của bán hàng đa cấp biến tướng

Cảnh giác về những nguy hiểm và hoạt động của MLM là đặc biệt quan trọng, bởi vì chúng là những mô hình kim tự…

Chia sẻ :


Chiến lược đầu tư thời loạn lạc

Thị trường chứng khoán tuần vừa qua đã chứng kiến sự trồi sụt liên tục. Dù kết thúc tuần với điểm số vượt 1500, nhưng không có gì đảm bảo xu hướng tăng được tiếp tục giữ trong tuần này. Rất nhiều trụ cột đang ngấp nghé ở vùng nhạy cảm, nếu gãy những ngưỡng hỗ trợ quan trọng này thì khả năng sẽ rớt rất sâu.

Chia sẻ :


Cứ hễ đầu tư BĐS là lỗ, nhà đầu tư “kém duyên” này chỉ ra sự thật đằng sau những thương vụ thất bại

Trong 7 năm, anh T (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) đem tiền đi đầu tư 3 bất động sản (BĐS) thì gần như lỗ cả 3, chỉ có một BĐS là bán huề vốn bỏ ra. Nghĩ đến con đường đầu tư BĐS có phần gian nan của mình, anh T chỉ “ngậm ngùi” cho rằng mình “kém duyên” với BĐS.

Chia sẻ :


Đảm bảo tiến độ thi công mùa dịch – câu chuyện của những chủ đầu tư có tầm

Bàn giao đúng tiến độ dự án là một trong những yếu tố tiên quyết mà các nhà đầu tư cần chú trọng khi “sàng lọc” và chọn lựa sản phẩm để xuống tiền đầu tư…

Chia sẻ :


“Bí kíp” lựa chọn cổ phiếu cho nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp đã có những chia sẻ về phương pháp đầu tư của bản thân, được đúc kết từ những trải nghiệm trong nhiều năm trên TTCK.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *