PMI tháng 3 giảm xuống 51,7 điểm, chi phí đầu vào tăng nhanh nhất trong gần 11 năm

PMI tháng 3 giảm xuống 51,7 điểm, chi phí đầu vào tăng nhanh nhất trong gần 11 năm - Ảnh 1

Ngày 01/4/2022, IHS Markit công bố báo cáo về Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam. Trong đó, 3 điểm nhấn đáng chú ý là việc làm và sản lượng đều giảm; Chi phí đầu vào tăng nhanh nhất trong gần 11 năm; Niềm tin kinh doanh giảm.

Báo cáo chỉ rõ, làn sóng gần đây của đại dịch Covid-19 ở Việt Nam đã khiến tình trạng thiếu hụt lao động trở nên phổ biến trong lĩnh vực sản xuất trong tháng 3, khi các công ty cho biết nhân viên bị nhiễm bệnh và do đó phải nghỉ làm.

Do lực lượng lao động giảm, sản lượng của các công ty cũng giảm và kéo theo đó là lượng công việc tồn đọng tăng. Trong khi đó, áp lực lạm phát tăng mạnh khi nhiều nơi cho biết chi phí dầu và khí đốt tăng.

PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 54,3 điểm của tháng 2 còn 51,7 điểm trong tháng 3. Mặc dù nhìn chung các điều kiện kinh doanh đang tốt lên, mức độ cải thiện kỳ này là ít đáng kể nhất trong thời kỳ tăng trưởng kéo dài sáu tháng gần đây.

PMI tháng 3 giảm xuống 51,7 điểm, chi phí đầu vào tăng nhanh nhất trong gần 11 năm - Ảnh 1

Nguyên nhân chính khiến tốc độ cải thiện tổng thể giảm là làn sóng đại dịch Covid-19 hiện nay ở Việt Nam. Một trong những ảnh hưởng chính lên các công ty là tình trạng nhiễm bệnh lan rộng trong công nhân, từ đó khiến việc làm giảm lần đầu tiên trong bốn tháng.

Tình trạng thiếu hụt nhân công khiến các công ty không thể duy trì khối lượng sản xuất, và sản lượng đã giảm lần đầu tiên trong sáu tháng. Áp lực lạm phát cũng đã góp phần làm giảm sản lượng, nhưng tuy nhiên mức giảm chỉ là nhẹ khi một số công ty đã tăng sản lượng tương ứng với mức tăng của số lượng đơn đặt hàng mới.

Khó khăn trong việc tăng sản lượng do thiếu lao động đã khiến lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng, và mức tăng kỳ này là đáng kể nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Những vấn đề xung quanh đại dịch và giá cả tăng cũng ảnh hưởng đến số lượng đơn đặt hàng mới vào cuối quý 1.

PMI tháng 3 giảm xuống 51,7 điểm, chi phí đầu vào tăng nhanh nhất trong gần 11 năm - Ảnh 2

Tuy nhiên, cả tổng số lượng đơn đặt hàng mới và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều tăng trong sáu tháng liên tiếp. Việc sử dụng hàng tồn kho đã giúp đáp ứng yêu cầu đơn hàng trong điều kiện khó tăng sản lượng. Tình trạng này khiến tồn kho hàng thành phẩm đã giảm lần đầu tiên trong ba tháng.

Áp lực lạm phát nói trên được thể hiện ở cả hai chỉ số giá cả của khảo sát trong tháng 3.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào đã nhanh hơn và đạt mức tăng nhanh nhất trong gần 11 năm. Hơn nửa số người trả lời khảo sát cho biết giá cả đầu vào của họ đã tăng so với tháng trước, và nguyên nhân được nhắc tới là chi phí dầu và khí đốt tăng. Giá nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển tăng cũng được nhắc đến.

Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng nhanh hơn giá bán hàng. Trên thực tế, tốc độ tăng giá là nhanh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái khi mức cao của mười năm rưỡi được ghi nhận.

Mặc dù hoạt động mua hàng tăng nhẹ trong tháng 3, tốc độ tăng đã chậm lại nhiều và là mức tăng yếu nhất trong thời kỳ tăng kéo dài sáu tháng gần đây. Tồn kho hàng mua cũng tăng ở mức khiêm tốn. Trong bối cảnh yêu cầu sản xuất hiện tại giảm, tình trạng tăng hàng chủ yếu phản ánh những nỗ lực tăng hàng dự trữ.

Một loạt các nhân tố dẫn đến kéo dài thời gian giao hàng của nhà cung cấp trong tháng 3, bao gồm những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 như thiếu hụt lao động và những hạn chế tại biên giới với Trung Quốc. Chiến tranh ở Ucraine cũng góp phần gây chậm trễ giao hàng, và thời gian giao hàng nhìn chung bị kéo dài với mức độ cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Mức độ trầm trọng của làn sóng đại dịch Covid-19 mới nhất và những lo lắng về áp lực lạm phát đã làm giảm kỳ vọng về tương lai. Niềm tin kinh doanh đã giảm thành mức thấp nhất trong sáu tháng. Tuy nhiên, các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới dựa trên hy vọng rằng đại dịch sẽ suy yếu và số lượng đơn đặt hàng mới sẽ tăng.

Bình luận thêm, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global, cho rằng, sự bùng phát số lượng ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam trong tháng 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới lĩnh vực sản xuất, từ đó đẩy sản lượng lùi trở lại vùng suy giảm. Điều này chủ yếu là do tình trạng thiếu hụt lao động, khi có nhiều công nhân nghỉ làm vì nhiễm bệnh khiến các nhà máy không thể duy trì khối lượng sản xuất.

Trong khi các công ty hy vọng mức độ nhiễm bệnh sớm giảm bớt, và ảnh hưởng của nó cũng nhẹ đi, chiến tranh ở Ucraine lại tiếp tục gây cản trở. Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất cho các công ty Việt Nam trong tháng 3 là về giá cả. Chi phí đầu vào đã tăng mạnh nhất trong gần 11 năm khi chi phí mua dầu và khí đốt tăng sau khi chiến tranh nổ ra. Điều này đã làm tiêu tan hy vọng rằng áp lực lạm phát có thể dịu đi trong những tháng tới.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Mỹ bất lực chứng kiến hơn 4 triệu lao động ‘biến mất’, họ đã đi đâu?

Khan hiếm lao động đang trở thành một thực trạng phổ biến tại nền kinh tế Mỹ. Điều này đã định hình lại lực lượng lao động và thúc đẩy các công ty thích ứng bằng cách tăng lương và đổi mới dịch vụ.

Chia sẻ :


Giá vàng thế giới giằng co trước giờ công bố báo cáo quan trọng của Mỹ, trong nước tái lập mốc 69 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng tăng 3 triệu đồng/lượng trong tháng 3 và tăng 7 triệu đồng/lượng trong quý 1, tương đương tăng 4,5% trong tháng và tăng 11,3% trong quý…

Chia sẻ :


8 tháng đầu năm, hơn 19 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/8/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,12 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020…

Chia sẻ :


Cổ phiếu công nghệ, tiêu dùng ngược dòng thị trường bứt phá trong tháng 7

Các chỉ số ngành ghi nhận sự tăng trưởng cao trong tháng 7 bao gồm: công nghệ thông tin (VNIT) tăng 7,23%, ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) tăng 3,37%.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Tài khoản F0 mở mới sụt giảm mạnh trong tháng 7

Số liệu vừa công bố từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cho biết số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 7/2021 chỉ đạt 101.078 tài khoản, thấp nhất trong 5 tháng trở lại đây.

Chia sẻ :


Thách thức lớn nhất của Tesla hiện nay là gì?

Thiếu chip và tàu vận chuyển, gây khó khăn trong chuỗi cung ứng, đang trở thành thách thức kép đối với Tesla, hãng xe điện lớn nhất thế giới…

Chia sẻ :


Dầu khởi sắc nhưng vẫn ghi nhận 2 tuần giảm liên tiếp

Giá dầu khởi sắc trong phiên đầy biến động ngày thứ Sáu (08/4), nhưng vẫn ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp sau khi các quốc gia công bố kế hoạch giải phóng dầu thô từ kho dự trữ chiến lược.

Chia sẻ :


Top ngành đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 8 tăng đều liên quan đến khoáng sản

SSI Research cho biết, trong tháng 8/2021, ngành sản xuất chứng kiến sự sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của 3 ngành liên quan đến hoạt động khai thác, sản xuất khoáng sản đã chứng kiến mức tăng trưởng cao hơn hẳn các ngành khác.

Chia sẻ :


Giãn cách xã hội ở Việt Nam khiến giá cà phê thế giới tăng cao

Việc thực hiện giãn cách xã hội để chống Covid-19 ở Việt Nam đã khiến nguồn cung cà phê toàn cầu thắt chặt và giá cà phê thế giới có thể giữ ở mức “tương đối cao” trong năm 2022…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *