Phú Quốc được tách thửa đất nông nghiệp từ 300 m2 trở lên

Phú Quốc được tách thửa đất nông nghiệp từ 300 m2 trở lên

UBND tỉnh Kiên Giang vừa quy định về điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.

Tỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa là 300 m2 đối với đất trồng cây lâu năm và 600 m2 đối với đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác) ở khu vực đô thị (thị trấn, phường) thuộc TP Phú Quốc, TP Rạch Giá, TP Hà Tiên.

Đất nuôi trồng thủy sản khu vực đô thị (thị trấn, phường) là 1.000 m2; khu vực nông thôn (xã) là 2.000 m2; đất rừng sản xuất là 3.000 m2.

Diện tích tối thiểu được tách thửa trên toàn tỉnh đối với đất ở tại nông thôn là 45 m2, đất ở tại đô thị là 36 m2.

Điều kiện được tách thửa là thửa đất không có tranh chấp, trừ trường hợp thửa đất có một phần diện tích có tranh chấp thì được tách thửa đối với phần diện tích không tranh chấp nhưng phần diện tích còn lại (bao gồm cả diện tích tranh chấp và không tranh chấp) phải đảm bảo diện tích tối thiểu tách thửa theo quyết định này; quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.

Diện tích thửa đất tách thửa chưa có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa tương ứng của từng loại đất tại quyết định này.

Trước đó từ năm 2018, Phú Quốc diễn ra tình trạng sốt đất, phân lô tách thửa tràn lan nên tỉnh tạm dừng phân lô tách thửa. Tháng 3/2020, lệnh tạm dừng này được gỡ bỏ nhưng chỉ 3 tháng sau đó, tỉnh lại có công văn tạm dừng tách thửa và đến nay chưa có thay đổi.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bắc Giang: Đất ở đô thị tối thiểu là 32 m2/thửa

Tại Bắc Giang, hạn mức giao đất ở tối đa cho mỗi hộ gia đình thuộc các phường của thành phố là 100m2; diện tích tối thiểu của mảnh đất ở đô thị sau tách thửa là 32m2, kích thước mặt tiền phải đảm bảo từ 4 m trở lên..

Chia sẻ :


Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quy định mới tách thửa, “bãi bỏ” một số điểm bất cập

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn.

Chia sẻ :


Đất tách thửa sẽ phải có ít nhất một cạnh giáp đường giao thông

Đây là quy định mới áp dụng từ ngày 10/4 tới tại Thái Nguyên đối với đất ở khi tách thửa.

Chia sẻ :


Loạn phân lô bán nền trái phép ở Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị dừng tách thửa

Trước tình trạng phân lô, bán nền tràn lan, huyện Đất Đỏ đề nghị Sở TNMT và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện kiến nghị UBND tỉnh không cho tách thửa đối với các lô đất nông nghiệp không có đường.

Chia sẻ :


Bổ sung một số trường hợp đăng ký biến động được cấp sổ đỏ

Có hiệu lực từ ngày 1/9/2021, Thông tư mới sửa đổi bổ sung một số điều của 9 Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai với nhiều điểm mới quan trọng,..

Chia sẻ :


Siết phân lô, tách thửa để chặn sốt đất chỉ là biện pháp tình thế?

Hiện nay, nhiều ban ngành, địa phương liên tục đưa ra biện pháp cấm tách thửa, phân lô để ngăn chặn tình trạng sốt đất, đẩy giá, gây hệ luỵ đến thị trường BĐS nói riêng, kinh tế- xã hội nói chung.

Chia sẻ :


Đầu tư bất động sản theo ‘cơn sốt’: Cẩn trọng với đòn bẩy tài chính

Các chuyên gia bất động sản (BĐS) cho rằng, việc tăng giá BĐS hưởng lợi theo quy hoạch là hợp lý, tuy nhiên cần cân nhắc nếu dùng đòn bẩy tài chính sẽ rất rủi ro.

Chia sẻ :


Tìm cách hạ nhiệt cơn sốt đất, khó hay dễ?

Sau khi các cơn sốt đất diễn ra trên diện rộng, nhiều địa phương và cơ quan nhà nước đã tìm cách để hạ nhiệt, kiểm soát các hoạt động kinh doanh BĐS trên địa bàn. Thế nhưng, có một điều dễ nhận thấy, sốt đất vẫn lặp lại và tái diễn.

Chia sẻ :


Quảng Nam: Chống gian lận do giao dịch ngầm bất động sản

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Công văn số 4681/UBND-KTN về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách trong một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh…

Chia sẻ :


Một số tác động của pháp luật về thừa kế tới hoạt động ngân hàng

Pháp luật về thừa kế là một mảng pháp luật khá phức tạp. Khi áp dụng pháp luật về thừa kế trong hoạt động ngân hàng có thể phát sinh một số bất cập và rủi ro pháp lý cho cả các tổ chức tín dụng (TCTD) lẫn khách hàng. Bài viết tập trung phân tích các hạn chế này và gợi ý một số giải pháp quản lý rủi ro cho các TCTD.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *