Phó TGĐ Vincommerce: Biện pháp “3 tại chỗ” là chủ trương đúng đắn nhưng chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, đề xuất lập vùng đệm quanh nhà máy

Phó TGĐ Vincommerce: Biện pháp "3 tại chỗ" là chủ trương đúng đắn nhưng chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, đề xuất lập vùng đệm quanh nhà máy

Từ ngày 23/8/2021, Tp.HCM tiếp tục siết chặt hơn nữa biện pháp giãn cách trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Bên cạnh những gói an sinh xã hội, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một trong những bài toán nan giải. Đặc biệt, biện pháp “3 tại chỗ” sau một thời gian triển khai bắt đầu có những tác dụng ngược, nhiều đơn vị theo đó đã có kiến nghị, đề xuất ứng phó mới.

Sở hữu 2 nhà máy chế biến thịt gồm MEAT Hà Nam và MEATDeli Sài Gòn (đặt tại Long An) với công suất thiết kế mỗi nhà máy khoảng 1,4 triệu con heo/năm, mảng thịt của Masan đang đứng trước nhu cầu tiêu thụ cực kỳ lớn khi đại dịch bùng phát làn sóng thứ 4 tại Tp.HCM và lan rộng sang các tỉnh.

Đề xuất lập “vùng đệm” xung quanh nhà máy, thay thế phương án “3 tại chỗ”

Ghi nhận từ giai đoạn bùng dịch, Masan vẫn duy trì và đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đẩy lên mức cao của khách hàng, đặc biệt với dòng thịt đóng hộp, thịt mát.

Chia sẻ với chúng tôi về kế hoạch duy trì sản xuất trong bối cảnh cao điểm hiện nay, bà Nguyễn Thị Phương – Phó Tổng Giám đốc Thường trực VinCommerce (Công ty thành viên thuộc Tập đoàn Masan) cho biết về chỉ thị “3 tại chỗ” Masan đã có kiến nghị để chỉ thị này phù hợp hơn với tình hình sản xuất ở các nhà máy ở phía Nam.

Theo bà Phương, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng là rất hiện hữu. Do vậy, đại diện Masan đề xuất một số nội dung mà bà đánh giá là khẩn thiết, để chủ động ứng phó với nguy cơ này.

Qua thực tế triển khai, doanh nghiệp nhận thấy biện pháp “3 tại chỗ” là chủ trương đúng đắn nhưng chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, khoảng 1-2 tuần. Nếu áp dụng dài hạn, khi có phát sinh nguồn lây bệnh, thì “3 tại chỗ” sẽ tạo thành ổ lây nhiễm lớn. Và nhà máy sẽ không còn khả năng tiếp tục vận hành sản xuất.

Do vậy, đại diện Masan đề xuất Thủ tướng và lãnh đạo địa phương cho phép lập “vùng đệm” xung quanh nhà máy. Vùng đệm này có thể là các trường học, trường dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu… ở gần nhà máy. Tại đây, lao động vừa có thể ăn nghỉ, giãn cách và thực hiện thực hiện tốt các quy định về phòng tránh dịch bệnh.

Phó TGĐ Vincommerce: Biện pháp 3 tại chỗ là chủ trương đúng đắn nhưng chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, áp dụng quá lâu sẽ tạo thành ổ lây nhiễm lớn - Ảnh 1.

MEATDeli sẽ điều chuyển một phần sản lượng từ nhà máy MEAT Hà Nam vào Tp.HCM

Cũng nói thêm về tình hình nhu cầu hiện nay, bà Phương cho biết, so với giai đoạn trước tháng 6/2021, sản lượng cung ứng thịt tươi và thịt chế biến được MEATDeli gia tăng gấp 2,5 lần tại Tp.HCM nhằm đáp ứng nhu cầu thịt sạch của người dân.

Để kịp thời cung ứng cho người dân Tp.HCM, MEATDeli có kế hoạch điều chuyển một phần sản lượng từ nhà máy MEAT Hà Nam vào Tp.HCM, đồng thời gia tăng công suất chế biến tại nhà máy MEATDeli Sài Gòn. Trong đó, thịt được vận chuyển bằng xe lạnh từ Hà Nam vào Tp.HCM, toàn bộ quy trình pha lóc, vận chuyển và bảo quản tại điểm bán đảm bảo nhiệt độ xuyên suốt từ 0-4 độ C.

Bên cạnh nguồn lợn tự cung cấp, Công ty cũng ký kết hợp đồng dài hạn đến cuối năm với các nhà cung cấp khác, đảm bảo cung cấp nguồn heo sạch đáp ứng tiêu chuẩn của các tổ hợp chế biến thịt MEAT Hà Nam và MEATDeli Sài Gòn.

Với diễn biến tích cực từ thị trường, ban điều hành Masan đang hướng đến mục tiêu đưa mảng kinh doanh thịt có lãi ròng vào cuối năm nay khi tổ hợp chế biến thịt đạt từ 25 – 30% công suất sử dụng vào quý cuối năm nay, so với công suất sử dụng hiện tại là gần 11%.

MEATLife cũng đang tăng tốc chuyển đổi để trở thành doanh nghiệp hàng tiêu dùng có thương hiệu. Hiện, thương hiệu MEATDeli đã có mặt tại hơn 2.700 điểm bán, hiện diện tại hơn 2.300 cửa hàng thuộc hệ thống Vinmart/Vinmart.

Kết thúc nửa đầu năm, riêng thịt heo mang về mức doanh thu thuần 1.438 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng doanh thu thuần của Masan MEATLife (MML) không bao gồm 3F Việt. Tương ứng, doanh thu toàn đơn vị MEATLife tăng đến 34% lên 9.635 tỷ doanh thu – đóng góp hơn 23% tổng doanh thu Tập đoàn.

Phó TGĐ Vincommerce: Biện pháp 3 tại chỗ là chủ trương đúng đắn nhưng chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, áp dụng quá lâu sẽ tạo thành ổ lây nhiễm lớn - Ảnh 2.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tấn công mạnh thị trường 10 tỷ USD

Tin chứng khoán ngày 13/9: Sau khi thành công trên mảng nước mắm, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tiếp tục tấn công vào 2 lĩnh vực đầy tiềm năng thị trường thịt lợn quy mô 10 tỷ USD và thức ăn chăn nuôi.

Chia sẻ :


Hạn chế tối đa việc dừng sản xuất dịp gần Tết gây tâm lý bất ổn thị trường

Các doanh nghiệp cần đảm bảo duy trì sản xuất, thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia để cung ứng đủ, kịp thời nguồn hàng cho thị trường khi cần thiết. Hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần Tết gây tâm lý bất ổn cho thị trường…

Chia sẻ :


Thịt mát, mì gói… “cháy hàng” mùa Covid-19: Masan thu về gần 2 tỷ USD doanh thu sau nửa đầu năm

Ghi nhận, giai đoạn đầu tháng 7, lượng tiêu thụ quá cao khiến MEATLife không kịp sản xuất để đáp ứng thị trường. Khấu trừ chi phí giá vốn, mảng thịt MEATLife mang về 1.308 tỷ lợi nhuận gộp, chiếm đến 14% tổng lợi nhuận Masan.

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp TP.HCM trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Báo cáo mới nhất cho thấy chỉ riêng tại Cần Thơ đã có 98% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Như vậy những doanh nghiệp ở TP.HCM đang có đối tác tại Cần Thơ cũng sẽ đối diện nguy cơ phải dừng hoạt động nếu hết nguyên vật liệu…

Chia sẻ :


De Heus chính thức mua lại mảng thức ăn chăn nuôi của Masan

De Heus Việt Nam vừa có quyết định về việc ký thỏa thuận chiến lược với Masan, theo đó De Heus sẽ kiểm soát 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed (bao gồm 100% ANCO và 75,2% Proconco)…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Trả lương nghỉ việc để giữ chân lao động trước làn sóng “ồ ạt về quê”

Trả “lương tạm nghỉ việc”, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì cuộc sống, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất… là những giải pháp để giữ chân người lao động trước làn sóng di chuyển “ồ ạt về quê” thời gian qua…

Chia sẻ :


Hơn 10 triệu dân: Mỗi tháng cần 244.000 tấn thực phẩm, 124 triệu quả trứng

Để cung ứng lương thực, thực phẩm cho hơn 10 triệu dân, mỗi tháng Hà Nội cần khoảng 244.000 tấn gạo, rau quả, thịt, thuỷ sản,… và gần 124 triệu quả trứng gia cầm.

Chia sẻ :


Thủ tướng: “Thiệt thòi, mất mát của nhà đầu tư nước ngoài cũng là thiệt thòi, mất mát của Việt Nam”

Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nước ngoài để củng cố niềm tin, phát triển sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, hướng tới tương lai…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *