Phát triển năng lượng xanh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

TS Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0, chiều 10/11/2021, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.

Hội thảo đã thu hút trên 50 đại biểu tham gia trực tiếp và hơn 300 đại biểu tham gia qua hình thức trực tuyến tại các điểm cầu. Với 7 báo cáo chính, các chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm trong và ngoài nước đã tập trung phân tích các vấn đề về phát triển năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết trong thời gian qua, phát triển năng lượng nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện; sản xuất và tiêu thụ năng lượng đã gia tăng đáng kể, cơ cấu tiêu thụ năng lượng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.

TS Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo.
TS Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Tổng cung năng lượng sơ cấp năm 2019 đạt 96,228 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), bình quân giai đoạn 2015 – 2020 tăng trung bình khoảng 9% năm; tỷ lệ tiêu thụ điện trên tổng tiêu thụ năng lượng ở mức 22,9% vào năm 2015 tăng lên 26,8% vào năm 2019; tiêu thụ năng lượng trên đầu người từ 577,5 kg dầu quy đổi (KgOE) vào năm 2015 tăng lên 688,2 kg dầu quy đổi (KgOE) vào năm 2019.

Tuy nhiên, kèm theo sự gia tăng sản xuất và tiêu thụ năng lượng cho phát triển kinh tế – xã hội, tổng phát thải khí CO2 cũng gia tăng nhanh chóng, phát thải khí CO2 bình quân đầu người hàng năm ở mức 1,96 tấn năm 2015 đã tăng lên 2,95 tấn vào năm 2019; phát thải năng lượng trên USD GDP tăng từ 1,4 kg dầu quy đổi (KgOE) năm 2015 lên 1,8 kg dầu quy đổi (KgOE) năm 2019.

Các phân tích, đánh giá hiện nay cho thấy, an ninh năng lượng của nước ta chưa thực sự đảm bảo vững chắc, còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng hoá thạch. Ngoài ra, mô hình phát triển năng lượng với cơ cấu các nguồn năng lượng truyền thống, hoá thạch chiếm tỷ lệ cao đã và đang gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường và việc sử dụng năng lượng ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Nhận diện được những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế của ngành năng lượng nước ta trong thời gian qua và những xu thế mới về năng lượng, những thành tựu mới khoa học – công nghệ trên thế giới hiện nay, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trong đó, nêu rõ quan điểm định hướng là “ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch” trong bối cảnh đất nước đang đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với những thành tựu về khoa học – công nghệ mới.

Nghị quyết 55 cũng nêu rõ chủ trương “Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng; đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành năng lượng”.

 

Tổng nhu cầu vốn cho Quy hoạch điện 8 giai đoạn 2031 – 2045 lên tới 180,1 – 227,38 tỷ USD

Phát triển năng lượng xanh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Ảnh 1

Hiện nay, dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện 8) đặt ra yêu cầu “ưu tiên phát triển những nguồn điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới”. Theo đó, tỷ lệ điện năng mặt trời chiếm khoảng 5,4-5,9% vào năm 2030, năm 2045 tăng lên đạt tỷ lệ 8,4% trong tổng công suất các nguồn điện. Đối với điện gió trên bờ và gần bờ, năm 2030, tỷ lệ chiếm khoảng 6,5% trong tổng công suất các nguồn điện.

Đối với điện từ chất thải rắn, sinh khối và các dạng năng lượng tái tạo khác, phấn đấu đến năm 2030, điện năng sản xuất từ các nguồn này đạt khoảng 0,9-1%, tăng lên 2,2-2,5% vào năm 2045 trong tổng công suất các nguồn điện.

Từ thực tế phát triển các nguồn điện tái tạo thời gian tới, TS Nguyễn Đức Hiển cho rằng việc sớm xây dựng và triển khai Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng giai đoạn 2021 – 2030 là hết sức cần thiết. Trong đó, cần chú trọng tới công nghệ năng lượng mới, năng lượng xanh và tái tạo, gắn kết chặt chẽ Chương trình này với kế hoạch xây dựng quy định về lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.

Sau phần phát biểu của TS Nguyễn Đức Hiển, các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp đã tập trung trao đổi, chia sẻ những cơ hội, thách thức và kinh nghiệm trong phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi của các quốc gia trên thế giới và những khuyến nghị chính sách cho Việt Nam. Đồng thời cũng tập trung trình bày về xu hướng phát triển năng lượng mới, năng lượng xanh gắn với những thành tựu về công nghệ.

Từ đó, đề xuất, kiến nghị những phương hướng nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, hiệu quả cho phát triển năng lượng xanh, năng lượng mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045…

Hội thảo này cũng góp phần tích cực vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp năng lượng tăng hơn 10 lần giai đoạn 2010-2019

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), giai đoạn 2010-2019, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tăng mạnh…

Chia sẻ :


Chuyển dịch năng lượng không thể “nóng vội”

Chuyển dịch năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu khí) sang các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời…) là xu hướng chung của thế giới và Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, lộ trình chuyển đổi như thế nào, cần cơ chế gì để đảm bảo được sự bền vững, công bằng, hài hòa lợi ích giữa các bên cần được nghiên cứu thận trọng và không thể nóng vội…

Chia sẻ :


Chi tiêu cho năng lượng toàn cầu dự kiến đạt 2.100 tỷ USD năm 2022

Theo Rystad Energy, lạm phát hậu đại dịch COVID-19 do chi phí lao động và giá cước vận chuyển gia tăng cũng sẽ khiến nhiều quốc gia tăng chi tiêu trong lĩnh vực năng lượng để đảm bảo nguồn cung.

Chia sẻ :


Đà Nẵng: Khởi công trung tâm logistics xanh, thông minh với vốn đầu tư 200 tỷ đồng

DNVN – Theo BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng, dự án Trung tâm tiếp vận ITL Logistics Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ góp phần vào hình thành và phát triển mạng lưới logistics thông minh của cả nước. Đặc biệt, đây sẽ là trung tâm phân phối xanh tại Việt Nam, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Chia sẻ :


SP Group Liên Doanh Với BCG Energy đầu tư điện mặt trời tại Việt Nam

SP Group (Singapore Power Group) và Công ty Cổ phần BCG Energy (BCG Energy), công ty thành viên có 100% vốn thuộc Tập đoàn Bamboo Capital (BCG), chính thức liên doanh đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời áp mái tại Việt Nam

Chia sẻ :


Kinh tế số, thương mại điện tử là chìa khóa tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới

Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số; cải cách và số hóa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp; khuyến khích và đẩy mạnh thương mại điện tử…

Chia sẻ :


Việt Nam sẽ thành Digital Hub khu vực vào năm 2030?

Nếu xét về các điều kiện cần, Việt Nam có một số lợi thế chiến lược phù hợp về mặt không gian lãnh thổ địa lý để trở thành Digital Hub khu vực. Hiện nay tại Việt Nam chưa hình thành Digital Hub…

Chia sẻ :


Tổng cục Thống kê bổ sung 36 chỉ tiêu vào danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia

Ngày 1/10, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức Hội thảo rà soát sửa đổi, bổ sung danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia sau 5 năm thực hiện Luật Thống kê…

Chia sẻ :


Chính phủ chỉ đạo xử lý quyết liệt vi phạm trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Thủ tướng nêu rõ, trong nước, những vi phạm pháp luật liên quan tới bất động sản, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề nổi lên.

Chia sẻ :


Lần đầu tiên doanh nghiệp công nghệ Việt ký hợp đồng chuyển đổi số tổng thể cho chính phủ Sierra Leone

Trọng tâm của thỏa thuận hợp tác là tư vấn chuyển đổi số tổng thể và toàn diện kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa nguồn nhân lực số, góp phần vào mục tiêu giúp Sierra Leone trở thành một quốc gia phát triển ổn định…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *