PayPal chi 2,7 tỷ USD thâu tóm startup “mua trước trả sau” của Nhật

Paypal dự kiến thanh toán phần lớn bằng tiền mặt cho thương vụ này. Ảnh: Getty Images.

Theo tin từ CNN, hãng công nghệ tài chính PayPal của Mỹ, đang chuẩn bị mua lại startup Paidy – công ty cung cấp dịch vụ “mua trước trả sau” của Nhật với giá 300 tỷ Yên (khoảng 2,7 tỷ USD). 

Trong thông cáo ngày 8/9, PayPal cho biết thương vụ thâu tóm này nhằm “nâng cao năng lực, khả năng phân phối và sự hiện diện của công ty trên thị trường thanh toán nội địa của Nhật – thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba thế giới”.

Động thái này diễn ra chỉ vài tuần sau khi một đại gia công nghệ tài chính khác của Mỹ – Square thông báo sẽ chi hơn 29 tỷ USD mua lại công ty Afterpay của Australia. Afterpay cũng cung cấp thanh toán trả góp cho người tiêu dùng. Đây là thương vụ thâu tóm lớn nhất từ trước tới nay của Square – công ty do tỷ phú Jack Dorsey sáng lập. Ông Dorsey cũng là người sáng lập mạng xã hội Twitter.

Tháng trước, hãng thương mại điện tử khổng lồ Amazon cũng tuyên bố sẽ hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính Affirm để triển khai chức năng “mua trước trả sau” cho các đơn hàng trị giá trên 50 USD. Hai công ty cho biết dịch vụ này vẫn đang được thử nghiệm và dự kiến ra mắt trong vài tháng tới. Affirm hiện được điều hành bởi người sáng lập Max Levchin – cũng là người đồng sáng lập của PayPal.

Dịch vụ “mua trước trả sau” đang ngày càng phổ biến như một cách để tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng trẻ và bắt kịp xu hướng dịch chuyển sang mua sắm trực tuyến nhanh chóng trong đại dịch Covid-19.

Theo các nhà chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán, dịch vụ này đặc biệt phổ biến với nhóm khách hàng ở độ tuổi 15-34 (thế hệ Y và thế hệ Z), vốn lo sợ mắc nợ do chi tiêu thẻ tín dụng.

PayPal gần đây cũng liên tục phát triển dịch vụ này. Mùa hè năm ngoái, công ty này ra mắt một công cụ mới cho phép các nhà bán lẻ được trả tiền trước kể cả khi khách hàng chọn mua hàng trả góp trong vài tuần.

Startup Paidy được thành lập vào năm 2008 tại Tokyo, Nhật Bản. Công ty này sau đó nhận được đầu tư nhiều công ty lớn như hãng thẻ Visa hay ngân hàng Goldman Sachs. Paidy hiện là công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tài chính tại Nhật với hơn 6 triệu người dùng, cho phép khác hàng mua sắm trực tuyến sau đó thanh toán hàng tháng tại các cửa hàng tiện lợi hoặc qua chuyển khoản ngân hàng.

Theo ông Russell Cummer – người sáng lập, chủ tịch của Paidy, Nhật Bản là môi trường năng động cho sự phát triển của công ty bởi người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận các phương thức thanh toán mới. Trước thỏa thuận thâu tóm, PayPal đã hợp tác với Paidy, cho phép người dùng kết nối các hệ thống thanh toán điện tử khác vào tài khoản Paidy của mình.

PayPal cho biết sau khi “về chung một nhà”, Paidy sẽ tiếp tục phát triển thương hiệu tại Nhật và đội ngũ quản lý của startup này sẽ vẫn điều hành công ty.

“Paidy mới đang bắt đầu hành trình của mình và việc sáp nhập vào PayPal sẽ giúp chúng tôi đẩy nhanh kế hoạch mở rộng ra nhiều mảng khác bên cạnh thương mại điện tử và tạo ra những dịch vụ riêng có như một tiêu chuẩn mua sắm mới”, ông Riku Sugie, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Paidy, cho biết.

Theo CB Insights, mức giá 2,7 tỷ USD cao gấp đôi so với định giá gần nhất của Paidy (1,2 tỷ USD hồi tháng 3/2021). Thương vụ này giúp Paidy trở thành một trong những startup giá trị nhất tại Nhật. Thương vụ dự kiến được hoàn tất vào quý 4 năm nay và sẽ được thanh toán phần lớn bằng tiền mặt.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Người sáng lập Twitter hy vọng “Bitcoin sẽ tạo ra hoặc giúp tạo ra hòa bình thế giới”

Người sáng lập Twitter Jack Dorsey cho biết Bitcoin khiến ông nhớ lại những ngày đầu của Internet khi còn nhỏ…

Chia sẻ :


Giá cổ phiếu tăng 8 lần trong 2 năm, công ty mẹ Shopee muốn huy động thêm 6,3 tỷ USD

Các đợt huy động vốn gần đây nhất của Sea – công ty mẹ nền tảng mua sắm trực tuyến Shopee – vào tháng 12/2020 với 2,6 tỷ USD và năm 2019 với 1,35 tỷ USD thông qua phát hành cổ phiếu…

Chia sẻ :


Vụ Thanh toán NHNN: Ngày thẻ Việt Nam là cầu nối giúp giới trẻ trải nghiệm những công nghệ thanh toán hiện đại nhất

Thế hệ Gen Z có phong cách sống năng động, hiện đại, am hiểu công nghệ, có nhu cầu cá nhân hóa cao sẽ có cơ hội nắm bắt, khám phá, trải nghiệm những công nghệ thanh toán hiện đại, các sản phẩm, dịch vụ an toàn, tiện ích gắn với thẻ ngân hàng nói riêng và thanh toán số nói chung.

Chia sẻ :


Từ nhân viên bảo vệ thành ông chủ startup tỷ USD

Từ kinh nghiệm làm bảo vệ, ông Su Jin Lee đã xây dựng nền tảng đặt phòng trực tuyến Yanolija được định giá 1 tỷ USD

Chia sẻ :


MỘT CHẠM – VẠN TÍNH NĂNG” CÙNG THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA BAC A BANK CHIP CONTACTLESS

Nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán không tiền mặt ngày càng cao của Khách hàng, đồng thời tối ưu an toàn, bảo mật và…

Chia sẻ :


Biến 4,5 tỷ tờ giấy mỗi năm thành giấy điện tử, nhà mạng Hàn Quốc đang dùng blockchain để giải cứu môi trường thế giới

Nếu biết cách khai thác, một công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng như blockchain cũng có thể giải cứu cho môi trường toàn cầu.

Chia sẻ :


Trung Quốc có thêm 1 tỷ phú USD nhờ nền tảng việc làm trực tuyến

Dù chưa có lãi, nền tảng việc làm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Kanzhun vừa huy động được hơn 900 triệu USD khi IPO tại Mỹ, đưa người sáng lập Zhao Peng vào “câu lạc bộ” tỷ phú…

Chia sẻ :


Một công ty chi hơn 50 triệu USD để tích trữ vàng thỏi, chuẩn bị cho “sự kiện thiên nga đen”

Trong khi một số công ty như Tesla đang đa dạng hoá các khoản đầu tư sang Bitcoin, thì hãng phần mềm phân tích dữ liệu Palantir lại đặt cược vào vàng. Theo báo cáo tài chính mới công bố, trong tháng 8, công ty này đã mua 50 triệu USD vàng thỏi.

Chia sẻ :


Dẫn đầu tăng trưởng giao dịch thẻ, HDBank nhận cùng lúc 2 giải thưởng của Visa

Dẫn đầu về doanh số thẻ và phát triển nhiều giải pháp thanh toán thông minh, ưu đãi độc đáo cũng như nhiều giải pháp…

Chia sẻ :


Các gia tộc giàu nhất Đông Nam Á đang đổ xô rót tiền vào lĩnh vực này, hi vọng kiếm bộn tiền trong lúc đại dịch tàn phá những mô hình kinh doanh kiểu cũ

Một vài trong số các tài phiệt ở Đông Nam Á đang đẩy mạnh đầu tư vào các startup công nghệ, tìm kiếm các cơ hội mới trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành kinh doanh từ bán lẻ đến sản xuất và dịch vụ.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *