“Ông vua hai ngai” Lý Long Thân – trùm tài phiệt Hoa kiều ở Sài Gòn Chợ Lớn xưa
Vào những năm trước 1975, dù là tin đồn hay báo chí đều tốn ít giấy mực khi nói về những ông vua không ngai người Việt gốc Hoa trong Chợ Lớn. Trong đó cái tên “Lý Long Thân” là cái tên nổi bật, được báo chí nhắc đến nhiều nhất khi nói về “ông vua hai ngai” của kinh tế miền Nam.
Những cái tên như Vua phế liệu và tín dụng – Lâm Huê Hồ; Vua lúa gạo Mã Hĩ – bà Lại Kim Dung (nữ hoàng gạo), Vua bột ngọt – Vị Hương Tố, Trưởng bang Triều Châu – Trần Thành, Vua dệt và sắt thép Lý Long Thân dù là tin đồn hay báo chí đều tốn ít giấy mực khi nói về những ông vua không ngai người Việt gốc Hoa trong Chợ Lớn… vào những năm trước 1975. Trong đó cái tên “Lý Long Thân” là cái tên nổi bật, được báo chí nhắc đến nhiều nhất khi nói về “ông vua hai ngai” của kinh tế miền Nam.
Hành trình “đảo chính” từ kẻ làm thuê đến ông vua hai ngai
Lý Long Thân sinh ngày 27 tháng 8 năm 1918 tại Amoy tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Cha là Lý Ngọc, mẹ tên Trương Thị. Sinh ra trong gia đình nông dân đông con, bữa đói bữa no, nên ngay từ nhỏ, Lý Long Thân đã có khát vọng cho một cuộc đổi đời.
Năm 1938, lúc 20 tuổi, Lý Long Thân và người bạn tên A Chảy đi làm thuê, góp tiền làm lộ phí, đến giữa năm đó thì họ có mặt ở Hải Phòng. Nhưng hải cảng này không phải là nơi mà Lý Long Thân muốn ở. Ông lại trốn lên tàu, làm thuê, mò đường vào Sài Gòn. Ông tìm đến bang hội Phúc Kiến ở Chợ Lớn để nhờ giúp đỡ.
Với ngoại hình sáng sủa, lối ăn nói lễ độ, tay chân nhanh nhẹn, thu phục được tình cảm của Bang chủ, nên ông nhanh chóng được giới thiệu vào làm việc tại một hiệu kim hoàn nổi tiếng là Kim Thành.
Vốn là người thông minh, sáng dạ, cần mẫn và chăm chỉ nên Lý Long Thân được chủ tiệm tin cậy. Do lịch thiệp, dễ mến, Lý Long Thân sốt sắng chỉ mối, giúp đổi tiền, làm trung gian giữa khách hàng và chủ tiệm trong việc mua và bán vàng. Khách hàng là những người có địa vị, làm ăn lớn, giàu có, trúng mánh nhờ cờ bạc hoặc áp phe buôn bán.
Qua trung gian ăn chặn, hưởng hoa hồng, Lý Long Thân thông minh, nhạy bén đã nắm bắt thời cơ khi giá vàng lên, xuống và đầu tư. Trong 5 năm Lý Thân Long đã có một số vốn khá lớn, bỏ tiền vào phần hùng của tiệm.
Khi vốn đã lên tới bạc triệu, Lý Long Thân rời khỏi Kim Thành, tự ra lập công ty môi giới địa ốc Tong Yuan. Công việc làm ăn phát đạt thu về cho Lý Thân Long hàng vạn bạc mỗi tháng.
Năm 1943, Lý Long Thân đem hết tiền mua cổ phần công ty SAVICO (Địa ốc thương cuộc) rồi mở mang sang việc xuất nhập cảng dựa trên quan hệ Hoa kiều Chợ Lớn với người Hoa ở Hồng Kông, Đài Loan và cả Hoa lục nữa, mà Lý Long Thân đóng vai trò là một mắt xích quan trọng, là trung gian trong các mỗi làm ăn. Việc kinh doanh của Lý Long Thân ngày một phát đạt và mang tầm vóc quốc tế.
Thời đó chế độ cũ cấm người Hoa kinh doanh một số ngành nghề nên hầu như ngay lập tức, Lý Long Thân xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Vào tháng 3 năm 1959, Lý Long Thân ký quỹ một số tiền rất lớn để được giữ chức vụ Hoa Vụ Kinh Lý tại ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Ở chức vụ này họ Lý Long Thân chuyên trách thu hút đầu tư của các đại xì thẩu người Hoa, để thành lập hai công ty VINATEXCO (Việt Nam Vải Sợi Công Ty) và VINATEFINCO (Việt Nam Vải Sợi Hoàn Tất Công Ty). Vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập cảng, khi ấy Lý Long Thân trở thành “ông vui không ngai” thao túng phần lớn thị trường vải sợi miền Nam.
Tại nhà kho ngay cầu Tham Lương, gần ngã tư Bảy Hiền, vật liệu và hóa chất phục vụ cho dệt nhuộm nhiều đến nỗi cung cấp liên tục trong 3 năm không hết. Lý Long Thân thấy nghề nào hái ra tiền thì chớp thời cơ nhảy vào мồt bạc. Từ dệt tơ sợi, nhảy sang sắt thép. Thành lập nhà máy cán thép VISACA. Đến năm 1974 nhà máy này có số vốn là 600 triệu đồng.
Khi chánh sách “Người cày có ruộng” được đưa ra. Nắm bắt cơ hội, Lý Long Thân cho ra đời hàng chục công ty lớn nhỏ, nhập cảng ào ạt các loại máy móc nông nghiệp. Dưới tay Lý Long Thân có đến 19 kho hàng và hàng chục cơ xưởng rải khắp Sài Gòn – Chợ Lớn. Bất cứ lúc nào, những nhà kho trong Phú Thọ Hòa cũng có sẵn hàng trăm chiếc máy cày hiệu Kohler, Kubota, máy bơm nước, máy phát điện nhỏ, máy đuôi tôm, nhập cảng từ Nhật Bản. Hàng loạt nhà kho chứa đầy phụ tùng các loại xe gắn máy, hàng tiêu dùng…
Những thủ đoạn thương trường: cơn sốt chim cút
Không chỉ dừng lại ở đó, những năm 70, cái tên Lý Long Thân được nhắc đến nhiều hơn gắn liền với cơn sốt chim cút thời ấy. Những năm 1970, Sài Gòn rầm rộ dấy lên phong trào nuôi chim cút, lấy trứng và bán thịt cho các nhà hàng, tiệm ăn, dư luận cho rằng tỷ phú người Hoa Lý Long Thân là người đã tạo ra cơn sốt chim cút làm cho rất nhiều người phải tán gia bại sản, trái lại Lý Long Thân thu vào một số tiền kếch xù trong một thời gian ngắn. Chim cút được nuôi ít nhất là từng cặp, trống – mái. Hai tháng sau khi nở, cút mái đẻ từ 10 đến 12 trứng mỗi đợt. Sau khi không còn đẻ nữa thì sẽ bán thịt.
Cơn sốt chim cút làm giá bán tăng lên một cách kinh кнủиɢ từng ngày, từng giờ một, cùng với tin đồn dồn dập “cút đẻ ra vàng”. Quảng cáo trên báo, người cần mua một cặp cút giá 5,000 đồng, người cần bán 3 cặp chim cút với giá 8,000 đồng/một cặp. Thế rồi giá bán, giá mua được phổ biến tăng lên đến điểm đỉnh lá 15,000 đồng/ một cặp.
Nhiều tay chơi bạo muốn làm giàu nhanh chóng, bán xe, vay nợ, mang hết tài sản ra mua chim cút để мồt bạc, nhưng rồi bỗng dưng thị trường ngừng lại, không còn ai mua cút nữa, thế là những người đầu tư tán gia bại sản. Đây trở thành một thủ đoạn của gian thương, “giết người không thấy máu”.
Trước hết, nắm được số lượng chim cút của phong trào mới bắt đầu, tỷ phú tung tiền ra cho đám thuộc hạ là hệ tмồng chân rết thu gom một số lượng lớn với giá rẻ để tích trữ, chờ khi giá lên cao tung ra bán để mốt bạc. Đồng thời phát động những tin đồn “cút đẻ ra vàng” ra khắp nơi.
Các mục quảng cáo trên báo liên tục đưa tin tăng giá, tăng đến cao điểm là 15,000 đồng một cặp cút đang đẻ. Người đăng báo muốn mua và muốn bán thật ra cũng chỉ là người trong đám chân rết của đại gia mà thôi.
Nhiều người thật sự đã thu lời do bán một vài ba cặp cút, nhưng sau đó lại bỏ thêm tiền mua vào để kiếm lời nhiều hơn nữa. Cơn sốt chim cút chỉ là việc đầu cơ tích trữ, tạo khan hiếm giả tạo để nâng giá, và cuối cùng tung số lượng tích trữ ra bán giá cao để thu lợi. Gian thương мồt bạc, những người muốn làm giàu nhanh chóng mà không có kinh nghiệm thương trường lãnh đủ.
Lý Long Thân với vụ tàu chở giấy Viễn Đông
Nếu trong vụ cơn sốt chim cút ông ta tăng giá để мồt bạc, thì đến vụ tàu giấy Viễn Đông ông lại hạ giá để mốt bạc.
Ngày 12-5-1974, văn phòng công ty Đại Nam của Lý Long Thân nhận được điện tín của một nhân viên thuộc hạ ở ɴԍoạι quốc báo tin, lúc 6 giờ sáng cùng ngày tàu Viễn Đông đã rời cảng Stockhohm (Thụy Điển) chở về Sài Gòn cho công ty X 6,000 tấn giấy, gồm 4,000 tấn giấy vở học sinh và 2,000 tấn giấy in báo. Đồng thời bức điện cũng cho biết giá giấy trên thị trường quốc tế.
Đọc xong bản tin, Lý Long Thân tính nhẩm ngay ra số tiền lời có thể thu được, mặc dù tàu giấy đó không phải của ông, mà giấy cũng không phải là ngành nghề kinh doanh của Lý Long Thân. Nhưng cơ hội kiếm tiền thì không một một nhà đầu tư nào muốn bỏ lỡ, Lý Long Long cũng thế. Lập tức, Lý hạ lệnh cho các cửa hàng trong hệ thống của mình, hạ giá giấy 10%, riêng khu vực Sài Gòn hạ 20%, rồi 30%, đồng thời đăng quảng cáo rầm rộ là có 2 tàu chở giấy sẽ cập bến Sài Gòn với giấy tốt, giá rẻ.
Tin tức quá ồn ào. Giá giấy hạ xuống đột ngột khiến các nhà in, các tờ báo, các nhà kinh doanh giấy đều e ngại, không dám tích trữ giấy, cũng không dám mua vào vì sợ tiêu thụ không được. Đích thân ông chủ công ty X đi chào hàng, nhưng đến đâu cũng nhận được những cái lắc đầu mà thôi. Hơn nữa, khi tàu gần cập bến, Lý Long Thân lại cho người mang giấy trắng ra phát không cho những người bán quà bánh, bán rong trong khu vực cảng, mỗi người vài tập giấy trắng tinh.
Tàu Viễn Đông cập bến, ông chủ công ty X ra đón, thấy giấy trắng gói hàng trắng xoá nằm vung vãi trên mặt đất, bèn hỏi và được trả lời: “Giấy rẻ như cho không, không gói quà thì để làm gì?” Tàu Viễn Đông nằm suốt mấy ngày mà chưa có người mua đến chở hàng. Mùa hè lại đến cận kề, học sinh nghỉ hè nên chưa vội mua sắm tập vở. Các cơ sở bán lẻ giấy cũng chờ đợi giá cả nên không thu vào.
Đúng lúc đó, người của công ty Đại Nam đặt vấn đề mua trọn số giấy trên tàu với giá hạ 50%. Biết nếu bán sẽ lỗ nặng, nhưng không bán lại không xong, lại phải chịu lỗ thêm về cước phí vận chuyển. Vậy là một giao dịch 6,000 tấn giấy với giá giảm 50% đã vào kho của Lý Long Thân.
Sau đó, một số báo “khám phá” ra rằng, tàu chở giấy về Sài Gòn chỉ là “tin vịt”, bố láo, khiến cho giấy lại lên giá và Lý Long Thân lại hốt bạc. Trước đó, giới thương gia ít có người biết dùng gián điệp kinh tế, báo chí, và phao tin đồn thất thiệt trong việc cạnh tranh trên thương trường.
Khởi xướng buôn á phiện
Khi đã giàu có, Lý Long Thân rải tiền ra để mua chuộc, kết giao với những nhân vật có quyền thế trong giới kinh doanh, những nhân vật có tên tuổi trong những bang hội người Hoa. Lý Long Thân cũng dần làm quen với những “tai to mặt lớn” trong chính quyền và quân đội, trong đó có Thiếu tướng Lê Văn Viễn, tự là Bảy Viễn, biệt danh con cọp Rừng Sác, cùng hai quân sư tin cậy là Lại Hữu Tài và Lại Hữu Sang.
Lý Long Thân khởi xướng việc mua bán á phiện, đó là một tổ chức gồm những người đứng tên trong bóng tối là Lý Long Thân, Bảy Viễn, trung tá tình báo Pháp (Phòng Nhì) Antonio Savani, chủ khách sạn Continental Palace là Mathew Franchini. Khách sạn Continental thuộc 4 sao, tại số 132-134 đường Tự Do, ngang bên hông Hạ Viện Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa, được xây dựng năm 1878, cao 4 tầng, có 86 phòng. Phòng họp chứa đến 800 người.
Những người lộ diện thực hiện là Trần Phước, Franchini và Mã Tuyên cùng một số đàn em. Trung tá Savani là người móc nối Bảy Viễn về với cнíɴн phủ Quốc Gia của vua Bảo Đại, nên sự liên lạc giữa hai người rất mật thiết. Trần Phước là tay kinh tài của Bảy Viễn. Trước kia Bảy Viễn làm tài xế cho ông chủ người Hoa giàu có là Trần Phước. Khi Bảy Viễn lên Thiếu tướng và có quyền hành lớn của ngành công an, cảnh ѕát và quân đội Bình Xuyên, Bảy Viễn đem Trần Phước về nắm nguồn tiền của mình.
Lý Long Thân đến với Bảy Viễn qua tay Trần Phước. Số là năm 1951, tình báo Pháp thành lập một đội quân bí mật mang tên “Lực lượng biệt kích không vận phối hợp” thuộc cơ quan Tình báo đối ngoại và phản gián. Nhiệm vụ không vận tiếp tế và huấn luyện những đơn vị biệt kích tại những khu tự trị của người thiểu số Thái, Mèo, HMông ở phía Tây Bắc Bắc Việt Nam và phía Đông Bắc nước Lào.
Những toán quân này quấy rối các mật khu của Việt Minh ở Việt Bắc và của Lào ở Sầm Nứa. Khi trở về, những phi cơ vận tải chở theo á phiện. Đến phi trường Tân Sơn Nhất, á phiện được các xe vũ trang của cảnh ѕáт, hộ tống về nhà kho của Bảy Viễn ở số 43 đường Lacaze (Nguyễn Biểu, Q.5).
Từ đó, Lý Long Thân chỉ đạo phân phối тнuốc phiện đến gần 2,500 tiệm hút và nhà hàng ở Sài Gòn-Chợ Lớn và các tỉnh lân cận. Số lớn á phiện còn lại thì Franchini chuyển về hải cảng Marseille (Pháp) để cho nhóm Mafia Atoine Gurini chế biến thành heroine cung cấp cho thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Về việc phân phối đến các tiệm hút thì Lý Long Thân điều khiển trong bóng tối và người тнι hành là Mã Tuyên, cho nên họ Lý nầy không để lại dấu vết nào cả.
Lý Long Thân buôn bán phi pháp nhưng lại khôn khéo “tẩy trắng” hồ sơ và trở thành một công dân bình thường đến tháng 3 năm 1975 Lý Long Thân đi HongKong và tẩu thoát từ đó.
Tổng hợp
Phản hồi