“Ông lớn” đưa vắc xin Sputnik V về Việt Nam: Cái tên quen thuộc từ hộp Cao sao vàng trên đất Nga

"Ông lớn" đưa vắc xin Sputnik V về Việt Nam: Cái tên quen thuộc từ hộp Cao sao vàng trên đất Nga

Song song với hoạt động ngoại giao vắc xin để vận động các đối tác, các nước, các tổ chức quốc tế cho việc mua và viện trợ vắc xin phòng chống Covid-19, Việt Nam đã tập trung tìm kiếm các cơ hội hợp tác, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin nhằm đảm bảo nguồn cung lâu dài trong nước, tiến tới khả năng có thể tự chủ vắc xin phòng chống Covid-19.

Hiện có 3 doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, đàm phán với các doanh nghiệp nước ngoài về vấn đề này.

Đạt tiến độ chuyển giao nhanh nhất là Vabiotech cùng Công ty vắc xin và sinh phẩm DS-Bio (DS-Bio). Họ đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga (RDIF) về việc đóng ống vắc xin Sputnik V từ bán thành phẩm. Chiều 21/7, RDIF và Vabiotech cho biết đã gửi 10.000 liều vắc xin Sputnik V do đơn vị này gia công, đóng ống sang Nga để kiểm định tiêu chuẩn chất lượng.

Lô vắc xin nằm trong tổng số 30.000 liều SputnikV đầu tiên mà Vabiotech gia công. Đối với 20.000 liều vắc xin còn lại, đang bảo quản tại Việt Nam và được các chuyên gia tiến hành kiểm định song song.

DS-Bio là là cái tên mới nhất trong “biệt đội giải cứu” vắc xin về Việt Nam. Công ty DS-Bio được thành lập tháng 5/2021, bởi Danson Group (DS Group) – doanh nghiệp dược phẩm hoạt động nhiều năm tại các thị trường Đông Âu. DS Group phát triển ở bốn lĩnh vực hoạt động chính bao gồm nghiên cứu và sản xuất, phân phối và xuất nhập khẩu, dịch vụ và bán lẻ.

Ông lớn đưa vắc xin Sputnik V về Việt Nam: Cái tên quen thuộc từ hộp Cao sao vàng trên đất Nga - Ảnh 1.

Một số sản phẩm thuộc hệ thống của DS Group

Công ty có quy mô gồm 3 nhà máy sản xuất tiêu chuẩn GMP-EU và đặc biệt là trung tâm logistics quy mô 240.000 m2 ở gần Moscow, Nga, hỗ trợ nhiều tập đoàn dược phẩm toàn cầu như: Sanofi, Pfizer, Novatis…

Hệ thống phân phối của DS Group đã có mặt tại hơn 10 quốc gia Đông Âu thông qua Công ty CT Dominanta-Service. Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 1996, bắt đầu xây dựng vị thế tại Đông Âu với việc trở thành nhà cung cấp độc quyền sản phẩm Cao sao vàng trên lãnh thổ liên bang Nga vào năm 1998.

Năm 2005, DS Group đã mua lại phần lớn cổ phần nhà máy dược phẩm Danapha – một trong những doanh nghiệp dược lâu đời tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1965 với sản phẩm chính là thuốc mỡ, dầu cao xoa và thuốc hít. Đây cũng là các dòng sản phẩm được DS Group phân phối sang thị trường Đông Âu.

Dù không trực tiếp nắm giữ cổ phần, song Danson Group và Danapha có chung nhiều thành viên quản lý chủ chốt.

Từ đó đến nay, công ty liên tiếp mở rộng quy mô với việc mua lại nhà máy dược phẩm VetProm ở Bulgaria vào năm 2013 và mua lại các thương hiệu chính của công ty Alen Mak Bulgaria vào năm 2015.

Những năm gần đây, DS Group tích cực xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu của tập đoàn. Tháng 2 năm 2020, DS Group đưa vào hoạt động hệ thống trung tâm tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe DS Care với mục tiêu mở ra 300 trung tâm tiêm chủng dịch vụ phủ rộng khắp Việt Nam.

Ngoài ra, DS Group còn phát triển chuỗi nhà thuốc Glee DS Pharmacy & Healthcare – chuỗi nhà thuốc và cửa hàng chăm sóc sức khỏe lớn nhất Hà Nội với gần 20 cửa hàng; mỹ phẩm thương hiệu DermaDS và thực phẩm chức năng DSCelavi.

Các doanh nghiệp còn lại đang xúc tiến việc chuyển giao công nghệ vắc xin là Tập đoàn Vingroup, cho biết đã tiếp cận đàm phán chuyển giao công nghệ với Công ty Acturus, Mỹ. Dự kiến tháng 8/2021 có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) cùng Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) đã ký thỏa thuận với Công ty Shionogi (Nhật Bản), chuẩn bị triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin. Dự kiến, tháng 6/2022 sẽ hoàn tất các hoạt động và đưa vaccine ra thị trường.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Vingroup đang đàm phán với Mỹ chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19, nhà máy dự kiến công suất 100 – 200 triệu liều/năm

Dự kiến tháng 8/2021 vắc xin có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam.

Chia sẻ :


“Nữ tướng” Nguyễn Thị Phương Thảo: Đi sau về trước !

Chiều hôm nay trên đường băng Hà Nội Rộn rã niềm vui sung sướng nghẹn lời Như bật khóc sau bao ngày chờ đợi Kìa…

Chia sẻ :


Thành công trong sản xuất vắc xin Sputnik tại Việt Nam: Từ loay hoay sang tự chủ, tạo cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vắc xin của khu vực và thế giới trong tương lai

Một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Y tế vừa sản xuất thành công từ bán thành phẩm lô vắc xin phòng COVID-19 Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam, mở những tiềm năng to lớn cho nỗ lực tự chủ vắc xin, qua đó vực dậy nền kinh tế vốn chịu nhiều tác động của đại dịch.

Chia sẻ :


T&T Group và đối tác Mỹ ký các hợp đồng hợp tác trên 3 tỷ USD

Tập đoàn T&T Group đã ký kết một loạt hợp đồng và biên bản ghi nhớ với các đối tác Mỹ để hợp tác đầu tư các dự án năng lượng tái tạo; thu mua nông sản và trở thành nhà phân phối độc quyền thương hiệu dược phẩm nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ…

Chia sẻ :


Đề nghị Nga ưu tiên cung cấp vaccine và chuyển giao công nghệ sản xuất cho Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, sáng ngày 27/9, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp sản xuất vaccine chống đại dịch được hỗ trợ kinh phí

Doanh nghiệp sản xuất vaccine chống đại dịch sẽ được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thử nghiệm, kiểm định.

Chia sẻ :


Ông lớn dược phẩm Hàn Quốc muốn mua quyền cung cấp Nanocovax trên toàn cầu trừ Việt Nam và Ấn Độ

Korea Times đưa tin, Công ty dược phẩm HLB (Hàn Quốc) đã ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Nanogen để mua quyền cung cấp vaccine Nanocovax trên toàn cầu, ngoại trừ ở Việt Nam và Ấn Độ.

Chia sẻ :


Từ việc Vimedimex trần 9 phiên sau tin nhập vaccine: Chân dung bộ tứ thống lĩnh mảng nhập khẩu thuốc với tổng doanh thu 3 tỷ USD nhưng lãi rất thấp

Ngoài trừ công ty FDI là Zuellig có lợi nhuận tốt, 3 doanh nghiệp nội là Sang Pharma, Vimedimex và Phytopharma dù cùng có doanh thu vài chục nghìn tỷ mỗi năm nhưng lợi nhuận rất thấp, thậm chí không bằng một số công ty sản xuất dược phẩm cỡ vừa.

Chia sẻ :


Hơn 1 triệu liều vắc-xin Abdala sẽ về Việt Nam cùng chuyên cơ Chủ tịch nước

Cuba đã bàn giao 1,05 triệu liều vắc-xin Abdala để chuyển về Việt Nam, kịp thời tham gia phục vụ công tác phòng chống Covid-19.

Chia sẻ :


Dự kiến cuối năm 2021, sẽ có một vaccine Covid-19 trong nước được cấp phép lưu hành

Hiện Việt Nam có 3 ứng viên vaccine phòng Covid-19 đang triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Dự kiến, đến cuối năm 2021 sẽ có kết quả phục vụ đăng ký lưu hành vaccine trong nước, ít nhất có 1 vaccine được cấp phép lưu hành…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *