Nữ tỷ phú giàu nhất Việt Nam và lời giải cho câu hỏi: Vì sao con đường thành công của người này dường như “bằng phẳng” hơn người khác?
Trong vài năm gần đây, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang nổi lên trở thành một trong nữ doanh nhân năng động nhất Việt Nam. Bà Thảo hiện là chủ tịch hội đồng quản trị Sovico, cổ đông lớn nhất của hãng hàng không Vietjet và ngân hàng HDBank. Năm 2017, tạp chí Forbes công bố danh sách 56 nữ tỷ phú tự thân trên thế giới. Đại diện đầu tiên và duy nhất của Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo – người sáng lập kiêm CEO hãng hàng không tư nhân Vietjet (Vietjet Air). Bà cũng là nữ tỷ phú duy nhất của Đông Nam Á. Bà là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD, sau ông Phạm Nhật Vượng.
Sinh năm 1970 tại Hà Nội, bà Thảo thuộc lứa doanh nhân quay về Việt Nam lập nghiệp sau khi du học Đông Âu. Năm 21 tuổi, bà Thảo kiếm được 1 triệu USD đầu tiên nhờ kinh doanh máy fax và nhựa, cao su. Là người thay đổi cục diện ngành hàng không từ độc quyền sang hướng cạnh tranh, có sự tham gia của tư nhân.
Sớm dành thành công trên thương trường, nhiều người cho rằng bà Thảo có được lợi thế vốn có của người phụ nữ như sự duyên dáng và uyển chuyển. Liệu có phải như vậy?
Trả lời câu hỏi này trên báo Tuổi trẻ năm 2019, nhà sáng lập hãng hàng không Vietjet cho biết:
“Không đâu, thương trường là nơi dành cho những người can đảm, trên thương trường, không có chỗ cho sự yếu đuối. Đã làm kinh doanh phải chấp nhận sự sòng phẳng. Các đối thủ cạnh tranh không bao giờ buông tha cho bạn vì bạn là phụ nữ.
Có thể do tôi làm gì cũng đều chuẩn bị kỹ càng từ trước nên vì thế con đường tôi đi có vẻ bằng phẳng nhưng sóng gió ngầm thì cũng như ai thôi. Điểm chung là phải làm việc chăm chỉ và nghiêm túc bên cạnh lòng can đảm và quyết tâm, phụ nữ chúng tôi có đức hi sinh, sự nhẫn nại và lòng bao dung để cùng với doanh nghiệp của mình đi qua những khó khăn, hướng tới sự toại nguyện trong cuộc sống kinh doanh.
Một khi bạn đi làm kinh doanh hay làm bất cứ việc gì, cơ bản bạn vẫn phải cống hiến bằng năng lực của mình, đừng trông chờ lợi thế. Phụ nữ có lẽ có quỹ thời gian nhiều hơn vì nam giới phải ngoại giao nhiều hơn còn mình dành thời gian đó cho gia đình, cho công ty. Nhưng cũng vì trách nhiệm phụ nữ mà có lẽ chúng tôi phải cố gắng gấp đôi, gấp 3 nam giới. Lợi thế lớn nhất vẫn là giá trị và sự hi sinh cống hiến của bản thân.”
Nguyên tắc chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước của nữ tỷ phú Forbes cũng là một trong những điều nhiều người thành công trên thế giới áp dụng. Trong cuốn sách 100 quy luật thành công, tác giả nổi tiếng Brian Tracy nhấn mạnh rằng muốn thực hiện hiệu quả thì trước hết phải chuẩn bị kỹ càng.
Tiêu chuẩn của người thành công hay những người thực sự chuyên nghiệp là trong bất kì lĩnh vực nào họ cũng dành rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hơn những người bình thường khác. Brian Tracy cho rằng người không chuyên nghiệp thường cố gắng lừa dối chính mình, người khác hoặc “làm cho xong công việc”. Anh ta cố gắng vượt qua với sự chuẩn bị ít nhất. Anh ta không nhận ra rằng mức độ chuẩn bị của anh ta sẽ được mọi người xung quanh nhận thấy một cách rõ ràng và ngay lập tức.
Bậc vĩ nhân Abraham Lincoln từng nói “Tôi sẽ chuẩn bị cho cuộc đời tôi và một ngày nào đó cơ hội của tôi sẽ đến”. Ông đã nhận ra, tương tự như tất cả những người vĩ đại, rằng việc chuẩn bị kỹ càng sẽ là chìa khóa để mở ra tương lai của ông.
Những thành công vĩ đại thường được quyết định bởi việc để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Một thực tế, một điểm sai, có thể làm mọi việc khác đi. Và mọi thứ đều đáng quan tâm.
Diễn giả Joel Weldon từng có diễn thuyết nổi tiếng có tên là “Voi không bao giờ đốt.” Thông điệp trung tâm trong bài phát biểu của ông đó là chính những “con muỗi” của cuộc đời, những thứ nhỏ nhất mà bạn có xu hướng lờ đi, lại gây ra nhiều phiền phức nhất. Chưa có ai bị con voi đốt cả, nhưng người ta thường xuyên bị muỗi đốt. Thông điệp của ông rất đơn giản: Nếu bạn muốn đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực của bạn, bạn phải có thái độ nghiêm túc về những thứ nhỏ nhặt.
Về nguyên tắc chuẩn bị đã được Peter Drucker nhấn mạnh rằng “Làm mà không nghĩ là nguyên nhân của mọi sự thất bại”. Hành động trước khi suy nghĩ về các chi tiết và những hậu quả của nó dường như là nguyên nhân của phần lớn những thất bại trong đời. Điều ngược lại của lời phát biểu này, tất nhiên, đó là hành động sau khi đã suy nghĩ thấu đáo và lập kế hoạch kỹ càng là lí do của hầu như mọi thành công.
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ tự động thành công nếu bạn lập kế hoạch kỹ lưỡng trước. Mà nó có nghĩa là bạn sẽ gần như luôn thất bại nếu bạn không làm điều đó.
Bạn có thể áp dụng ngay nguyên tắc chuẩn bị kỹ càng của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vào đời sống của mình ra sao?
1. Hãy suy nghĩ một lọat những nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng của bạn. Hãy viết suy nghĩ ra giấy. Viết ra tất cả mọi chi tiết của vấn đề và xem lại bản viết của bạn một cách cẩn thận.
2. Tìm kiếm những đầu vào và những ý kiến của người khác trước khi bạn đưa ra những quyết định và cam kết quan trọng. Đã có ai khác gặp phải tình huống tương tự chưa? Những kinh nghiệm quý báu gì người đó đã phổ biến cho bạn? Hãy tiếp nhận sự thật, tiếp nhận sự thật đã qua trải nghiệm chứ không phải những điều hiển nhiên, những điều được cho là đúng, hay những sự thật mang tính logic. Sự thật không bao giờ nói dối. Kiểm tra đi kiểm tra lại. Suy nghĩ của bạn và những quyết định của bạn cũng tốt như là chất lượng của thông tin mà bạn đã làm việc với.
Phản hồi