Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Huyện Cần Giờ (thuộc TP. HCM) được mệnh danh là “Ốc đảo xanh” với những cánh rừng ngập mặn, diện tích đất tự nhiên 71.021,58 ha, trong đó, đất nông nghiệp chiếm đến 44.769,87 ha. Cơ cấu ngành nghề trên địa bàn huyện đa dạng, phong phú về nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và dịch vụ.

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 2.

Hiện nay, nhiều người dân Cần Giờ vẫn len lỏi giữa những gốc bần, gốc đước chằng chịt của cánh rừng Sác để mưu sinh bằng cách săn bạch tuộc, chem chép, ba khía…

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 3.

Vào khoảng giữa trưa, những chiếc ghe máy nhỏ dài khoảng chục mét, chứa đầy rập, đang neo đậu dưới chân cầu Dần Xây (xã Long Hoà, huyện Cần Giờ). Khi thuỷ triều xuống, ngư dân bắt đầu đi đặt rập, dùng nan tre ghim xuống bùn nhão để cố định. Lúc thuỷ triều lên, bạch tuộc sẽ men theo dòng nước để đi kiếm thức ăn và rơi vào bẫy. Mỗi ngày, con nước ở Cần Giờ lên xuống hai lần và ngư dân cũng phải đi gỡ rập hai lần.

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 4.

Ngoài bạch tuộc, người dân Cần Giờ còn lặn lội vào những cánh rừng ngập mặn để bắt chem chép – một loại hải sản giống hến, nghêu, sò. Anh Út (29 tuổi), đang đi đào chem chép trong một gốc rừng ngập mặn, chia sẻ: “Tôi phải lội xuống bùn, ngâm mình trong nước cả buổi để bắt chem chép. Có nhiều lúc tôi đạp trúng rễ cây đước hoặc vỏ hàu bị vứt bừa bãi, đau điếng, có người còn phải khâu 8-9 mũi sau đó”.

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 5.
Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 6.

Dấu hiệu để nhận biết hang chem chép là những lỗ trông như những tổ ong. Anh Út phải dùng một cái đục tự chế để đào sâu vào phần đất bùn, bắt chem chép lên. Hành động đào cần phải nhẹ nhàng, nếu không sẽ làm nát vỏ chem chép. Với chem chép loại lớn, thương lái thường thu mua với giá 50.000-60.000 đồng/kg.

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 7.

Thịt chem chép có vị ngọt lợ pha lẫn vị mặn. Trước khi chế biến người ta thường ngâm chem chép với nước vo gạo hoặc nước muối pha loãng để chem chép nhả bớt đất cát sau đó luộc với mức lửa to cho chem chép há miệng rồi bóc lấy phần thịt bên trong giống như làm ngao, hến. Một số món nổi bật có thể chế biến từ loài này là chem chép hấp sả, chem chép xào tỏi…

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 8.

Ngoài ra, nghề nuôi hàu trên sông ở huyện Cần Giờ cũng phát triển mạnh mẽ. Xã Long Hòa, xã An Thạnh và thị trấn Cần Thạnh là 3 vùng nuôi hàu lớn ở huyện. Phần lớn hàu ở đây được nuôi trong các ô lồng làm bằng lưới kết lại thành giàn thả nổi trên sông.

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 9.

Theo những người nuôi hàu, nước sông ở đây có độ mặn cao và nguồn nước lên xuống thường xuyên nên hàu phát triển nhanh, con to, ruột dày, màu đẹp, rất được ưa chuộng và bán với mức giá cao. Ông Hoài chia sẻ: “Trước thời điểm dịch bệnh bùng phát, hàu có giá 40.000 đồng/kg nhưng tới hiện tại giá đã giảm đi một nửa chỉ còn 20.000 – 25.000 đồng/kg”. Trong ảnh là những chiếc lốp xe cũ được ngư dân thả xuống để hàu bám lên.

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 10.

Nghề nuôi hàu tuy không mất nhiều công sức nhưng phải đánh đổi bằng thời gian. Để có thể thu hoạch được hàu, người nuôi phải mất đến 3 năm. Ông Hoài tâm sự: “Lúc mới bắt đầu, tôi phải góp tiền với người quen mới có thể làm cái nghề này. Bởi vì chi phí bỏ ra cao, thời gian thu hoạch lâu thế nên chúng tôi lựa chọn làm những nghề khác để lấy ngắn nuôi dài”.

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 11.

Ngoài ra, Cần Giờ còn nổi tiếng bởi nghề làm muối. Từ lâu, những hạt muối được sản xuất tại xã Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) đã đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu qua thị trường châu Âu, EU… Trong những năm gần đây, diêm nghiệp tại huyện có sự chuyển đổi mô hình từ sản xuất truyền thống sang sản xuất theo phương thức kết tinh trên ruộng trải bạt, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 12.

Nói về nghề “trời hành”, ông Hai, người làm muối hơn 10 năm, cho biết: “Mỗi ruộng muối, trước khi muốn sản xuất đều phải san phẳng, đắp bờ chia ô vuông vắn, với kích thước mỗi ô là 4 m x 10 m. Sau đó cho nước biển chảy vào khuôn, chờ cho nước biển bốc hơi dần đến khi muối kết tinh.

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 13.

Nghề này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nên khi thời tiết không tốt hoặc gặp mưa phải lùi lại từ 10 – 15 ngày mới có thể sản xuất tiếp, còn với những ngày đủ nắng thì từ 10 – 12 ngày đã có thể thu hoạch được”.

Những người lội bùn săn bạch tuộc, chem chép ở thành phố lớn nhất Việt Nam - Ảnh 14.

Tuy đã tồn tại ở huyện khá lâu, hiện nay, không còn nhiều hộ dân bám trụ với nghề bởi tính chất khắc nghiệt của nó. Họ phải làm việc vào những khoảng thời gian nắng đỉnh điểm như 12 – 14 giờ. Tính chất công việc đã mang lại cho họ làn da rám nắng đặc trưng và thường được gọi vui là “diêm dân”.

https://soha.vn/nhung-nguoi-loi-bun-san-bach-tuoc-chem-chep-o-thanh-pho-lon-nhat-viet-nam-20220403095120234.htm


Theo Phùng Tiên – Quỳnh Hương

Tổ Quốc

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Copy Trade là gì trong chứng khoán?

Copy trade là thuật ngữ trong hoạt động giao dịch chứng khoán, có thể hiểu đơn giản là công cụ giúp nhà đầu tư sao…

Chia sẻ :


Trái phiếu chính phủ Mỹ và những chuyện liên quan

Trái phiếu chính phủ Mỹ và những chuyện liên quan (Tặng đệ Đỗ Vũ và các bạn. Từ cái còm của Đỗ Vũ trong bài…

Chia sẻ :


Hà Nội: phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng gần 11.000ha

Theo quy hoạch được duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì…

Chia sẻ :


Tỷ phú ốc ở tuổi 23

Mới 23 tuổi, chàng trai Hoàng Mạnh Cường, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên làm chủ mô hình nuôi ốc nhồi 10.000m2, doanh thu 2 tỷ đồng/năm.

Chia sẻ :


Cầu 8.900 tỷ nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên: Không sao chép, “chúng tôi không làm vô trách nhiệm”

Đại diện đơn vị thiết kế cầu Trần Hưng Đạo cho biết: “Thiết kế của chúng tôi hướng tới bản sắc Hà Nội. Chúng tôi cầu thị, muốn tạo ra sản phẩm để lại dấu ấn. Về cái đẹp thì mỗi người nhìn một góc nhìn. Rất khó để nói”.

Chia sẻ :


Điều bất ngờ về mỹ nhân từng khiến Tần Thuỷ Hoàng thương nhớ cả một đời và câu chuyện “lầu vàng” của Tần Vương

Theo một số truyền thuyết và câu chuyện truyền miệng dân gian, sự thành công của Tần Thủy Hoàng có phần ảnh hưởng lớn bởi một biến cố tình cảm, khiến ông từ một con người trí nghĩa, trở thành kẻ nhẫn tâm và tàn độc vô cùng.

Chia sẻ :


Khởi nghiệp với hoa lan và tắc kè

Từ đam mê nuôi cây con đặc sản, anh Hà Đức Ba ở thôn Cóc Khiểng, xã Việt Tiến (huyện Bảo Yên, Lào Cai) đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chia sẻ :


Khó mua tôm, cá ở TP.HCM

Khó khăn trong vận chuyển và tiêu thụ khiến thủy, hải sản ở nhiều địa phương bị ùn ứ, rớt giá mạnh. Trong khi đó, người dân TP.HCM lại khó mua được loại thực phẩm này.

Chia sẻ :


Dù có chơi dao xuất sắc như thế nào, nếu lạm dụng thì sẽ có ngày đứt tay

Anh Trịnh Văn Quyết FLC là tấm gương không thể sáng hơn cho anh Đỗ Anh Dũng, Tân Hoàng Minh. Chỉ tiếc là đã quá muộn để anh Dũng nhà ta rút lại con dao đã vung ra- vốn là vũ khí lợi hại của mình trong các phi vụ trước.

Chia sẻ :


Trồng dừa sáp nuôi cấy phôi, trái mọc chi chít gốc, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng

Mỗi tháng thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng dừa sáp, anh Đặng Minh Bé (Trà Vinh) tiếp tục mở rộng vườn dừa, tuyển chọn những cây dừa sáp trái sai, tròn đều để sản xuất giống dừa sáp cấy phôi cung ứng ra thị trường.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *