Những đại gia từng “dính” trọng tội như ông Trịnh Văn Quyết

Năm 2019, lần đầu tiên TAND TP. Hà Nội đưa vụ án thao túng giá chứng khoán ra xét xử. Từ đó đến nay, nhiều đại gia đã phải trả giá cho hành vi thao túng giá chứng khoán của mình.

Loạt đại gia vào tù vì thao túng thị trường chứng khoán như ông Trịnh Văn Quyết

Ông Trịnh Văn Quyết.

Tháng 5/2019, lần đầu tiên TAND TP. Hà Nội đưa vụ án thao túng giá chứng khoán ra xét xử. Khi đó, ông Trần Hữu Tiệp (cựu chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung – công ty MTM) và 14 đồng phạm phải hầu tòa.

HĐXX đã triệu tập 1.065 người bị hại, 107 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, 10 người làm chứng… Theo cáo buộc, năm 2010, ông Nguyễn Văn Dĩnh (sinh năm 1965, cựu giám đốc Công ty Cổ phần khoáng sản Nari Hamico) mua lại hồ sơ pháp lý của công ty MTM do bị cáo Tiệp là chủ tịch HĐQT.

Thực chất, MTM không hoạt động, không có vốn, nhưng ông Dĩnh chỉ đạo người khác làm giả báo cáo tài chính, hồ sơ hoạt động, sản xuất kinh doanh… để lừa dối các cơ quan chức năng đăng ký là công ty đại chúng, niêm yết cổ phiếu MTM trên thị trường chứng khoán.

Các bị cáo tại tòa.

Trong lúc ông Dĩnh đang chỉ đạo đăng ký niêm yết cổ phiếu MTM, ngày 29/5/2015, ông này bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; trốn thuế và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng ở một vụ án khác.

Ngay sau đó, công ty MTM rút hồ sơ đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Tuy nhiên, tháng 6/2015, ông Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công đã thỏa thuận với bà Vũ Thị Hoa (sinh năm 1970, vợ ông Dĩnh) để nhận hồ sơ pháp lý của công ty MTM và tiếp tục làm thủ tục đăng ký giao dịch chứng khoán.

Cáo buộc cho rằng, bà Hoa biết rõ MTM không có vốn, cũng không hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn đồng ý bàn giao hồ sơ với thỏa thuận – nếu cổ phiếu MTM được giao dịch trên thị trường chứng khoán, mỗi bên sẽ sở hữu 50% trong số 31 triệu cổ phiếu, tương đương 155 tỉ đồng vốn thực góp.

Tính đến thời điểm vụ án bị phát hiện (tháng 6/2016) đang có 1.156 người đứng tên sở hữu cổ phiếu “ảo” của doanh nghiệp này. Trong đó, 822 nhà đầu tư đã có đơn đề nghị làm rõ thiệt hại.

Cáo buộc cho rằng, ông Trần Hữu Tiệp cùng các đồng phạm đã thực hiện các hành vi gian dối lừa đảo, thao túng cổ phiếu MTM, gây thiệt hại hơn 56 tỷ đồng, trong đó lừa đảo chiếm đoạt hơn 53 tỷ đồng của các nhà đầu tư cổ phiếu MTM.

Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Tiệp án tù chung thân vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai bị cáo khác nhận 30 tháng tù treo vì tội Thao túng giá chứng khoán. Các bị cáo còn lại nhận án từ 20 tháng tù treo đến 12 năm tù giam.

Theo nhận định của HĐXX, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của thị trường chứng khoán, tác động tiêu cực đến tâm lý cho các nhà đầu tư.

HĐXX cũng chỉ ra bất cập khiến việc công ty MTM không hoạt động, không có vốn, nhưng vẫn có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để giao dịch. Thời điểm đó, HĐXX đã kiến nghị UB chứng khoán Nhà nước có biện pháp hữu hiệu hơn về hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư.

Nữ đại gia thao túng giá chứng khoán

Vào tháng 5/2020, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghiệp và khoáng sản Bình Thuận (KSA).

HĐXX tuyên án phạt Phạm Thị Hinh (sinh năm 1975, cựu Chủ tịch HĐQT công ty KSA, cựu chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chứng khoán VSM) 18 tháng tù; Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1981), Trần Hồng Ngọc (sinh năm 1981) và Nguyễn Trọng Hùng (sinh năm 1979, đều ở Hà Nội) 15 tháng tù treo về cùng tội Thao túng thị trường chứng khoán.

Theo cáo buộc, cuối năm 2015, bà Hinh thực hiện tăng vốn điều lệ công ty KSA bằng cách phát hành thêm 56,5 triệu cổ phiếu mã KSA chào bán ra công chúng và được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận lưu ký trên thị trường chứng khoán.

Sau khi phát hành, giá cổ phiếu KSA giảm mạnh, tính thanh khoản thấp. Lúc này, bà Hinh nảy sinh ý định lập ra một số tài khoản để giao dịch chéo cổ phiếu KSA, nhằm tăng giá cổ phiếu và tăng tính thanh khoản.

Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chứng khoán VSM chỉ đạo nhân viên lập ra 69 tài khoản.

Bà Hinh bàn bạc cùng Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trọng Hùng (nhân viên công ty Chứng khoán Maritime – MSI) sử dụng các tài khoản trên liên tục bán chứng khoán KSA, nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo trên thị trường chứng khoán đối với mã cổ phiếu KSA để thu hút các nhà đầu tư.

Hành vi phạm tội của các bị cáo diễn ra từ 11/12/2015 – 8/7/2016, gây thiệt hại cho 1.496 nhà đầu tư tham gia giao dịch cổ phiếu KSA, với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng.

Ngoài ra, hành vi phạm tội của các bị cáo còn làm 3 công ty chứng khoán (Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, Công ty Cổ phần chứng khoán Phú Hưng, Công ty Cổ phần chứng khoán Dầu khí cho vay Margin) bị thiệt hại 761 triệu đồng.

Thời điểm đó, có 124 bị hại yêu cầu bà Hinh cùng đồng phạm liên đới bồi thường tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng, 3 nguyên đơn dân sự yêu cầu bồi thường 761 triệu đồng.

Xác định bị cáo Phạm Thị Hinh đóng vai trò là người chủ mưu, khởi xướng, HĐXX buộc bà Hinh phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền đã gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Trong một diễn biến khác, tháng 8/2020, bà Nguyễn Vân Giang (cựu Giám đốc Công ty TNHH MTV chứng khoán Ngân hàng Đông Á- Công ty DAS) đã phải nhận 17 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 3 năm tù vì tội Thao túng giá chứng khoán.

Bà Giang tại tòa.

Tài liệu điều tra cho thấy, Công ty CP Tư vấn thiết kế và phát triển đô thị (Công ty CDO) đại diện theo pháp luật là ông Vũ Đình Nhân (Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc).

Cuối năm 2014, bà Lê Kim Thu (mẹ ông Nhân) nhờ bị cáo Giang đưa cổ phiếu CDO lên sàn, niêm yết cổ phiếu và giao dịch.

Trong thời gian từ 2/2015- 12/2016, bà Giang đã dùng 70 tài khoản chứng khoán tạo giao dịch mua bán chéo giữa các tài khoản, nhằm đẩy giá cổ phiếu CDO.

Do hành vi thao túng của nữ đại gia, cổ phiếu CDO giao dịch theo xu hướng liên tục tăng giá trong 2 năm (2015, 2016), sau đó đột ngột bị bán tháo với giá sàn. Trong giai đoạn giảm sàn, cổ phiếu CDO bị mất thanh khoản, gần như không có lệnh mua.

Cáo buộc cho rằng, hành vi thao túng giá chứng khoán của bị cáo gây thiệt hại cho 572 nhà đầu tư (gồm 562 tài khoản nhà đầu tư đã bán hết khối lượng cổ phiếu CDO), gây thiệt hại hơn 11 tỷ đồng cho các nhà đầu tư.

Trong số này, có 33 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 1,8 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

“Viên đạn bạc” vào đội lái chứng khoán

Cơ quan điều tra bắt ông Trịnh Văn Quyết, ở một phía khác Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã thống nhất đề nghị xem xét kỷ luật một loạt lãnh đạo ở các cơ quan đầu não thị trường chứng khoán.

Chia sẻ :


‘Kịch bản’ bán cổ phiếu nhằm hưởng lợi 530 tỷ đồng của ông Trịnh Văn Quyết ra sao?

Cơ quan điều tra làm rõ việc ông Trịnh Văn Quyết thông đồng thổi giá cổ phiếu FLC; đồng thời xác định ông Quyết đã hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng từ việc bán không công bố 74,8 triệu cổ phiếu.

Chia sẻ :


Ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch FLC bị bắt: Thao túng có hệ thống, phải xử nặng

Theo các chuyên gia, sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam dù gây rúng động thị trường nhưng thực sự là tin tức được nhiều nhà đầu tư ủng hộ, bởi nó đã khởi đầu cho việc tạo và giữ môi trường đầu tư sạch, an toàn.

Chia sẻ :


UBCKNN yêu cầu các CTCK báo cáo dư nợ cho vay ký quỹ của 7 cổ phiếu ‘họ FLC’

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có văn bản gửi các công ty chứng khoán (CTCK) về việc yêu cầu báo cáo dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) của nhóm cổ phiếu liên quan tới Tập đoàn FLC.

Chia sẻ :


Luật pháp đã không nghiêm

Sự kiện ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC, bị cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc thao túng giá chứng khoán gây bất ngờ cho không ít người trong giới đầu tư chứng khoán, bởi đây là trường hợp hiếm hoi bị khởi tố hình sự về tội danh này trong suốt hơn 20 năm qua, dù hành động thao túng giá cổ phiếu, kể cả giao dịch nội gián, ở thị trường chứng khoán Việt Nam là không hiếm.

Chia sẻ :


Bộ Công an nói về thiệt hại do Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết gây ra

Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bước đầu xác minh các hành vi của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và các đối tượng liên quan gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Chia sẻ :


Giao dịch thỏa thuận là gì? Đặc điểm, quy trình nổi bật của giao dịch thỏa thuận

Một số nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán thường thắc mắc giao dịch thỏa thuận là gì? Hiểu được định nghĩa và quy trình của giao dịch này sẽ giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng đầu tư sinh lợi nhuận hấp dẫn.

Chia sẻ :


‘Đội lái’ nào đưa cổ phiếu TGG tăng 3.400%?

Một nhóm cổ phiếu liên quan với nhau gần đây tăng điên cuồng khiến các nhà đầu tư chứng khoán nghi có bàn tay của “đội lái”.

Chia sẻ :


Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện khung hình phạt nào?

Chiều 29/03, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Chia sẻ :


Chính thức bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh VP Bộ Công an xác nhận Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam bị can Trịnh Văn Quyết…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *