Những công việc ‘lên ngôi’ trong 10 năm tới, lương không thấp, không cần bằng ĐH

Những công việc ‘lên ngôi’ trong 10 năm tới, lương không thấp, không cần bằng ĐH - Ảnh 1.

Bằng đại học có thể đưa bạn đến thành công nhanh chóng trong thị trường việc làm ngày nay bằng cách tăng tiềm năng kiếm tiền và tiếp cận với những cơ hội làm việc khác nhau. Tuy nhiên, giáo dục đại học là khoản chi phí đắt đỏ mà không phải ai cũng đủ khả năng chi trả.

Theo dữ liệu của CNBC, trong 10 năm qua, chi phí học đại học đã tăng khoảng 25%. Do đó, nợ sinh viên cũng tăng vọt. Người Mỹ hiện nợ hơn 1,73 nghìn tỷ tiền vay để học đại học.

Những công việc ‘lên ngôi’ trong 10 năm tới, lương không thấp, không cần bằng ĐH - Ảnh 1.

Báo cáo gần đầy của Cục thống kê Lao động Mỹ cho thấy một số công việc không yêu cầu bằng cử nhân được dự báo sẽ trở nên “hot” trong thập kỷ tới, mở ra cơ hội kiếm việc làm thu nhập tốt cho những người không đủ khả năng học đại học.

Dưới đây là những công việc đó:

Kỹ thuật viên dịch vụ tuabin gió

Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến: 68,2%

Lương trung bình: 56.000 USD/năm

Yêu cầu bằng cấp: Chứng chỉ nghề sau trung học

Thợ lắp đặt quang điện mặt trời

Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến: 52,1%

Lương trung bình: 46.470 USD/năm

Yêu cầu bằng cấp: Bằng tốt nghiệp trung học hoặc tương đương

Nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà

Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến: 32,6%

Lương trung bình: 27.000 USD/năm

Yêu cầu bằng cấp: Bằng tốt nghiệp trung học hoặc tương đương

Nhà trị liệu bằng mát-xa

Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến: 32,2%

Lương trung bình: 43.600 USD/năm

Yêu cầu bằng cấp: Chứng chỉ nghề sau trung học

Giáo viên dạy kỹ năng cá nhân

Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến: 23,5%

Lương trung bình: 39.960 USD/năm

Yêu cầu bằng cấp: Bằng tốt nghiệp trung học hoặc tương đương

Những công việc ‘lên ngôi’ trong 10 năm tới, lương không thấp, không cần bằng ĐH - Ảnh 2.

Michael Wolf – Giám đốc Cục thống kê Lao động Mỹ cho biết: “Thật khó để giải thích tại sao những ngành nghề này sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao trong 10 năm tới. Tuy nhiên, chúng đều liên quan đến 3 xu hướng: nhu cầu năng lượng bền vững tăng cao, dân số già và mối quan tâm mới đến việc chăm sóc sức khỏe trong đại dịch Covid-19”.

Kỹ thuật viên dịch vụ tuabin gió và thợ lắp đặt quang điện mặt trời được dự đoán là hai công việc phát triển nhanh nhất trong thập kỷ tới do sự cấp bách của vấn đề biến đổi khí hậu khiến nhu cầu về năng lượng bền vững ngày càng tăng cao.

Trong khi đó, trợ lý trị liệu nghề nghiệp, trợ lý vật lý trị liệu và chăm sóc sức khỏe cá nhân sẽ trở thành những nghề quan trọng khi ngày càng có nhiều người nghỉ hưu và phụ thuộc vào những dịch vụ này. Trong một phân tích gần đây, Đại học Nam California lưu ý rằng chi phí chăm sóc sức khỏe cho nhóm này dự kiến sẽ ở mức cao, vì thế hệ này “sống lâu hơn, nhưng lại có tỷ lệ béo phì, tiểu đường, cholesterol cao và tăng huyết áp cao hơn”.

Sau khi đối mặt với tình trạng kiệt sức và cô lập do đại dịch gây ra trong 18 tháng qua, người dân ở khắp nơi trên thế giới đang bỏ nhiều tiền hơn vào những dịch vụ chăm sóc cá nhân như mát-xa cũng như các khóa học nâng cao năng lực bản thân.

Những công việc ‘lên ngôi’ trong 10 năm tới, lương không thấp, không cần bằng ĐH - Ảnh 3.

Điều này dẫn tới nhu cầu về giáo viên và người trị liệu bằng xoa bóp tăng lên. “Vì đại dịch, mọi người nhận ra rằng việc tập trung và duy trì chăm sóc bản thân là điều quan trọng không chỉ đối với thể chất mà còn cả tinh thần”, một chuyên gia nhận định.

“Nếu quan tâm đến một trong những công việc này, trước hết, bạn nên đọc miêu tả công việc để xác định kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Từ đó, bạn có thể lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp.

Ngoài ra, việc có kinh nghiệm liên quan cũng rất hữu ích, dù đó là khóa học cấp chứng chỉ trực tuyến, chương trình nghiên cứu tại trường cao đẳng hay vị trí tình nguyện viên tại một tổ chức phi lợi nhuận. Ngay cả khi không có bất kỳ kinh nghiệm nào, bạn có thể tự học hoặc hỗ trợ cho người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Bạn sẽ không chỉ học được kỹ năng có giá trị mà còn có thể tạo được mối quan hệ dẫn tới công việc mong muốn sau này”, vị chuyên gia cho biết thêm.

Nguồn: CNBC

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Mỹ bất lực chứng kiến hơn 4 triệu lao động ‘biến mất’, họ đã đi đâu?

Khan hiếm lao động đang trở thành một thực trạng phổ biến tại nền kinh tế Mỹ. Điều này đã định hình lại lực lượng lao động và thúc đẩy các công ty thích ứng bằng cách tăng lương và đổi mới dịch vụ.

Chia sẻ :


Top 10 các công việc liên quan đến công nghệ cho người mới bắt đầu

Công nghệ luôn là một thị trường việc làm tiềm năng với mức thu nhập đáng mong ước. Nhiều người lầm tưởng lĩnh vực này chỉ dành cho đội ngũ nhân sự đã có chuyên môn, nhưng trên thực tế đây là nơi những người ngay cả ít kinh nghiệm có thể tìm kiếm một khởi đầu mới…

Chia sẻ :


Đại dịch trở thành cơ hội làm giàu chưa từng có, các gia đình ở Anh kiếm thêm 1,2 nghìn tỷ USD như thế nào?

Covid-19 đã dẫn đến một nghịch lý ở Anh: thời kỳ tồi tệ nhất đối với sức khỏe cộng đồng, việc làm và nền kinh tế đã biến thành thời điểm vàng để tạo ra của cải, miễn là người dân có nắm giữ tài sản.

Chia sẻ :


Bất động sản công nghiệp: Thời điểm lựa chọn dự án có giá trị gia tăng cao

Việt Nam đang ưu tiên thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao, bao gồm các ngành sản xuất thiết bị công nghệ cao, các cơ sở nghiên cứu, trung tâm dữ liệu, kho lạnh công nghiệp…

Chia sẻ :


Thu nhập CEO Mỹ cao gấp gần 300 lần nhân viên bình thường

CEO các công ty trong chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ hưởng thu nhập bình quân 15,5 triệu USD trong năm 2020..

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Trung Quốc là quốc gia có mạng lưới sạc xe điện lớn nhất thế giới

Liên minh xúc tiến cơ sở hạ tầng sạc xe điện (The Electric Vehicle Charging Infrastructure Promotion Alliance – EVCIPA) vừa trao cho Trung Quốc danh hiệu quốc gia có mạng lưới sạc xe điện lớn nhất thế giới.

Chia sẻ :


Việt Nam nên phát triển đô thị nén hay đô thị phân tán?

Một vấn đề đặt ra cho phát triển đô thị là giảm sự ô nhiễm môi trường. Do đó, phát triển mô hình đô thị nén hay đô thị phân tán (đô thị vệ tinh) là lựa chọn phù hợp với thực tiễn của từng địa phương…

Chia sẻ :


Kinh tế thế giới ra sao năm 2023?

2022 là một năm ảm đạm với nền kinh tế toàn cầu nhưng năm sau có thể còn tệ hơn, theo Bloomberg. Lịch sử cho…

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *