Những chiêu lừa ‘hớt tay trên’ trong mua hàng online

Những chiêu lừa 'hớt tay trên' trong mua hàng online

Sau khi TP Hồ Chí Minh siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, người dân hạn chế tối đa ra đường, thì việc mua hàng online đã trở thành nhu cầu chính.

 

Với ưu điểm, ngồi ở nhà mua được “cả chợ”, nhiều người đã rơi vào tình cảnh mếu máo khi gặp phải “đội quân” lừa đảo chuyên nghiệp, bài bản, có hệ thống trên các “siêu thị mạng”.

“Ôm rác” về nhà

Một tuần nay, chị Hoàng Thị Thu Thảo (P. Tam Bình, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) liên tục bị “ôm rác” từ một số trang bán hàng online. Mặt hàng đầu tiên chị Thảo đặt là 2 bịch tã giấy dùng cho trẻ sơ sinh với giá 700.000 đồng trọn gói cả ship. Sau hai ngày chốt đơn, chị Thảo nhận được điện thoại từ người giao, hàng hóa được bọc trong chiếc thùng giấy kín đáo, chắc chắn, trên có hóa đơn đầy đủ kèm dòng chú thích “không cho xem hàng”.

Tin tưởng vào chủ shop, chị Thảo cũng không mảy may suy nghĩ hay nghi ngờ gì về chất lượng của tã giấy. Ôm kiện hàng lên nhà rạch mở, chị Thảo giận tím người khi nhìn thấy bên trong toàn là giấy vệ sinh thông thường, loại rẻ nhất. Chị Thảo nhắn tin cho chủ shop thì nhận được câu trả lời: “Đơn hàng của chị bên em đã hủy rồi, shop không có trách nhiệm giải quyết sự cố này”.

Những chiêu lừa 'hớt tay trên' trong mua hàng online
Chị Thảo cay đắng vì mua tã lót được bên thứ 3 giao giấy vệ sinh.

Chị Thảo lật đật vào lại trang bán hàng của shop thì đúng là đã bị hủy, nhưng họ lại không thông báo cho người mua hàng biết. Chị Thảo gọi điện cho anh chàng giao hàng định bụng sẽ hỏi về địa chỉ nhận hàng, số điện thoại người gửi để truy lùng nhưng người này không nghe máy.

Rất có thể chị Thảo để lại số điện thoại và địa chỉ của mình trên group bán hàng nên đã bị đối tượng biết được thông tin để lừa đảo. Rút kinh nghiệm xương máu lần trước, chị Thảo đã rất cẩn thận trong việc đặt hàng. Lần này, khi đã ưng món hàng nào, chị Thảo liền “inbox” cho shop để trao đổi riêng tư. Chị tiếp tục đặt 2kg thịt heo ba chỉ với giá 510.000 đồng, phí ship là 25.000 đồng. Shop đã chốt đơn của chị, hẹn một ngày có hàng.

Sáng sớm hôm sau, chị Thảo nhận được điện thoại nói giao thịt heo đã hí hửng đi nhận. Do phòng tránh dịch bệnh nên quá trình giao nhận hàng phải đứng từ xa, cách nhau 5m. Chị Thảo mang túi thịt heo về nhà, mở ra toàn thịt vụn với mỡ lèo bèo, đã thế còn bốc mùi hôi giống như thực phẩm tẩm ướp chất bảo quản. Chị Thảo tức quá, nhắn tin ngay cho shop chửi bới một trận.

Tuy nhiên, bài ca muôn thủa là tin nhắn chẳng có người xem, vào trang bán hàng của shop thì đã bị chặn. Không còn gì để rút kinh nghiệm nữa, chị Thảo chừa luôn kiểu mua bán online với những “phường” lừa đảo, bán hàng không có tâm. Chị Thảo cho biết, từ nay về sau sẽ chỉ đặt hàng bạn bè, người thân hoặc các mối đã quen biết từ trước.

Thứ ba “đi trước đón đầu”

Không riêng gì chị Thảo, mà rất nhiều người cũng rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười khi phải “ôm bom” từ các thành phần lừa đảo dưới danh nghĩa shop bán hàng online. Các chiêu thức lừa đảo rất tinh ranh, đánh trúng vào tâm lý và sự chủ quan của người mua hàng.

 

Ngày 25-7-2021, anh Nguyễn Văn Lợi (Phú Xuân, Nhà Bè) lên mạng đặt 2kg rau ngót, được shop quảng cáo là rau vườn nhà, tươi sạch kèm theo hình ảnh chân thực về vườn rau. Tiền rau và ship là 75.000 đồng, số tiền không lớn, nên chẳng ai nghĩ là sẽ bị lừa. Vài tiếng sau, anh Lợi nhận được cuộc gọi ra nhận hàng được gói cẩn thận vào chiếc bao nhỏ. Đến chiều tối, khi vợ anh mở bao ra lấy rau nấu canh mới té ngửa toàn… lá ổi.

Những chiêu lừa 'hớt tay trên' trong mua hàng online
Mua rau ngót, anh Lợi được đối tượng “hớt tay trên” giao lá ổi.

Anh Lợi lên mạng tìm trang bán hàng, may là trang này có ghi điện thoại. Anh Lợi gọi với giọng đầy tức giận, hét qua điện thoại: “Tại sao giao toàn lá ổi, quân lừa đảo”. Đầu giây bên kia tỏ ra bất ngờ, trả lời: “Đơn hàng của anh sáng mai em mới giao mà, sao anh nói chúng em lừa đảo”. Anh Lợi chưng hửng, quá bất ngờ. Chủ shop cho biết, có thể anh đã bị đánh cắp thông tin cá nhân và bị kẻ khác lừa.

Trang bán hàng như cái chợ, mọi người vào đó đặt mua hàng, trao đổi thông tin, trong đó có số điện thoại, nick facebook, zalo…nên đã bị các đối tượng nắm được để thực hiện hành vi lừa đảo. Chị Trần Thị Như (P. Tân Phong, Q.7) là chủ trang bán hàng “thực phẩm nhà làm” đã duy trì ổn định từ 2 năm nay.

Mùa dịch này, lượng người mua hàng của chị rất đông, chị phải thuê thêm 2 người đóng gói mới kịp giao hàng. Mấy tháng trước, chị Như bị khách hàng gọi điện trách mắng vì tội giao hàng kém chất lượng, thậm chí là không đúng sản phẩm. Chị Như vội vàng xin lỗi và cho kiểm tra lại hàng. Một số chị em phản ánh đều là thực phẩm chức năng, phải chờ công ty giao nên chưa có hàng. Lợi dụng việc này, đối tượng lừa đảo lấy được số điện thoại của khách hàng đã nhanh chân “hớt tay trên”.

Mới đây có một đơn hàng là 3 con gà ta làm sẵn, khách hàng là mối quen thân của chị Như. Do gà từ quê gửi vào, bị mắc kẹt xe ngoài cửa ngõ thành phố nên chậm trễ. Vậy mà khách hàng lại nhận được gà từ rất sớm. Sau đó thì họ gọi điện mắng cho chị Như một trận vuốt mặt không kịp. Đặt gà ta nhưng giao gà công nghiệp đông lạnh, họ tuyên bố sẽ từ mặt chị Như.

Sự cố không thể lường trước được, khiến các shop bán hàng chân chính người mất uy tín, kẻ bị sỉ nhục và dọa đánh. Shop của chị Như sau hai vụ bị “ăn chửi” đã bắt đầu kiểm soát chặt chẽ thông tin của khách hàng. Trên mỗi sản phẩm chào bán, luôn kèm theo dòng ghi chú: “Để tránh bị ăn cắp thông tin dẫn tới lừa đảo, khách hàng vui lòng inbox riêng”.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa có một số khuyến cáo về tiêu dùng an toàn trong thời kỳ COVID-19 – An toàn trong mua sắm trực tuyến. Cụ thể, người tiêu dùng đặt mua hàng trên sàn thương mại điện tử nhưng đơn hàng bị hủy không rõ lý do, sau đó, có bên thứ ba liên hệ để giao món hàng mà người tiêu dùng đã đặt mua trên sàn, một số món hàng có vấn đề về chất lượng, nguồn gốc, giấy tờ giao dịch. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng liên hệ sàn để phản ánh thì không được giải quyết vì giao dịch không được thực hiện bởi sàn.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị sau khi thực hiện giao dịch, người tiêu dùng nên dành thời gian để cung cấp thông tin đánh giá, bình luận chính xác về hàng hóa, dịch vụ do người bán cung cấp trên sàn. Các thông tin này rất có giá trị để những người mua khác có căn cứ tham khảo, đồng thời, giúp lan tỏa tinh thần vì cộng đồng trong môi trường mua bán trực tuyến.

(Theo An Ninh Thế Giới)

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tủ đông, tủ lạnh đắt khách nhưng… khó bán

Các hệ thống siêu thị điện máy vẫn nhận đơn đặt hàng online song không phải đơn nào cũng có thể xử lý, giao hàng sớm.

Chia sẻ :


Bắt nhóm cho vay lãi nặng tới 365%/năm, yêu cầu thế chấp bằng “video nóng”

Chỉ tính riêng từ năm 2018 đến nay, Lương Minh Ngọc và Nguyễn Thái Quý đã cho rất nhiều người dân trên địa bàn vay tiền với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, lãi suất từ 180-365%/năm. Đối với người vay không có tài sản, các đối tượng này sử dụng thủ đoạn yêu cầu người vay tiền “thế chấp” bằng các video, hình ảnh nhạy cảm của họ để cho vay.

Chia sẻ :


KienlongBank ra mắt MyShop: Quản lý tài chính ưu việt cho chủ cửa hàng bán lẻ

Ứng dụng KienlongBank Plus “may đo” riêng tính năng cho chủ shop Việc tích hợp MyShop trên App KienlongBank Plus giúp các chủ cửa hàng…

Chia sẻ :


Hải Phòng cho phép nhà hàng, quán ăn hoạt động trở lại từ 15/9

Từ ngày mai (15/9), TP Hải Phòng cho phép nhiều hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo yêu cầu và hướng dẫn về phòng chống dịch.

Chia sẻ :


VECOM chỉ ra những bất cập của dự thảo quản lý sàn thương mại điện tử

DNVN – Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính về việc góp ý cho dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 126/2020/NĐ-CP và nghị định 123/2020/NĐ-CP về quản lý hoạt động sàn thương mại điện tử (TMĐT) sau khi bộ này đã lấy ý kiến của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân.

Chia sẻ :


Sàn thương mại điện tử nhập tỷ USD hàng hóa Trung Quốc

Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải có những quy định để kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi để người mua, người bán tuân thủ thực hiện đúng quy định.

Chia sẻ :


Rủi ro tiềm ẩn khi vay tiền qua mạng

Rủi ro từ việc vay tiền trên mạng cũng ngày càng trở nên phổ biến, bởi chính các thủ tục vay quá “nhanh chóng và đơn giản” của hình thức vay tiền trên mạng tồn tại nhiều yếu tố lừa đảo trong đó.

Chia sẻ :


ĐẶT NICKNAME CHO TÀI KHOẢN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ VỚI BAC A BANK

Nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, mang đến sự thuận tiện tối ưu cho khách hàng trong các giao dịch tài chính, Ngân hàng…

Chia sẻ :


Mẹo bán hàng ăn uống trên Grabfood giúp chủ quán sinh tồn bất chấp mùa dịch

Dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có chuyển biến phức tạp, kéo theo hậu quả các nhà hàng, khu chợ, quán ăn uống đóng cửa và chuyển sang hình thức bán Online. Vậy làm thế nào để bán hàng trên Grabfood mà không lo bị ế?

Chia sẻ :


Thao túng chứng khoán, tâm lý đánh bạc và giám sát lơ là

Chiều 29-3-2022, Bộ Công an đã thông báo khởi tố và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC để điều tra về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, theo quy định tại điều 211 Bộ luật Hình sự.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *