Nhiều công ty Trung Quốc rót vốn đầu tư vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và có nhiều kỳ vọng vào quy mô thị trường, tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam. Theo số liệu nghiên cứu thị trường, tính đến hết tháng 11 năm 2020 Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3 trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 2,1 tỷ USD.
Luỹ kế đến tháng 11/2020, Trung Quốc đầu tư tổng cộng 18 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 3.087 dự án. FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 618 triệu USD, chiếm 30,6% tổng vốn đầu tư. Các dòng vốn của Trung Quốc “rót” vào nhiều lĩnh vực trong đó tập trung là dệt may, da giày, xơ sợi, nhiệt điện, khai thác khoáng sản…
Trong lĩnh vực điện và năng lượng, Tổng công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật Trung Quốc (CNTIC) – một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Trung Quốc cũng chọn Việt Nam làm thị trường đầu tư dài hạn. Tổng công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật Trung Quốc (CNTIC), trải qua 70 năm hình thành và phát triển, trở thành một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Trung Quốc. Năm 1998, China National Technical Import & Export Corporation (CNTIC) được sáp nhập vào tập đoàn China General Technology (Group) Holding Ltd, trở thành công ty con chủ chốt của tập đoàn thuộc top 500 tập đoàn hàng đầu thế giới dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước Trung Quốc.
Lĩnh vực kinh doanh chính của CNTIC tại Việt Nam
CNTIC coi Việt Nam là một thị trường ưu tiên và cực kỳ quan tâm đến việc phát triển và đầu tư các dự án phát điện lớn sử dụng nguồn năng lượng sạch như điện mặt trời, điện gió và LNG.
Việt Nam có hàng trăm khu công nghiệp, CNTIC cũng hướng tới đầu tư vào dự án năng lượng mặt trời mái nhà trên cơ sở hợp đồng mua bán điện tư nhân.
Dù thuộc sở hữu nhà nước, CNTIC hoàn toàn theo định hướng thị trường và khá linh hoạt. CNTIC rất cởi mở tại Việt Nam và mong muốn làm việc với tất cả đối tác trong lĩnh vực điện và năng lượng.
Tầm nhìn của CNTIC tại Việt Nam
Không có gì phải nghi ngờ, Việt Nam sẽ trở thành cường quốc kinh tế tại khu vực trong tương lai gần. Vì vậy, CNTIC có kế hoạch phát triển lâu dài tại đây, đầu tiên là tập trung vào lĩnh vực điện và năng lượng, sau đó dựa trên năng lực công nghiệp của tập đoàn để mở rộng các lĩnh vực khác.
CNTIC mong muốn bản địa hoá doanh nghiệp, hoà nhập vào thị trường Việt Nam, tận dụng công nghệ và nguồn tài chính sẵn có cũng như sự ủng hộ của địa phương để đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
Chặng đường phát triển của CNTIC
Năm 1952, chính quyền Trung Quốc thành lập Công ty CNTIC với tư cách là công ty thương mại kỹ thuật duy nhất có nhiệm vụ nhập khẩu thiết bị công nghiệp và công nghệ nước ngoài để thiết lập và cải thiện nền công nghiệp Trung Quốc.
Những năm qua, CNTIC đã hoàn thành hơn 7.500 dự án với tổng trị giá hơn 120 tỷ đô la Mỹ, góp phần hình thành nền công nghiệp phát triển và đưa Trung Quốc trở thành cường quốc công nghiệp.
Sau đó, từ khoảng 2006, CNTIC chuyển đổi mô hình tập trung thực hiện các dự án EPC ở nước ngoài. Hiện tại, CNTIC phát triển thành công ty đầu tư, tài chính và thực hiện EPC trong các lĩnh vực điện và năng lượng.
Hiện tại, hoạt động kinh doanh cốt lõi của CNTIC là phát triển, đầu tư, tài trợ, xây dựng và vận hành dự án trong lĩnh vực điện và năng lượng và hợp tác quốc tế. CNTIC đang nỗ lực bằng mọi cách để xây dựng một công ty mang tính toàn cầu, thông qua việc cung cấp cho đối tác tại quốc gia bản địa các giải pháp toàn diện và có hệ thống bao gồm: lập kế hoạch dự án, phát triển dự án xanh, đầu tư, cung cấp gói tài chính, xây dựng EPC và vận hành.
Thành tựu CNTIC đã đạt được
Trong lĩnh vực điện và năng lượng, CNTIC đã thi công với tư cách là nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ với 632 dự án, tổng trị giá trên 31,4 tỷ đô la Mỹ, trong 5 năm trở lại đây,
CNTIC đã cung cấp giải pháp tài chính cho 96 dự án ở nước ngoài với tổng giá trị 81,3 tỷ đô la Mỹ.
Năm 2019 đến 2021, CNTIC đã đầu tư và xây dựng thành công Nhà máy điện LNG 900MW (tổng vốn đầu tư 800 triệu USD), và nhà máy điện gió trên bờ 84MW tại Đông Âu (tổng vốn đầu tư 150 triệu USD)
Phản hồi