Nhận diện các sàn giao dịch lừa đảo trên mạng internet

Các sàn giao dịch này thường do một nhóm đối tượng ẩn danh tổ chức hoạt động, không có đăng ký kinh doanh và không có trụ sở tại Việt Nam.

Chỉ trong thời gian ngắn lực lượng Công an trên cả nước đã đấu tranh, triệt xóa rất nhiều sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option –BO) trên không gian mạng có dấu hiệu tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người tham gia. Tuy nhiên vì lợi nhuận nên những đối tượng đứng sau những sàn huy động vốn trái phép này luôn biến đổi một cách tinh vi để liên tục hoạt động dưới nhiều vỏ bọc nhằm dụ lừa được nhiều người dân.

Lực lượng công an tấn công các sàn giao dịch lừa đảo

Tại một tòa chung cư thuộc Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội lúc 6h sáng. 50 Chiến sỹ công an chia thành 7 mũi tấn công, vây gọn và đột kích ổ nhóm chuyên thành lập cái gọi là các sàn giao dịch ngoại hối, forex, tiền ảo.

Tại hiện trường, hai đối tượng cầm đầu là Nguyễn Thế Dương và Nguyễn Văn Quyền đã bị bắt, gần 100 đối tượng giúp sức đã bị khổng chế, nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động lừa đảo theo mô hình đa cấp đã bị thu giữ.

Nhóm đối tượng đã lập ra cái gọi là sàn giao dịch vàng ngoại tệ trái phép R forex.com chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của người tham gia…mà Công an TP.Hà Nội vừa phối hợp với Công an TP.HCM  đã huy động gần 300 cán bộ chiến sĩ đồng loạt triển khai tại 11 tỉnh, thành phố triệt phá thành công.

Đối tượng khai nhận nhóm nhóm này đã tổ chức xây dựng, quản trị và điều hành 4 sàn giao dịch vàng, tiền ảo, ngoại tệ trái phép, gồm: Rforex.com, Yaibroker, Vistaforex, Exswiss.

Các sàn giao dịch này đều được kết nối ứng dụng Meta trader 5 (phần mềm cho phép mọi người giao dịch trực tuyến trên thị trường ngoại hối, chứng khoán, hàng hóa và rất nhiều thị trường tài chính khác), để lôi kéo gần 12.000 người tham gia đến từ 27 quốc gia khác nhau.

Theo đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, các sàn giao quyền chọn nhị phân (Binary Option –BO) trên không gian mạng tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người tham gia đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với tổng số tiền giao dịch lên đến cả nghìn tỉ đồng

Đáng chú ý, các đối tượng trong ổ nhóm đã bị bắt giữ đều khai nhận đã sử dụng kỹ thuật để can thiệp vào hệ thống xử lý lệnh giao dịch, điều khiển các tài khoản của người chơi, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của các nhà đầu tư tham gia vào các sàn giao dịch nêu trên.

Các sàn giao dịch này thường do một nhóm đối tượng ẩn danh tổ chức hoạt động, không có đăng ký kinh doanh và không có trụ sở tại Việt Nam. Bản chất là không có hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị sử dụng, mà chủ yếu là hoạt động theo mô hình đa cấp, lấy tiền của người tham gia sau để trả lãi suất và hoa hồng cho người tham gia trước. Khi huy động được số tiền đủ lớn, các đối tượng sẽ ngừng chi trả lãi cho người tham gia, đồng thời đánh sập hệ thống và bỏ trốn cùng số tiền đã huy động được.

Nhận diện chiêu trò “ve sầu thoát xác” của những sàn giao dịch lừa đảo

Cục Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đánh giá các sàn giao dịch và trang thương mại điện tử đã bị lực lượng công an đấu tranh triệt xóa dù tên gọi khác nhau nhưng chúng có những đặc điểm chung dễ nhận biết là không có địa chỉ trụ sở hay người đứng đầu cụ thể và cũng không kinh doanh các sản phẩm mà hình thức đầu tư tài chính, giao dịch mà người mua sẽ đưa ra dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của các loại tài sản như hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu, chỉ số tại thời điểm dự đoán.

Mua – Bán”; “Lên – Xuống” hay “Xanh – Đỏ” là các lệnh dự đoán về các cặp tiền điện tử trong cái gọi là sàn ngoại hối Hitoption…30 giây là thời gian lựa chọn của người tham gia, để có cơ hội nhận về 95% tiền đặt cược chơi là chắc thắng, nếu không thắng sẽ được trả lại tiền. Sức hấp dẫn từ lời mời, lãi suất cao khó cưỡng đã thôi thúc hàng nghìn người tham gia. Nhưng kết quả giờ đây, toàn bộ số tiền có nguy cơ mất trắng.

Sau khi bị bắt nhóm cầm đầu Hitoption đã khai nhận, đây chỉ là chiêu trò lừa đảo. Các đối tượng đã lập ra 1 website, được mô phỏng giống với các sàn quốc tế. Tuy nhiên, các đối tượng có thể can thiêp vào các lệnh giao dịch, tự ý điều khiển thắng thua tùy ý.

Theo thiếu tá Triệu Mạnh Tùng, các sàn Wefinex, Raidenbo, Bitono, Pocinex, Deniex, Remitex, Ares BO, Binanex, Fxtradingmarket, GardenBO, Hitoption…đã bị triệt xóa hay quảng cáo cái gọi là “công nghệ robot tự động” có khả năng đoán đúng các lệnh để tạo ra lợi nhuận 15-30%/tháng bản chất là không có thật. Các đối tượng tự vẽ ra với những lời giới thiệu mỹ miều “ứng dụng thuật toán ma trận thông minh” vận hành theo “công nghệ Blockchain” để đánh lừa người chơi, thu hút các đối tượng người tham gia mới từ các vùng nông thôn, người lớn tuổi, người không biết về công nghệ tài chính.

Chúng còn tạo ra một đội ngũ “chim mồi” gọi là đội ngũ chuyên gia đọc lệnh, thường xuyên đăng ảnh nhận lãi khủng, mua nhà, được xe, ăn chơi sang chảnh thì cũng là những sinh viên nghèo, người lao động phổ thông không bằng cấp.

Hiện nay lợi dụng việc giãn cách do dịch bệnh, nhiều ứng dụng và website đang chạy quảng cáo để lôi kéo người dân tham gia vào sàn giao dịch quyền chọn nhị phân và giới thiệu là sản phẩm của công nghệ tài chính nước ngoài, gắn mác ứng dụng công nghệ Blockchain trong cuộc cách mạng 4.0 nhằm cố tình làm cho nhà đầu tư lầm tưởng các sàn này đã được cấp phép tại Việt Nam. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác không để bị các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ bởi  dù hoạt động dưới nhiều tiên gọi mỹ miều…nhưng những trang này sau khi chiếm đoạt tiền của người tham gia thì các đối tượng cầm đầu sẽ nhanh chóng đánh sập sàn đang hoạt động để thành lập sàn mới tương tự nhưng khác tên, để lấn trốn và tiếp tục lừa đảo.

(Theo ANTV)

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bộ Công an: Các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân có dấu hiệu lừa đảo

Cục An ninh mạng và phòng, chống phạm tội sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) vừa phát đi cảnh báo hoạt động của các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (binary option – BO) trên không gian mạng có dấu hiệu tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản…

Chia sẻ :


Triệt phá đường dây đánh bạc qua sàn SFX Capital với số tiền tới 90 triệu USD

Cơ quan Công an vừa triệt phá đường dây đặt cược tài chính qua sàn SFX Capital (https://sfxcapitals.com) với số tiền giao dịch lên đến 90 triệu USD (tương đương 2.160 tỷ đồng)…

Chia sẻ :


Hà Nội dự kiến chỉ có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường

Thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến sẽ chỉ có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường trong thời gian Hà Nội chống dịch. Công an thành phố Hà Nội được giao nhiệm vụ cấp phát, quản lý, kiểm tra, kiểm soát xử lý về cấp giấy đi đường cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố…

Chia sẻ :


Hàng loạt website sàn giao dịch BO trong hệ sinh thái Wefinex bị chặn

Cơ quan chức năng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với công an các địa phương xác minh, ngăn chặn và xử lý những sàn giao dịch có dấu hiệu vi phạm theo quy định pháp luật.

Chia sẻ :


Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, doanh nghiệp được bố trí 50% lao động làm việc tại văn phòng

UBND Thành phố Hà Nội vừa có Chỉ thị 22 về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Chia sẻ :


Công an cảnh báo người dân về những “sàn chứng khoán quốc tế”

Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa đưa ra cảnh báo cho người dân về những “sàn chứng khoán quốc tế”.

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


Thêm quy định mới cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử

Hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo nội dung mới được Chính phủ đưa ra tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, có hiệu lực vào đầu năm 2022…

Chia sẻ :


Trở thành ‘con mồi’ vì đăng thông tin ‘lỗi chuyển tiền’ lên mạng xã hội

Theo cơ quan điều tra, một trong những thủ đoạn mới nhất của nhóm tội phạm an ninh mạng là truy tìm “con mồi” trên các trang mạng xã hội (Facebook, Google) bằng cách tìm từ khóa như: “chuyển tiền nhầm”, “lỗi chuyển tiền”.

Chia sẻ :


Bắt nhóm cho vay lãi nặng tới 365%/năm, yêu cầu thế chấp bằng “video nóng”

Chỉ tính riêng từ năm 2018 đến nay, Lương Minh Ngọc và Nguyễn Thái Quý đã cho rất nhiều người dân trên địa bàn vay tiền với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, lãi suất từ 180-365%/năm. Đối với người vay không có tài sản, các đối tượng này sử dụng thủ đoạn yêu cầu người vay tiền “thế chấp” bằng các video, hình ảnh nhạy cảm của họ để cho vay.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *