Nguy cơ giảm giá bất động sản trên diện rộng

Phân khúc đất nền tại TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận có 01 dự án mở bán trong tháng 8/2021 - Nguồn: DKRA.

Tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung cũng như thị trường bất động sản nói riêng. Sức cầu chung toàn thị trường giảm mạnh.

Trước tình hình này, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã buộc phải rao bán bất động sản của mình đang nắm giữ, vì nguồn thu nhập giảm mạnh, không vay được ngân hàng để duy trì hợp đồng mua bán bất động sản.

Anh Huỳnh Tuấn Kiệt ngụ tại quận 11, TP.HCM, hiện đang đôn đáo đi vay ngân hàng để có tiền đóng theo tiến độ cho miếng đất nền đã mua tại một dự án ở tỉnh Long An. Đồng thời, anh Kiệt cũng nhờ môi giới bán giúp miếng đất này, dù lỗ cũng bán, nhưng vài tháng nay vẫn chưa “thoát hàng”.

Một môi giới bất động sản cho biết, vài tháng nay được nhiều người gửi bán giúp đất nền, căn hộ… vì không có tiền đóng tiếp theo tiến độ dự án. Tuy nhiên, theo người môi giới này, hiện khó tìm được người mua trong giai đoạn dịch bệnh, một phần vì do khách hàng không thể đến tận nơi xem sản phẩm, một phần vì tìm được khách có tiền dồi dào lúc này cũng hiếm.

Dữ liệu thị trường của trang batdongsan.com ghi nhận trong tháng 8/2021, lượng tin đăng toàn trang giảm 58%, lượt quan tâm giảm 27% so với tháng trước.

Phân khúc đất nền và đất lẻ trên toàn quốc có lượng tin đăng giảm mạnh tới 53%, lượng khách tìm kiếm sản phẩm ở phân khúc này cũng giảm 29%. Riêng tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, lượng khách có nhu cầu tìm mua đất nền và đất lẻ cũng giảm tới 33% so với tháng trước.

Thị trường bất động sản thứ cấp cũng kém sôi động, thanh khoản thị trường ở mức rất thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ghi nhận từ Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của DKRA Việt Nam cho thấy, đã xuất hiện việc một số nhà đầu tư giảm giá, cắt lỗ, giảm một phần lợi nhuận để tạo thanh khoản, do chịu áp lực từ lãi vay.

Tại phân khúc đất nền, nhiều chủ đầu tư đã đưa ra nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn nhằm kích cầu thị trường. Tuy nhiên, do trong thời gian qua, các tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng giãn cách toàn xã hội nên sức cầu thị trường không có nhiều khởi sắc.

Trong tháng 8/2021, thị trường đất nền tại TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận có 01 dự án mở bán mới. Cung cấp ra thị trường 23 sản phẩm, tỷ lệ tiêu thụ đạt 26% (khoảng 06 sản phẩm).

Phân khúc đất nền tại TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận có 01 dự án mở bán trong tháng 8/2021 - Nguồn: DKRA.
Phân khúc đất nền tại TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận có 01 dự án mở bán trong tháng 8/2021 – Nguồn: DKRA.

Ngoài ra, các chủ đầu tư và sàn môi giới bất động sản cũng nhanh chóng thích ứng với kế hoạch bán hàng online. Tuy nhiên, bất động sản là tài sản có giá trị lớn, mang tính đặc thù riêng, việc trao đổi thông tin về sản phẩm, đưa ra quyết định mua bán cần có thời gian, xem xét pháp lý, khảo sát thực tế dự án… mới có thể xuống tiền. Với các yếu tố này đã tác động đến hiệu quả trong việc triển khai bán hàng.

Tại phân khúc biệt thự/nhà phố trên địa bàn TP. HCM và các tỉnh giáp ranh cũng bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh và lệnh giãn cách xã hội, khiến nguồn cung và sức cầu thị trường sụt giảm mạnh.

Đây là tháng thứ 2 liên tiếp phân khúc này không ghi nhận nguồn cung mới mở bán. Nhiều dự án phải dời thời gian “ra hàng” do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Giao dịch thứ cấp kém sôi động và tiếp tục xu hướng giảm dù các chủ đầu tư đã nhanh chóng chuyển sang hình thức bán hàng, ráp căn online… nhưng vẫn không hiệu quả như hình thức bán hàng truyền thống.

Theo DKRA Việt Nam, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và các tỉnh, thành phố tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16, rất có thể thị trường sẽ xuất hiện việc bán tháo, giảm giá bất động sản trên diện rộng.

Còn theo một chuyên gia bất động sản, các trường hợp giảm giá đất nền, nhà phố trên thị trường thứ cấp trong tháng 8 bắt đầu phổ biến hơn so với tháng 6 và 7 do giãn cách kéo dài. Trường hợp bán cắt lỗ rơi vào nhóm các nhà đầu tư đứt gãy dòng tiền, mất khả năng thanh toán hoặc chịu áp lực tài chính quá lớn khi thu nhập giảm.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bất động sản TP.HCM: Xuất hiện tình trạng cắt lỗ, giảm giá

Dịch Covid-19 kéo dài và đang bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản…

Chia sẻ :


Đất nền tại TP.HCM và các tỉnh lân cận giảm giá cục bộ

Thị trường đất nền thứ cấp có dấu hiệu giảm giá cục bộ ở một số dự án và khu vực, mức giảm khoảng 5% – 7% so với tháng 5/2021, giai đoạn trước khi dịch bùng phát…

Chia sẻ :


TP.HCM đã thu hồi hơn 2.242ha đất

Hơn 2.242ha đất tại TP.HCM đã được thu hồi theo Nghị định 167; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 2.800ha…

Chia sẻ :


‘Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời’, tôi chưa thấy ai mua đất mà lỗ

‘Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời’”. Nếu đầu tư đất dài hạn, tài sản nhân 2, nhân 3 hay nhân 5 là chuyện bình thường. Mua miếng đất 1 tỷ, gặp thời giá lên 4-5 tỷ đồng là thực tế đã có rất nhiều…

Chia sẻ :


Thị trường khách sạn mong ngóng vaccine COVID-19 để thoát đáy

Chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 nhưng thị trường khách sạn vẫn đối diện nhiều hy vọng phục hồi nếu việc tiêm vaccine giúp ngành du lịch mở cửa trở lại.

Chia sẻ :


Bất động sản du lịch tiếp tục lao đao

Thị trường bất động sản du lịch, bao gồm cả phân khúc khách sạn đang chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid. Tình hình giao dịch tại các dự án nghỉ dưỡng gần như “đóng băng”. Trong khi đó, nhiều khách sạn hoạt động cầm chừng, nhiều khách sạn phải đóng cửa, nhiều khách sạn thì không thể cầm cự tiếp, buộc phải rao bán…

Chia sẻ :


Nhiều chủ khách sạn ngậm ngùi rao bán ‘cần câu cơm’ vì kiệt quệ

Nhiều chủ khách sạn ngậm ngùi rao bán “cần câu cơm” vì không đủ tiềm lực vận hành.

Chia sẻ :


Giá cổ phiếu ngân hàng đã giảm 15%, đây là lúc tích luỹ cho năm 2022?

Giá cổ phiếu các ngân hàng hiện đã điều chỉnh 15% so với mức đỉnh, và phần nào đã phản ánh tác động tiêu cực của đợt bùng phát hiện nay. Vì vậy cổ phiếu ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn khi cân nhắc giữa rủi ro và hiệu quả đầu tư… 

Chia sẻ :


Diễn biến “lạ” phân khúc đất nền Đà Nẵng, Quảng Nam

Là khu vực hấp dẫn du lịch hàng đầu cả nước cùng với định hướng phát triển kinh tế và mục tiêu trở thành đô thị quốc tế, Đà Nẵng và Quảng Nam đang được nhiều chủ đầu tư lớn quan tâm, chuẩn bị những dự án lớn, hứa hẹn thị trường BĐS sẽ rất sôi động trong thời gian ngắn tới khi dịch bệnh được kiểm soát.

Chia sẻ :


Thị trường khách sạn phía Nam bớt u ám

Trong quý II, TP HCM có 8 khách sạn làm nơi cách ly mới đi vào hoạt động, nâng tổng số lên 25, cung cấp…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *