Ngân hàng Nhà nước ra điều kiện nếu muốn thử nghiệm cho vay ngang hàng

Ngân hàng Nhà nước ra điều kiện nếu muốn thử nghiệm cho vay ngang hàng

Việt Nam hiện có khoảng 200 công ty công nghệ tài chính (fintech) và 90% số này hoạt động trong mảng ngân hàng (thanh toán, ứng dụng xếp hạng, chấm điểm tín dụng…).

Trong khi đó, chưa có văn bản pháp lý nào quy định với từng hoạt động của các fintech trong lĩnh vực như cho vay ngang hàng (P2P Lending), mô hình thanh toán mới hay chuyển tiền xuyên biên giới…

Để quản lý lĩnh vực mới tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro này, Ngân hàng Nhà nước hai năm nay đã xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động (sandbox) công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lấy ý kiến với dự thảo lần hai, đề xuất 6 lĩnh vực được thử nghiệm gồm cho vay ngang hàng. Một số lĩnh vực khác được phép thử nghiệm là cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ; chấm điểm tín dụng; chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng…

Ngân hàng Nhà nước cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 100 công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending) với nhiều đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. P2P Lending nổi lên tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây, tuy nhiên một số công ty lấy danh nghĩa mô hình này lợi dụng sự thiếu kiến thức của người dân để lừa bịp, quảng cáo sai sự thật. Với người bỏ vốn vào mô hình này, họ hứa hẹn lợi nhuận cao còn với người cần vay tiền, họ quảng cáo lãi suất thấp trong khi tính lãi thực tế cao “cắt cổ”.

Ngân hàng Nhà nước đánh giá, một số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending thiếu rõ ràng, minh bạch, thiếu ràng buộc có tính pháp lý, chưa có cơ chế giám sát, hậu kiểm đối với việc sử dụng, quản lý vốn vay nên có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên. Việc đưa ra các nguyên tắc và quy định để thử nghiệm có kiểm soát với fintech cho vay ngang hàng nói riêng, fintech ngân hàng nói chung là cần thiết.

Trong bản dự thảo Nghị định lần này, Ngân hàng Nhà nước quy định, công ty cho vay ngang hàng trong quá trình sandbox không được cung cấp biện pháp bảo đảm tiền vay, cung cấp dịch vụ môi giới thông tin cho vay tiền phục vụ đầu tư cổ phiếu và các hoạt động rủi ro cao khác hoặc sử dụng trái phép nguồn tiền từ khách hàng.

Nhân sự sáng lập, quản lý điều hành không được vay, cho vay và là bên bảo đảm hoặc bảo lãnh qua giải pháp fintech do mình vận hành, lợi dụng ưu thế quản lý, điều hành làm thay đổi các thông tin qua giải pháp fintech, thực hiện hành vi lừa đảo, gian lận, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Nhân sự quản lý, điều hành công ty cho vay ngang hàng cũng không được đồng thời là chủ sở hữu, nhân sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính, tín dụng, cầm đồ, kinh doanh đa cấp, chủ các dây hụi, họ hoặc đang làm trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến trung gian thanh toán, ví điện tử.

Trong bản hồ sơ đăng ký tham gia sandbox gửi Ngân hàng Nhà nước, công ty phải trình kế hoạch, phương án và triển khai các biện pháp phòng ngừa, quản lý và xử lý các rủi ro, quy định, quy trình về nhận biết, định danh khách hàng (KYC)…

Quỳnh Trang

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sẽ thử nghiệm cho vay ngang hàng

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo lấy ý kiến Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là lần lấy ý kiến dự thảo thứ hai.

Chia sẻ :


Sắp ban hành Nghị định về Fintech trong lĩnh vực ngân hàng

Thông qua Nghị định này, Chính phủ tạo cơ chế khuyến khích để doanh nghiệp cung ứng hoặc hợp tác cung ứng các giải pháp, dịch vụ ngân hàng – tài chính theo mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo…

Chia sẻ :


Rủi ro tiềm ẩn khi vay tiền qua mạng

Rủi ro từ việc vay tiền trên mạng cũng ngày càng trở nên phổ biến, bởi chính các thủ tục vay quá “nhanh chóng và đơn giản” của hình thức vay tiền trên mạng tồn tại nhiều yếu tố lừa đảo trong đó.

Chia sẻ :


8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021

Trong báo cáo cập nhật hoạt động ngân hàng mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra 8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021.

Chia sẻ :


Các ngân hàng nói sẽ đưa lãi suất huy động về dưới 9,5%

Trước việc một số đơn vị đẩy lãi suất huy động lên 11-12% một năm, Hiệp hội ngân hàng đề xuất mức lãi (gồm cả…

Chia sẻ :


Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra yêu cầu kiểm soát cấp vốn cho khách vay đấu giá đất

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất, bảo đảm đúng quy định.

Chia sẻ :


Tìm đường cho dự án Blockchain Việt phát triển

Trước làn sóng mới về sự bùng nổ Blockchain, rất nhiều ứng dụng đã được doanh nghiệp triển khai trong thời gian qua trong hoạt động giao dịch tài chính, chuỗi cung ứng, lĩnh vực nông nghiệp…

Chia sẻ :


Vụ Thanh toán NHNN: Ngày thẻ Việt Nam là cầu nối giúp giới trẻ trải nghiệm những công nghệ thanh toán hiện đại nhất

Thế hệ Gen Z có phong cách sống năng động, hiện đại, am hiểu công nghệ, có nhu cầu cá nhân hóa cao sẽ có cơ hội nắm bắt, khám phá, trải nghiệm những công nghệ thanh toán hiện đại, các sản phẩm, dịch vụ an toàn, tiện ích gắn với thẻ ngân hàng nói riêng và thanh toán số nói chung.

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


“Giải ngân Online” giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh 24/7 từ ACB

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận được nguồn vốn giải ngân dễ dàng, nhanh chóng 24/7, ACB đã triển khai tính năng “Giải ngân Online”, một giải pháp công nghệ hiện đại với thao tác đơn giản, thủ tục ít và nhiều ưu đãi…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *