Ngân hàng “giãy nảy” khi nhà điều hành muốn siết mua trái phiếu doanh nghiệp

Sau nhiều nhiệm kỳ, HIệp hội ngân hàng mới có buổi tọa đàm đề cao tính phản biện

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa tổ chức Tọa đàm trực tuyến lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư thay thế Thông tư số 22/2016/TT-NHNN và Thông tư số 15/2018/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA, hai Thông tư 22 và 15 đã có những tác động rất tích cực đến hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.

 
Quy định dự kiến tổ chức tín dụng không được vay vốn của tổ chức tín dụng khác để mua trái phiếu doanh nghiệp là không phù hợp vì Luật Các tổ chức tín dụng không cấm hoạt động này.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế, Hiệp hội Ngân hàng

Tuy nhiên, ông Hùng cũng nhấn mạnh, sau nhiều năm áp dụng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng, việc ban hành Thông tư mới thay thế là điều cần thiết để đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Tại tọa đàm, khi nhìn nhận về dự thảo thông tư mới, đa số các ngân hàng đều cho rằng: mặc dù đã có nhiều ý kiến đóng góp nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn đang giữ nguyên hướng theo dự kiến trước đó. Thậm chí, bổ sung thêm nhiều điều khoản khác chặt chẽ hơn so với dự thảo cuối năm 2020. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phân tích: với quy định dự kiến tổ chức tín dụng không được vay vốn của tổ chức tín dụng khác để mua trái phiếu doanh nghiệp là không phù hợp vì Luật Các tổ chức tín dụng không cấm hoạt động này nên không có cơ sở để đưa ra điều cấm như trên. Đồng thời, việc cấm đoán nói trên chưa thực sự phù hợp với nguyên tắc xây dựng pháp luật.

Theo ông Long, các tổ chức tín dụng được quyền huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nguồn vốn từ dân cư, tổ chức và các định chế tài chính, trong đó có các tổ chức tín dụng và thực hiện quản lý vốn tập trung. Nguồn vốn tập trung được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như đầu tư, cho vay, trả nợ đến hạn… và không tách riêng nguồn hình thành vốn khi sử dụng.

“Tổ chức tín dụng không có căn cứ để xác định nguồn vốn sử dụng để mua trái phiếu doanh nghiệp được hình thành từ nguồn nào cho nên, đề nghị bỏ nội dung này do không phù hợp với hoạt động quản lý vốn của tổ chức tín dụng”, đại diện Câu lạc bộ pháp chế ngân hàng nêu quan điểm.

Tương tự, với quy định tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành; trong đó, có mục đích để cơ cấu lại lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành, các ngân hàng cùng đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ hơn thế nào là “mục đích cơ cấu lại các khoản nợ” do hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào có định nghĩa về vấn đề này. Trong thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro… chỉ có định nghĩa về nợ cơ cấu thời hạn trả nợ.

Hay như, quy định tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác, đại diện VNBA cho rằng “mục đích trái phiếu để mua cổ phần, phần vốn góp là các mục đích không bị pháp luật cấm, cũng không phải là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, do đó không có cơ sở để cấm các tổ chức tín dụng thực hiện mua trái phiếu với mục đích này”. Vì vậy, VNBA cũng đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ quy định này.

 
Ngân hàng Nhà nước cũng có quan điểm riêng trong quản lý nhà nước và sẽ xem xét từng nội dung cụ thể, những nội dung nào không tiếp thu sẽ giải trình lý do chi tiết. 
Đại diện Ngân hàng Nhà nước tại buổi tọa đàm

Ngoài ra, VNBA có ý kiến với nhiều điểm nội dung khác trong dự thảo của Ngân hàng Nhà nước và đề nghị xem xét lại. Trong đó, các góp ý tập trung vào 4 nhóm chính, bao gồm: (i) nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp; (ii) quy định nội bộ; (iii) trách nhiệm của tổ chức tín dụng khi thực hiện mua trái phiếu doanh nghiệp và (iv) trách nhiệm của tổ chức tín dụng khi thực hiện bán trái phiếu doanh nghiệp.

Trước các ý kiến của các ngân hàng, đại diện Ngân hàng Nhà nước nêu quan điểm: trong dự thảo hiện tại đang có một số nội dung chưa hoàn toàn phù hợp về câu từ và có thể sẽ xem xét chỉnh sửa cho chuẩn xác hơn.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng có quan điểm riêng trong quản lý nhà nước và sẽ xem xét từng nội dung cụ thể, những nội dung nào không tiếp thu sẽ giải trình lý do chi tiết. 

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Các ngân hàng nói sẽ đưa lãi suất huy động về dưới 9,5%

Trước việc một số đơn vị đẩy lãi suất huy động lên 11-12% một năm, Hiệp hội ngân hàng đề xuất mức lãi (gồm cả…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất nhiều quy định mới để minh bạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phát triển nóng, phát sinh những rủi ro mới, Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới nhằm tăng tính công khai, minh bạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Qua đó, hướng đến mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng rà soát tác động việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh

Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng đang rà soát, đánh giá tác động của việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) và bất động sản.

Chia sẻ :


Tiếp sức cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh gói tín dụng 70.000 tỷ đồng

Trong quý 4/2021, một chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai nhằm chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt….

Chia sẻ :


Vì sao doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu?

Ngân hàng bị siết dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và điều kiện phát hành trái phiếu dễ dàng hơn là nguyên nhân chính khiến thị trường này bùng nổ trong vài năm gần đây.

Chia sẻ :


Ngân hàng chỉ được mua tín phiếu và chứng chỉ tiền gửi dưới 12 tháng

Quy định này đưa ra nhằm để thống nhất thời hạn giao dịch giữa các ngân hàng với nhau và thời hạn ngân hàng chiết khấu với khách hàng các giấy tờ có giá…

Chia sẻ :


Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Theo TS. Cấn Văn Lực, hạ tầng dịch vụ tài chính vẫn còn bất cập liên quan đến xếp hạng tín nhiệm, định giá trái phiếu, quản lý thông tin và dữ liệu thị trường, hay áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế…

Chia sẻ :


Ngân hàng “mất đứt” 28 nghìn tỷ đồng chứ không phải chuyện trên ti vi

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, muốn ngân hàng có thể hỗ trợ tiếp doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp khó khăn, dưới chuẩn, cần phải có cơ chế và chính sách ở mức cao hơn…

Chia sẻ :


Sự vụ tại Tân Hoàng Minh sẽ tác động mạnh tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản?

Sự việc hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu của Tân Hoàng Minh có thể ảnh hưởng đáng kể tới khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản, đồng thời có thể châm ngòi cho làn sóng bán trái phiếu doanh nghiệp trước hạn từ phía nhà đầu tư, theo đánh giá của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS).

Chia sẻ :


Một số yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm tiền gửi

Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đổ vỡ có thể gây ảnh hưởng xấu tới niềm tin của người gửi tiền, cũng như làm giảm sức cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *