Nếu áp dụng ‘3 lằn ranh đỏ’, 77% doanh nghiệp bất động sản niêm yết của Việt Nam vi phạm ít nhất 1 tiêu chí

Nếu áp dụng '3 lằn ranh đỏ', 77% doanh nghiệp bất động sản niêm yết của Việt Nam vi phạm ít nhất 1 tiêu chí

Theo thông tin được chia sẻ từ ông Nguyễn Quang Thuân – Chủ tịch và Tổng giám đốc FiinGroup. Nếu áp dụng bộ tiêu chí “3 lằn ranh đỏ” của Trung Quốc vào 69 công ty bất động sản đang niêm yết của Việt Nam, 77% sẽ vi phạm một tiêu chí (số liệu này không bao gồm Vingroup, vì đã tính Vinhomes). Tại Trung Quốc “3 lằn ranh đỏ” chỉ áp dụng cho 12 tập đoàn bất động sản lớn nhất.   

Nếu áp dụng 3 lằn ranh đỏ, 77% doanh nghiệp bất động sản niêm yết của Việt Nam vi phạm ít nhất 1 tiêu chí - Ảnh 1.

Mức độ đòn bẩy của các đơn vị bất động sản Việt Nam khá tương đồng với doanh nghiệp Trung Quốc (nợ vay ròng/vốn chủ đều khoảng 0,6 – 0,7 lần), nhưng khả năng trả lãi của doanh nghiệp Việt được đánh giá tốt hơn nhiều.

Trên thực tế, mặt bằng tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành bất động sản Việt Nam hiện gấp đôi Trung Quốc. Do đó, ông Thuân cho rằng, chừng nào giá nhà không bị giảm mạnh tới 30% và thanh khoản vẫn duy trì thì ngành bất động sản vẫn “ổn”, cho dù việc tái cơ cấu nợ đang diễn ra mạnh mẽ vì sự kiện COVID-19.

Nếu tính cả Vingroup, mức độ đòn bẩy toàn ngành sẽ cao hơn. Tuy nhiên, phân kỳ nợ của Vingroup khá dài, nhất là nợ vay/trái phiếu ngoại tệ chủ yếu từ 2024 trở đi và có cả khoản vay đến tận năm 2030. Hơn nữa, năng lực trả lãi vay của Vingroup cơ bản vẫn tốt, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn chiếm 35% nợ vay, trong khi Evergrande là 50%. 

Nếu áp dụng 3 lằn ranh đỏ, 77% doanh nghiệp bất động sản niêm yết của Việt Nam vi phạm ít nhất 1 tiêu chí - Ảnh 2.

Theo ông Thuân, sự kiện Evergrande và thị trường bất động sản Trung Quốc gần đây giống như bài học chính sách cho Việt Nam về nắn chỉnh sự phát triển của tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp. Việt Nam nên có cách tiếp cận linh hoạt và “từng bước” để kênh trái phiếu vẫn phát huy vai trò là vốn trung – dài hạn (nhất là tái cấu trúc khoản nợ do ảnh hưởng của COVID-19) và tín dụng bất động sản từ hệ thống ngân hàng được duy trì.

CEO FiinGroup cho rằng, chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp Việt vẫn cần được nắn dòng để duy trì và thực hiện minh bạch hóa thông tin, thực hiện phát hành riêng lẻ và đại chúng theo các chính sách hiện nay và truyền thông để nhà đầu tư hiểu rõ hơn. Ông Thuân nhấn mạnh đến việc phát hành trái phiếu bởi các công ty chưa niêm yết, do có chất lượng tín dụng thấp hơn nhiều.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho các sự kiện như Evergrande, điều này là không thể tránh khỏi nếu như chỉ nhắm vào trái phiếu có lãi suất cao mà quên đi yếu tố rủi ro.

“Vấn đề chỉ là khi nào?”, ông Thuân chia sẻ.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đâu là điểm tương đồng giữa doanh nghiệp bất động sản Việt Nam và Evergrande?

Gần đây, thông tin tập đoàn bất động sản nặng nợ Evergrande có nguy cơ vỡ nợ khiến không ít nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về tác động dây chuyền tới thị trường tài chính Việt Nam. 

Chia sẻ :


BỊ CHẬM THANH TOÁN TRÁI PHIẾU, NHÀ ĐẦU TƯ CÓ NÊN BÁN TÀI SẢN ĐẢM BẢO LÀ CỔ PHIẾU ĐỂ THU HỒI VỐN?

Trong bối cảnh hiện nay, khi hàng loạt doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ nợ, không ít nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu có…

Chia sẻ :


Vì sao doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu?

Ngân hàng bị siết dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và điều kiện phát hành trái phiếu dễ dàng hơn là nguyên nhân chính khiến thị trường này bùng nổ trong vài năm gần đây.

Chia sẻ :


Hơn 50% thị phần tư vấn trái phiếu doanh nghiệp thuộc về công ty chứng khoán có ngân hàng hậu thuẫn

Hiện nay, có khoảng 50 công ty chứng khoán được cấp phép tham gia vào các hoạt động liên quan của thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Trái phiếu bất động sản rủi ro cao

Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN)” do…

Chia sẻ :


Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ loạt cái tên mới

Nhiều công ty bất động sản đổ xô phát hành trái phiếu, tuy nhiên phần lớn đến từ các doanh nghiệp chưa niêm yết, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Chia sẻ :


Vụ Tân Hoàng Minh và chấn chỉnh của Nhà nước – Điều chỉnh để phát triển bền vững

Theo FiinRatings, những sự kiện tuần qua liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, gồm vụ vi phạm bị khởi tố và thông điệp của Chính phủ, mang đến những ảnh hưởng có thể có với thị trường vốn.

Chia sẻ :


Từ chuyện của Evergrande, nhìn về tỷ lệ nợ vay của các doanh nghiệp BĐS Việt Nam

Evergrande có hệ số nợ vay và nợ phải trả cao hơn “lằn ranh đỏ”, đồng thời nợ đến hạn trả cũng cao. Tỷ lệ nợ vay của các doanh nghiệp bất động sản nhà ở tại Việt Nam nhìn chung vẫn ở mức cho phép, riêng 4 công ty cao hơn 1 lần. MBKE cho rằng tỷ lệ nợ vay của Evergrande ở một mức rất cao, cao hơn hẳn so với tất cả các doanh nghiệp BĐS hiện nay tại Việt Nam.

Chia sẻ :


Bất động sản “hốt bạc” từ trái phiếu doanh nghiệp

Lũy kế từ đầu năm đến 15/10, giá trị trái phiếu phát hành bởi nhóm bất động sản đạt 148,36 nghìn tỷ đồng, chiếm 37% tổng giá trị…

Chia sẻ :


Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Theo TS. Cấn Văn Lực, hạ tầng dịch vụ tài chính vẫn còn bất cập liên quan đến xếp hạng tín nhiệm, định giá trái phiếu, quản lý thông tin và dữ liệu thị trường, hay áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *