Mỹ quyết định không thay đổi chính sách thương mại với Việt Nam

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai - Ảnh: AP

Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) vừa ra quyết định chính thức về vụ điều tra chính sách tiền tệ của Việt Nam theo điều khoản 301 của Đạo Luật Thương mại Mỹ năm 1974, theo đó USTR sẽ không áp dụng biện pháp điều chỉnh thương mại đối với Việt Nam.

Trong thông báo ngày 23/7, USTR cho biết thỏa thuận giữa Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây đã đưa ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề đang được điều tra. Do đó, cơ quan này quyết định không điều chỉnh chính sách thương mại với Việt Nam ở thời điểm này. Thời gian tới, USTR, phối hợp với Bộ Tài chính Mỹ, sẽ giám sát việc triển khai thỏa thuận của Việt Nam.

“Tôi đánh giá cao Việt Nam vì cam kết giải quyết các mối quan ngại của Mỹ về hoạt động tiền tệ của mình và đây là một hình mẫu quan trọng cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Mỹ, cho biết.

Bà Tai nhấn mạnh rằng người lao động và doanh nghiệp Mỹ sẽ mạnh hơn khi các đối tác thương mại định giá đồng nội tệ của họ một cách công bằng và cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng.

“Thời gian tới, phối hợp với Bộ Tài chính, USTR sẽ làm việc với Việt Nam để đảm bảo việc triển khai, đồng thời sẽ tiếp tục kiểm tra thông lệ tiền tệ của các đối tác thương mại lớn khác”, Đại diện Thương mại Mỹ cho biết.

Cuộc điều tra của USTR được bắt đầu vào tháng 10/2020. Tới tháng 12, Bộ Tài chính Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, lần đầu tiên gắn mác thao túng tiền tệ với Việt Nam và Thụy Sỹ. Tuy nhiên, tháng 4/2021, Bộ Tài chính Mỹ, dưới thời Tổng thống Joe Biden cho biết, không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại. Theo đó, Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ bị cáo buộc thao túng tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, không sử dụng tỷ giá nhằm giành lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế. Việc điều hành tỷ giá những năm qua – trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung – nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Quyết định mới của USTR độc lập với một cuộc điều tra khác về gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam nghi dùng nguyên liệu của Trung Quốc đang diễn ra. Cuộc điều tra này có thể dẫn đến việc Mỹ áp đặt thuế quan lên hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam hoan nghênh quyết định của USTR. 

“Đây là bước đi tích cực tiếp theo thoả thuận đạt được ngày 19/7 giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Đây cũng là kết quả đối thoại xây dựng và thiện chí của cả hai bên nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quan hệ kinh tế song phương, hướng tới xây dựng quan hệ ổn định và bền vững, có lợi cho cả hai nước trên tinh thần Đối tác toàn diện”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận mới về chính sách tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ sẽ thông báo cho các cơ quan khác trong chính phủ Mỹ về thỏa thuận mới về các hoạt động tiền tệ…

Chia sẻ :


Đoàn công tác Bộ Tài chính Mỹ đến Việt Nam để chuẩn bị cho báo cáo quan trọng trong tháng 4

Ngày 06/04/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Tài chính Mỹ do Ông Robert Kaproth – Phó Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ làm Trưởng đoàn.

Chia sẻ :


VinaCapital: Mỹ không áp thuế quan – chiến thắng cho Việt Nam, nhà đầu tư hưởng lợi lớn

Mỹ không áp thuế quan đối với Việt Nam loại bỏ một rủi ro lớn cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ cam kết của Việt Nam cho phép đồng tiền của quốc gia tăng giá…

Chia sẻ :


Hơn 24 triệu đối tượng được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ

Theo báo cáo của 63 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố, đến nay tổng kinh phí thực hiện gói 26.000 tỷ trên toàn quốc đạt gần 21,89 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 24 triệu đối tượng…

Chia sẻ :


Giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành mới đạt hơn 50%, ba vướng mắc cản tiến độ

Để đảm bảo tiến độ dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, công tác giải phóng mặt bằng cần phải tăng tốc…

Chia sẻ :


Chủ tịch UBCK: “Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt là sự việc đơn lẻ chỉ tác động ngắn hạn bởi hệ sinh thái FLC chỉ chiếm 0,35% vốn hoá thị trường”

Chủ tịch UBCK Trần Văn Dũng cho rằng những sự kiện liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết chỉ tác động đến thị trường chứng khoán chỉ là ngắn hạn và không quá lớn do giá trị vốn hóa của FLC, cũng như các công ty trong hệ sinh thái FLC chiếm giá trị không lớn trên thị trường (lần lượt chiếm khoảng 0,16% và 0,35% vốn hóa toàn thị trường).

Chia sẻ :


Lo chính sách hỗ trợ không đến đúng đối tượng

Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 9/11, ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội Hà Nội nhấn mạnh, việc sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp rất cần cụ thể hóa đối tượng để áp dụng phù hợp…

Chia sẻ :


Vụ Việt Á: Khám xét nhà phát hiện nhiều bị can có hơn 10 tỷ trong ngăn kéo

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022 chiều 4/6, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã thông tin với báo chí về kết quả điều tra ban đầu một số vụ án điểm thời gian qua, trong đó có vụ việc tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á…

Chia sẻ :


Tháo gỡ khó khăn cho các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Bài viết nhìn lại thực trạng tháo gỡ khó khăn cho các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trên cơ sở đánh giá tình hình trả nợ và cơ chế xử lý rủi ro được áp dụng đối với các dự án này, đặt trong mối tương quan với mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn và các biện pháp tháo gỡ khó khăn của các tổ chức tín dụng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giảm bớt áp lực tài chính đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Chia sẻ :


Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân

Trong giai đoạn 2016-2021, cả nước đã đầu tư 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu m2. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trên cả nước…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *