Một startup sách nói Việt Nam vừa được rót vốn hơn 1 triệu USD

Hai nhà đồng sáng lập Fonos Xuân Nguyễn và Oscar Jesionek. Ảnh: Fonos

Theo Tech in Asia, Fonos – startup đứng sau nền tảng âm thanh số, sách nói cùng tên, vừa được các quỹ Hustle Fund, iSeed, Angel Central cùng các nhà đầu tư trong nước rót số tiền 1,1 triệu USD trong vòng gọi vốn hạt giống.

Hai nhà đồng sáng lập Fonos Xuân Nguyễn và Oscar Jesionek. Ảnh: Fonos

Hai nhà đồng sáng lập Fonos Nguyễn Xuân và Oscar Jesionek. Ảnh: Fonos

Fonos hoàn tất vòng gọi vốn vào quý II năm nay, nhờ đà tăng trưởng mạnh mẽ và đều đặn. Từ đầu năm 2021, startup ghi nhận mức tăng doanh thu gấp 5 lần mỗi tháng, bất chấp các ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19. Riêng trong tháng 8/2021, Fonos cũng chứng kiến số lượng người dùng tăng trưởng mạnh mẽ, với hơn 70.000 tài khoản hoạt động thường xuyên.

Theo startup này, hầu hết người dùng của Fonos đến từ các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM, với độ tuổi đa số từ 25 đến 34, kế tiếp là người dùng từ 18 đến 25 tuổi.

Fonos được ông Oscar Jesionek và bà Nguyễn Xuân đồng sáng lập vào năm 2020, mang đến cho người dùng một thư viện sách nói và các nội dung âm thanh độc quyền, gồm cả sách nói tiếng Việt có bản quyền, từ những tác giả có sách bán chạy trên thị trường quốc tế lẫn Việt Nam.

Hiện, startup đã ký kết hợp tác với nhiều đơn vị xuất bản trong nước như Nhà xuất bản Trẻ, Alphabooks, Thái Hà Books, Nhã Nam, Đông A… nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp các sản phẩm âm thanh chất lượng cao.

Jesionek – CEO của Fonos, cho biết startup có phòng thu âm riêng và làm việc với nhiều nghệ sĩ lồng tiếng khác nhau. Do tập trung vào khâu sản xuất sách nói với sự đầu tư từ giọng đọc đến phòng thu, nên nhóm sản xuất audio hiện chiếm một nửa số nhân viên công ty. 

Theo Nguyễn Xuân – nhà đồng sáng lập Fonos, chất lượng giọng đọc và nội dung sách là yếu tố tạo nên chất lượng của sách nói. Do Việt Nam có nhiều vùng miền, phương ngữ khác nhau, nên đặc tính về giọng nói của sách nói cũng khác nhau. Yêu cầu đặt ra là chất giọng phải truyền cảm để thuyết phục người đọc.

Nếu lựa chọn hướng đi là sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I.) để đọc thì có thể giảm chi phí sản xuất, song giọng đọc của A.I. hiện vẫn chỉ phù hợp với việc truyền tải các nội dung ngắn như tin tức, chứ chưa phù hợp với nhu cầu của người nghe yêu thích sách văn học. Đối với các sản phẩm này, yêu cầu về sự truyền tải tinh thần của sách cũng cao hơn, do đó các giọng đọc chuyên nghiệp và có trải nghiệm phù hợp mới thể hiện được tốt nhất.

Fonos mang đến cho người dùng một thư viện sách nói và các nội dung âm thanh độc quyền, gồm cả sách nói tiếng Việt có bản quyền

Fonos mang đến cho người dùng một thư viện sách nói và các nội dung âm thanh độc quyền, gồm cả sách nói tiếng Việt có bản quyền. Ảnh: Fonos

Ngoài sách nói có bản quyền, thư viện nội dung âm thanh của Fonos còn có chuyên mục tóm tắt sách, dài 10 – 15 phút, gồm cả định dạng âm thanh lẫn văn bản, cùng hướng dẫn thiền định, truyện đọc trước khi ngủ, nhạc thư giãn dành cho hội viên. Phí đăng ký 1 năm trên nền tảng này là 899.000đ, tương đương 75.000đ/tháng.

Khi đăng ký, hội viên năm và hội viên tháng đều nhận được 1 thẻ sách mỗi tháng để chọn mua 1 sách nói bất kỳ, bất kể giá cả. Hội viên được sở hữu tất cả sách nói đã mua mãi mãi và được nghe lại bất kỳ lúc nào, ngay cả khi đã hủy tham gia gói hội viên Fonos.

“Nhu cầu hấp thụ nội dung âm thanh chất lượng cao của giới trẻ Việt là rất lớn. Chúng tôi đang cố gắng lắng nghe và thấu hiểu những gì người dùng muốn, đồng thời lên kế hoạch phát triển thư viện nội dung để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ấy”, Jesionek nói.

Tuy nhiên, Fonos không phải là công ty đầu tiên nhắm đến thị trường sách nói tại Việt Nam, nơi có gần 70 triệu người dùng Internet. Trên thực tế, ứng dụng sách nói tại Việt Nam cũng đang phát triển với nhiều thương hiệu, song cách vận hành không giống nhau và mang lại những trải nghiệm khác nhau cho người nghe sách nói.

Trước Fonos, Waves – một startup về audio và podcast đã ngừng hoạt động hồi tháng 10 năm ngoái. Startup này từng gọi vốn thành công 1,2 triệu USD. 

Theo Tech in Asia, Fonos – startup đứng sau nền tảng âm thanh số, sách nói cùng tên, vừa được các quỹ Hustle Fund, iSeed, Angel Central cùng các nhà đầu tư trong nước rót số tiền 1,1 triệu USD trong vòng gọi vốn hạt giống.

Hai nhà đồng sáng lập Fonos Xuân Nguyễn và Oscar Jesionek. Ảnh: Fonos

Hai nhà đồng sáng lập Fonos Nguyễn Xuân và Oscar Jesionek. Ảnh: Fonos

Fonos hoàn tất vòng gọi vốn vào quý II năm nay, nhờ đà tăng trưởng mạnh mẽ và đều đặn. Từ đầu năm 2021, startup ghi nhận mức tăng doanh thu gấp 5 lần mỗi tháng, bất chấp các ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19. Riêng trong tháng 8/2021, Fonos cũng chứng kiến số lượng người dùng tăng trưởng mạnh mẽ, với hơn 70.000 tài khoản hoạt động thường xuyên.

Theo startup này, hầu hết người dùng của Fonos đến từ các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM, với độ tuổi đa số từ 25 đến 34, kế tiếp là người dùng từ 18 đến 25 tuổi.

Fonos được ông Oscar Jesionek và bà Nguyễn Xuân đồng sáng lập vào năm 2020, mang đến cho người dùng một thư viện sách nói và các nội dung âm thanh độc quyền, gồm cả sách nói tiếng Việt có bản quyền, từ những tác giả có sách bán chạy trên thị trường quốc tế lẫn Việt Nam.

Hiện, startup đã ký kết hợp tác với nhiều đơn vị xuất bản trong nước như Nhà xuất bản Trẻ, Alphabooks, Thái Hà Books, Nhã Nam, Đông A… nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp các sản phẩm âm thanh chất lượng cao.

Jesionek – CEO của Fonos, cho biết startup có phòng thu âm riêng và làm việc với nhiều nghệ sĩ lồng tiếng khác nhau. Do tập trung vào khâu sản xuất sách nói với sự đầu tư từ giọng đọc đến phòng thu, nên nhóm sản xuất audio hiện chiếm một nửa số nhân viên công ty. 

Theo Nguyễn Xuân – nhà đồng sáng lập Fonos, chất lượng giọng đọc và nội dung sách là yếu tố tạo nên chất lượng của sách nói. Do Việt Nam có nhiều vùng miền, phương ngữ khác nhau, nên đặc tính về giọng nói của sách nói cũng khác nhau. Yêu cầu đặt ra là chất giọng phải truyền cảm để thuyết phục người đọc.

Nếu lựa chọn hướng đi là sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I.) để đọc thì có thể giảm chi phí sản xuất, song giọng đọc của A.I. hiện vẫn chỉ phù hợp với việc truyền tải các nội dung ngắn như tin tức, chứ chưa phù hợp với nhu cầu của người nghe yêu thích sách văn học. Đối với các sản phẩm này, yêu cầu về sự truyền tải tinh thần của sách cũng cao hơn, do đó các giọng đọc chuyên nghiệp và có trải nghiệm phù hợp mới thể hiện được tốt nhất.

Fonos mang đến cho người dùng một thư viện sách nói và các nội dung âm thanh độc quyền, gồm cả sách nói tiếng Việt có bản quyền

Fonos mang đến cho người dùng một thư viện sách nói và các nội dung âm thanh độc quyền, gồm cả sách nói tiếng Việt có bản quyền. Ảnh: Fonos

Ngoài sách nói có bản quyền, thư viện nội dung âm thanh của Fonos còn có chuyên mục tóm tắt sách, dài 10 – 15 phút, gồm cả định dạng âm thanh lẫn văn bản, cùng hướng dẫn thiền định, truyện đọc trước khi ngủ, nhạc thư giãn dành cho hội viên. Phí đăng ký 1 năm trên nền tảng này là 899.000đ, tương đương 75.000đ/tháng.

Khi đăng ký, hội viên năm và hội viên tháng đều nhận được 1 thẻ sách mỗi tháng để chọn mua 1 sách nói bất kỳ, bất kể giá cả. Hội viên được sở hữu tất cả sách nói đã mua mãi mãi và được nghe lại bất kỳ lúc nào, ngay cả khi đã hủy tham gia gói hội viên Fonos.

“Nhu cầu hấp thụ nội dung âm thanh chất lượng cao của giới trẻ Việt là rất lớn. Chúng tôi đang cố gắng lắng nghe và thấu hiểu những gì người dùng muốn, đồng thời lên kế hoạch phát triển thư viện nội dung để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ấy”, Jesionek nói.

Tuy nhiên, Fonos không phải là công ty đầu tiên nhắm đến thị trường sách nói tại Việt Nam, nơi có gần 70 triệu người dùng Internet. Trên thực tế, ứng dụng sách nói tại Việt Nam cũng đang phát triển với nhiều thương hiệu, song cách vận hành không giống nhau và mang lại những trải nghiệm khác nhau cho người nghe sách nói.

Trước Fonos, Waves – một startup về audio và podcast đã ngừng hoạt động hồi tháng 10 năm ngoái. Startup này từng gọi vốn thành công 1,2 triệu USD. 

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đầu tư startup không chỉ dùng lý trí

“Khó có thể đưa ra một danh sách các tiêu chí để lựa chọn startup. Quỹ của chúng tôi sẽ xem xét nhiều khía cạnh khác nhau từ thị trường, mô hình kinh doanh, tính cạnh tranh cho đến đội ngũ sáng lập…”

Chia sẻ :


Startup công nghệ Việt có thể cạnh tranh “sòng phẳng” với nước ngoài

Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, nhiều startup do người Việt sáng lập đã chứng minh năng lực không hề thua kém tại nhiều quốc gia, là cơ hội thuận lợi để vươn ra thị trường thế giới.

Chia sẻ :


Startup gọi vốn: Dễ mà không dễ

Mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nhưng rất nhiều startup đã gọi vốn thành công, thậm chí còn gọi được vốn hàng triệu USD từ các cá mập và nhà đầu tư.

Chia sẻ :


Startup công nghệ Bizzi nhận vốn từ 500 Startups Vietnam

Startup Bizzi, nền tảng ứng dụng học máy xử lý tự động hóa đơn điện tử vừa huy động thành công khoản đầu tư từ quỹ 500 Startups Vietnam.

Chia sẻ :


Do Venture rót vốn vào một nền tảng Edtech Việt

VUIHOC là một trong những nền tảng giáo dục online đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình học trong cả ba môn cốt lõi đối với học sinh tiểu học…

Chia sẻ :


Founder từ bỏ vị trí Phó Chủ tịch Nexttech bắt đầu từ con số 0

Sau 15 năm sát cánh cùng chồng xây dựng Nexttech, bà Đào Lan Hương chuyển hướng xây dựng startup về công nghệ giáo dục Teky.

Chia sẻ :


Doanh nhân Thái Hương – Nhà sáng lập Tập đoàn TH: Nỗ lực lấp đầy những “lỗ hổng” trong quản lý chất lượng sữa!

  Ngay từ khi ra đời cho tới nay, Tập đoàn TH và cá nhân nữ doanh nhân Thái Hương – Nhà Sáng lập, Chủ…

Chia sẻ :


4 DN Việt Nam Logivan, Lozi, Hoozing và Med247 lọt danh sách 100 đáng chú ý của Forbes Asia: Có tiềm năng lớn, vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp Covid-19

Những doanh nghiệp này được Forbes đánh giá đã góp phần giải quyết các vấn đề như cải thiện lưu thông, mở rộng kết nối, bình ổn giá cả ở các vùng sâu vùng xa… trong đại dịch.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may chờ chính sách mở cửa xuyên suốt

Với những thách thức bủa vây doanh nghiệp dệt may mong mỏi chính sách mở cửa xuyên suốt, đồng nhất giữa các địa phương sẽ cứu vãn tình thế hiện tại.

Chia sẻ :


Chung đam mê, 4 chàng trai Ê đê bắt tay làm giàu từ nông nghiệp sạch

Với mong muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, 4 chàng trai Êđê tại thị trấn Krông Năng (huyện Krông Năng) có chung niềm đam mê nông nghiệp đã cùng nhau triển khai mô hình nông nghiệp sạch với tên gọi “Mập Farmer”.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *