Mỗi năm thất thu 85% số thuế phải thu từ Google và Facebook

Chống thất thu thuế trong kinh doanh trên nền tảng số vẫn là bài toán khó

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tài chính, tính chung từ năm 2018 đến hết tháng 4/2022, số thuế các tổ chức tại Việt Nam nộp thay nhà thầu nước ngoài đạt hơn 5.111 tỷ đồng, tính riêng 4 tháng đầu năm 2022 đạt 437 tỷ đồng. Trong đó, một số tập đoàn lớn như Facebook nộp 1.965 tỷ đồng; Google nộp 1.902 tỷ đồng; Microsoft là 651 tỷ đồng. 

SỐ THUẾ ĐÃ NỘP CHƯA TƯƠNG XỨNG VỚI DOANH THU “KHỦNG” 

Cũng theo Bộ Tài chính, tại Việt Nam hiện 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (gồm 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ) và 3 công ty đối tác được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài. Số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.

Về quản lý thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, theo quy định hiện hành, số thu thuế thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài) trung bình trên 1.100 tỷ đồng/năm. 

 

“Về quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, đến ngày 23/5, cơ quan thuế thu được số thu từ xử lý vi phạm, chống thất thu khoảng 735 tỷ đồng, tính riêng số thu 4 tháng đầu năm 2022 đạt 176 tỷ đồng”.

(Báo cáo Bộ Tài chính).

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử dù có sự chuyển biến nhưng số thu này chưa tương xứng với doanh thu khủng của các nền tảng kinh doanh xuyên biên giới ở Việt Nam như Google, Facebook hay Netflix. Thực tế này không chỉ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, nguy hại hơn, còn tạo tình trạng bất bình đẳng giữa những người kinh doanh. 

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân gian lận trong kê khai, nộp thuế, cố tình giấu doanh thu, trốn thuế trong hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, bán hàng online vẫn xảy ra nhiều. 

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa qua, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre cho rằng, vấn đề chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số không mới, tuy nhiên, các giải pháp mà Bộ trưởng Bộ Tài chính đưa ra vẫn chung chung dưới các cụm từ “nỗ lực”, “cố gắng”. Bởi vậy, mỗi năm, ngành thuế vẫn thất thu khoảng 85% số thuế phải thu từ Google, Facebook.

BẤT ĐỒNG VỚI ĐỀ XUẤT THU THUẾ QUA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đây là một lĩnh vực rất mới và khó, bởi máy chủ đặt ở nước ngoài và người mua thanh toán nhiều bằng tiền mặt. Vì vậy, hiện nay chúng ta đang thất thu rất lớn đối với sàn thương mại điện tử và kinh doanh công nghệ.

Cũng theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Bộ Tài chính vừa thiết lập Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, quy định mức thu cụ thể. Đồng thời, thông báo, vận động, giải thích để các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp xuyên biên giới có thể đăng ký để nộp thuế.

Theo đó, đối với các tập đoàn công nghệ có thương hiệu như You Tube, Google, Microsoft… có thể đăng ký nộp thuế đầy đủ theo đúng quy định.

Còn lại giao dịch riêng lẻ trên Facebook hoặc trên Zalo thanh toán bằng tiền mặt… vẫn gây thất thu rất lớn. Bởi vậy, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành khác để đấu tranh trong lĩnh vực này. 

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, những người tham gia trên sàn thương mại điện tử có thể là người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài, không biết họ ở quốc gia nào, sử dụng máy chủ như thế nào nên rất khó quản lý. 

Vì vậy, gần đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; đồng thời, công bố dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/20/2020 hướng dẫn Luật Quản lý thuế với mong muốn sàn thương mại điện tử kê khai thuế thay người bán; tuy nhiên, các hướng đi nêu trên đều vấp phải sự phản ứng từ thị trường và các bên liên quan.

Theo đó, để khắc chế gian lận trong nền tảng số, Bộ Tài chínhđưa ra đề xuất sàn thương mại điện tử được ủy quyền để nộp thuế thay cho những người tham gia sàn, có như vậy mới cấp phép để sàn thương mại điện tử hoạt động; đồng thời, cần sự phối hợp giữa Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành trong việc quản lý sàn thương mại điện tử. Nếu được ủng hộ theo phương án này, biện pháp để thu thuế trên sàn thương mại điện tử sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, dư luận cho rằng sàn thương mại điện tử giống như “chợ”, là trung gian kết nối nên không thể bắt chủ “chợ” nộp thay người bán.

Trước các ý kiến trái chiều, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, đang “nghiên cứu lại” và tìm phương án tối ưu nhất để thực hiện được vấn đề thu thuế trên sàn thương mại điện tử.

Theo tư lệnh ngành tài chính, trong tương lai, cần xây dựng một hệ thống công nghệ để kiểm soát và tự động thu tiền thông qua hệ thống ngân hàng xuyên biên giới. Tuy nhiên, vấn đề này mới dừng ở ý tưởng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hé lộ số thuế Facebook, Google… đã nộp tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan…

Chia sẻ :


Thu gần 5.000 tỷ đồng tiền thuế qua bán hàng online

Quản lý thuế kinh doanh qua mạng, đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực thuế là những nội dung thu hút sự quan tâm của…

Chia sẻ :


Đôi nam nữ tại Hà Nội nộp hơn 40 tỷ đồng tiền thuế từ viết ứng dụng trên Google, Apple

Một cô gái có thu nhập năm 2020 hơn 330 tỷ đồngg, nộp thuế 23,4 tỷ đồng. Ngoài ra, một nam thanh 30 tuổi (cùng tại quận Cầu Giấy) đã viết nhiều phần mềm, thu về khoảng 260 tỷ đồng, nộp thuế 18,1 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Google, YouTube, Netflix… phải nộp thuế trực tuyến tại Việt Nam

Nhà cung cấp nước ngoài hoạt động thương mại điện tử không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam sẽ chịu thuế VAT 5%, thu nhập doanh nghiệp 10%. Nếu trốn thuế, Việt Nam sẽ tiến hành truy thu…

Chia sẻ :


Tháng 8 triển khai lộ trình 4 bước thu thuế qua sàn thương mại điện tử

7 tháng, ngành Thuế kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra 25.972,31 tỷ đồng, nộp ngân sách 3.261,25 tỷ đồng. Trong tháng 8/2021, sẽ thực hiện lộ trình chống thất thu thuế qua sàn thương mại điện tử…

Chia sẻ :


Siết quản lý thuế các giao dịch chuyển tiền qua Paypal

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các cục thuế tỉnh thành tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), trong đó tăng cường phát hiện các giao dịch cổng thanh toán quốc tế qua cổng Paypal.

Chia sẻ :


Giảm giá kịch sàn căn hộ cho thuê: Giá thuê rẻ bằng phòng trọ sinh viên, căn hộ bỏ trống cả năm nhưng chủ nhà vẫn phải bỏ tiền túi hàng chục triệu đồng bù lỗ

Từ nhiều năm qua, hoạt động mua căn hộ rồi cho thuê đã mang lại lợi nhuận tốt cho không ít nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư căn hộ cho thuê đang rơi vào tình cảnh điêu đứng và xuất hiện tình trạng giá thuê giảm kịch sàn.

Chia sẻ :


Tổng cục Thuế tìm sáng kiến mới cho quản lý thương mại điện tử

Ngày 9/9/2021, Tạp chí Thuế tổ chức công bố và phát động cuộc thi viết Thuế với thương mại điện tử…

Chia sẻ :


Kiến nghị xử lý gần 23 nghìn tỷ đồng qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Qua công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế 6 tháng đầu năm, ngành Thuế đã kiến nghị xử lý trên 22.963 tỷ đồng, trong đó tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 4.935 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 828 tỷ đồng; giảm lỗ là 17.200 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính bỏ quy định sàn thương mại điện tử phải kê khai và nộp thuế thay cá nhân?

Chưa kịp áp dụng quy định sàn thương mại điện tử phải kê khai và nộp thay tiền thuế cho chủ cửa hàng trên sàn, Bộ Tài chính đã nghiên cứu bỏ quy định này. Thay vào đó, sàn thương mại chỉ phải cung cấp thông tin người bán hàng qua sàn.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *