Môi giới BĐS thao túng thị trường gây ‘sốt đất’, Bộ Xây dựng tổng rà soát
Số lượng môi giới Bất động sản (BĐS) tăng rất nhanh thời gian qua nhưng chất lượng lại không đi kèm dẫn đến một số lực lượng hoạt động “bát nháo”, tiếp tay cho nhà đầu tư thao túng thị trường, gây bất ổn. Trước thực trạng này, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng cần có cuộc tổng rà soát để nhận diện vấn đề, đề tìm ra giải pháp giải quyết.
Môi giới BĐS thao túng thị trường
Phát biểu tại tọa đàm “Vai trò Nhà môi giới bất động sản trong xu thế mới”, ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA cho biết, ước tính nước ta hiện có khoảng 300.000 người tham gia làm môi giới BĐS, thậm chí con số thực có thể nhiều hơn vì “ai cũng có thể làm môi giới BĐS”.
Tuy nhiên, bên cạnh những sàn môi giới BĐS chuyên nghiệp, tổ chức quy củ thì có nhiều tổ chức quy mô nhỏ, trung bình, vài trăm người cũng có chưa đảm bảo chuyên môn, năng lực môi giới. Bởi những đơn vị môi giới này chỉ có chiến lược ngắn hạn, đầu tư theo kiểu “lướt sóng”, để hưởng lợi “xổi”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) nhận định, thời gian vừa qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 nhưng thị trường BĐS vẫn liên tục “sốt nóng”, đặc biệt là giá cả liên tục thay đổi, đảo chiều, tạo ra áp lực rất lớn cho thị trường, thậm chí giá đất đai một số nơi nhảy múa, tăng vọt một cách bất ngờ.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 nhưng thị trường BĐS vẫn liên tục “sốt nóng”, đặc biệt là giá cả liên tục thay đổi, đảo chiều, tạo ra áp lực rất lớn cho thị trường, thậm chí giá đất đai một số nơi nhảy múa, tăng vọt một cách bất ngờ, phần lớn là do lực lượng đầu cơ, môi giới BĐS không chuyên nghiệp “tiếp tay”, thao túng. |
Chủ tịch VARS cho rằng, để xảy ra thực trạng nêu trên, một trong những nguyên nhân xuất phát từ lực lượng đầu cơ, môi giới BĐS tay ngang, không chuyên nghiệp. Kể cả những nhà môi giới tại các công ty chuyên nghiệp vẫn cố tình “tiếp tay” để đẩy giá, thổi giá nhà, đất nhằm hưởng lợi.
“Giai đoạn vừa qua, tôi cho rằng có nhiều nhà đầu cơ cũng có sự thao túng thị trường BĐS. Những hành vi này có thể bị xử lý hay không, cái này cần pháp luật nghiên cứu, nếu có thì xử lý, mà chưa có thì đưa vào luật để xử lý”.
Đồng quan điểm với ông Đính, bà Nguyễn Hương, Phó Chủ tịch VARS cũng nhận xét rằng, để xảy ra những câu chuyện “cò” đất bất lương, nhiễu loạn thị trường, một phần nguyên nhân do chưa có sự đánh giá, xây dựng tiêu chí để xác định điều kiện hành nghề môi giới. Bởi khung pháp lý về lĩnh vực này đã thả nổi trong thời gian khá dài, trong khi số lượng môi giới ngày càng tăng nhanh dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường.
“Đã đến lúc chúng ta cần quy chuẩn cho nghề môi giới. Cần quy định rõ điều kiện cần và đủ cho cá nhân và tổ chức tham gia hành nghề. Để từ đó, có giám sát, chế tài mạnh tay với những hành vi làm trái quy định, trái quy chuẩn nghề nghiệp”, bà Hương nhấn mạnh.
Cần có cuộc tổng rà soát thị trường BĐS
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) khẳng định, cần có một cuộc tổng rà soát để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thị trường BĐS thời gian qua, để nhận diện vấn đề mới có thể tìm ra giải pháp.
Ông Khởi chỉ ra, hiện có phải nhà môi giới nào cũng hiểu biết về kiến thức pháp luật không? Trong 300.000 nhà môi giới BĐS hiện nay, có bao nhiêu người đã học và được cấp chứng chỉ môi giới? Bao nhiêu người biết kỹ năng hành nghề là gì? Trách nhiệm của nhà môi giới đối với xã hội ra sao? Thế hệ trước, nhà môi giới rất chăm chỉ học, Nhà nước rất quan tâm, có đào tạo, thi cử, rất sôi động, còn thực tế hiện nay, trong 300.000 nhà môi giới BĐS, có bao nhiêu người đã học và được cấp chứng chỉ môi giới?
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) khẳng định, cần có một cuộc tổng rà soát để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thị trường BĐS thời gian qua, để nhận diện vấn đề mới có thể tìm ra giải pháp. |
Ngoài ra, ông Khởi cho rằng, cần xác định nhà môi giới hiện nay vì sao không cần đi học, hay không sợ pháp luật, không sợ bị lên án, đạo đức hành nghề có cần không và sẽ do ai đưa ra, có đề xuất pháp luật hóa đạo đức hành nghề môi giới chưa. Và vấn đề liệu xuất phát từ việc quy định về pháp luật đối với họ chưa đủ, chưa đi vào thực tế hay trách nhiệm, định hướng của các nhà môi giới, lãnh đạo tổ chức môi giới, cá nhân môi giới chưa đủ tâm, đủ tầm và đủ trách nhiệm.
Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, hiện có hai nghị định mới là Nghị định 02 (quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh BĐS ban hành tháng 1) và Nghị định 16 (Quy định xử phạt hành chính – ban hành tháng 1) với nội dung rất quan trọng, có liên quan tới môi giới BĐS.
Do đó, thời gian tới chúng ta cần phải bàn thêm về các vấn đề như có cần bán BĐS qua sàn hay không, có cho phép môi giới BĐS được hoạt động độc lập mà phải thành lập doanh nghiệp, hay việc học và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS định danh thế nào. “Hoạt động chứng khoán, có những quy định cụ thể, chặt chẽ như phải vào sàn chứng khoán hoạt động chứ không hoạt động ngoài. Do đó với BĐS cần phải có sự nghiên cứu về luật”, ông Khởi nói thêm.
Theo Điều 59, Nghị định 16 “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng”, từ ngày 28/1/2022, phạt 40 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hết thời hạn sử dụng theo quy định; tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS làm sai lệch nội dung chứng chỉ; cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới BĐS; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS. Phạt 120 – 160 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh dịch vụ BĐS mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định hoặc không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định; Hợp đồng kinh doanh dịch vụ BĐS không được lập thành văn bản hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định; Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, dịch vụ BĐS, giao dịch BĐS hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; sàn giao dịch BĐS không có quy chế hoạt động hoặc hoạt động sai quy chế được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc hoạt động không có tên, địa chỉ theo quy định hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoạt động nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS. |
Theo Điều 59, Nghị định 16 “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng”, từ ngày 28/1/2022, phạt 40 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hết thời hạn sử dụng theo quy định; tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS làm sai lệch nội dung chứng chỉ; cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới BĐS; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.
Phạt 120 – 160 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh dịch vụ BĐS mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định hoặc không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định; Hợp đồng kinh doanh dịch vụ BĐS không được lập thành văn bản hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định;
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, dịch vụ BĐS, giao dịch BĐS hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; sàn giao dịch BĐS không có quy chế hoạt động hoặc hoạt động sai quy chế được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc hoạt động không có tên, địa chỉ theo quy định hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoạt động nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.
Theo Điều 59, Nghị định 16 “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng”, từ ngày 28/1/2022, phạt 40 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hết thời hạn sử dụng theo quy định; tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS làm sai lệch nội dung chứng chỉ; cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới BĐS; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.
Phạt 120 – 160 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh dịch vụ BĐS mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định hoặc không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định; Hợp đồng kinh doanh dịch vụ BĐS không được lập thành văn bản hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định;
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, dịch vụ BĐS, giao dịch BĐS hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; sàn giao dịch BĐS không có quy chế hoạt động hoặc hoạt động sai quy chế được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc hoạt động không có tên, địa chỉ theo quy định hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoạt động nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.
Phản hồi