Mang 6,7 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ gần 1,2 tỷ USD

Đồ hoạ: K.LINH

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2020.

169/807 DOANH NGHIỆP VỐN GÓP NHÀ NƯỚC LỖ LUỸ KẾ 33.750 TỶ ĐỒNG

Theo tổng hợp từ các Bộ, ngành, địa phương, tính đến 31/12/2020, cả nước có 807 doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước với tổng tài sản là 3,6 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019. Tổng doanh thu đạt 1,98 triệu tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2019. Lãi phát sinh trước thuế đạt 162,9 nghìn tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2019.

Có 119/807 doanh nghiệp chiếm 15% tổng số doanh nghiệp có lỗ phát sinh với tổng số lỗ phát sinh 15.740 tỷ đồng. Có 169/807 doanh nghiệp chiếm 21% tổng số doanh nghiệp còn lỗ luỹ kế với tổng số lỗ luỹ kế là 33.750 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả là 1,8 triệu tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2019. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 54% tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp.

Bóc tách riêng với nhóm doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tổng doanh thu hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty đạt 1,4 triệu tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2019. Có 11 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ luỹ kế là 11.464,2 tỷ đồng và 7 công ty mẹ còn lỗ luỹ kế 6.064 tỷ đồng. 

Đồ hoạ: K.LINH
Đồ hoạ: K.LINH

Đối với nhóm doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng doanh thu đạt 355.460 tỷ đồng, giảm 28% so với năm 2019. Theo báo cáo hợp nhất có 30/187 doanh nghiệp chiếm 16% tăng 25% so với số lượng năm 2019 có tổng số lỗ phát sinh là 12.003 tỷ đồng. Trong đó, có một số doanh nghiệp vốn nhà nước có lỗ phát sinh theo báo cáo hợp nhất lớn như HVN lỗ phát sinh 11.178 tỷ đồng, Đài truyền hình Việt Nam lỗ phát sinh 265 tỷ đồng; TCT Lương thực miền Nam lỗ phát sinh 210 tỷ đồng; TCT CP Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam lỗ phát sinh 154 tỷ đồng.

Có 35/187 doanh nghiệp chiếm 19% với tổng số lỗ luỹ kế là 17.739 tỷ đồng. Tính riêng công ty mẹ, có 3 công ty mẹ có lỗ luỹ kế 9.625 tỷ đồng.

Mang 6,7 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ gần 1,2 tỷ USD - Ảnh 1

Đối với nhóm doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ đổ xuống, tổng doanh thu đạt 79.016 tỷ đồng, giảm 3% so với năm 2019. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, có 39/161 doanh nghiệp chiếm 24,2% tổng số doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống với tổng số lỗ phát sinh là 322 tỷ đồng. Tính riêng công ty mẹ có TCT Sông Hồng lỗ phát sinh 57 tỷ đồng.

Có 44/161 doanh nghiệp chiếm 27,3% số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống với tổng lỗ luỹ kế là 2.809 tỷ đồng.

46 DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI LỖ LUỸ KẾ 26.600 TỶ ĐỒNG

Theo báo cáo của các đơn vị, tính đến ngày 31/12/2020, có 28 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước không bao gồm các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước thuộc 4 Bộ (Quốc phòng, Xây dựng, Công Thương, Y tế), Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 4 tỉnh Hà Tĩnh, Đắc Lắc, An Giang, Tp.HCM thực hiện 131 dự án đầu tư ra nước ngoài.

Số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện trong năm 2020 của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước là 129,92 triệu USD, chủ yếu tại các Dự án của các công ty con Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các dự án của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, dự án của VNPT, Viettel…

Luỹ kế đến 31/12/2020, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước là 6.719 triệu USD, trong đó, PVN có số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện lớn nhất 3.973 triệu USD chiếm 59% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện; tiếp theo là Viettel với 1.454,9 triệu USD chiếm 22%; VRG đứng thứ ba với 925,8 triệu USD chiếm 14%.

Năm 2020, có 121/131 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước có báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh với 32 dự án không phát sinh doanh thu, 89 dự án có doanh thu với tổng doanh thu tại nước ngoài năm 2020 là 5.542 triệu USD bằng 79% so với năm 2019.

Trong đó, có 28 dự án bị lỗ với số lỗ 236,89 triệu USD, giảm 6 dự án lỗ nhưng số lỗ tăng 81 triệu USD và bằng 152% so với năm 2019. 61 dự án có lợi nhuận với tổng lợi nhuận sau thuế là 426,6 triệu USD, giảm 138,3 triệu USD và bằng 75% so với năm 2019. Số lợi nhuận được chia trong năm của các nhà đầu tư Việt Nam là 118,7 triệu USD, giảm 87,5 triệu USD và bằng 58% so với năm 2019.

Đến ngày 31/12/2020, có 46 dự án còn lỗ luỹ kế với tổng số lỗ luỹ kế là 1.171,6 triệu USD, giảm 1 dự án và tăng 120 triệu USD so với năm 2019.

Báo cáo đánh giá, các dự án trồng và chế biến cây cao su, một số dự án vẫn còn trong giai đoạn đầu tư hoặc mới đưa vào khai thác đang lỗ kế hoạch, tiềm ẩn rủi ro. Một số dự án viễn thông có số lỗ luỹ kế lớn hoặc mất quyền kiểm soát và rủi ro tỷ giá. Một số dự án không hiệu quả thuộc các lĩnh vực khai thác vẫn hoạt động hoặc dừng triển khai như Dự án khai thác muối mỏ Kali tại Lào, Dự án thành lập Hãng hàng không quốc gia Campuchia, Dự án khai thác khoáng sản Steung Treng – Campuchia… Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước chưa đạtr kỳ vọng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

“Kỳ tích” một doanh nghiệp nhà nước nợ phải trả gấp gần 18 lần vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn là 1,1 lần, trong đó có 14 công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.

Chia sẻ :


Hơn 85 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid-19 thứ 4 tiếp tục làm gia tăng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm, trong đó chỉ riêng TP.HCM đã chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường…

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Tiến độ cổ phần hóa tiếp tục “rùa bò”

Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng năm 2021, Bộ mới nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 3 doanh nghiệp, đều không nằm trong danh sách 89 doanh nghiệp theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

Chia sẻ :


Bất ngờ với công việc của Tổng giám đốc “siêu doanh nghiệp” 128.000 tỉ đồng ở quê

Liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) đăng ký tăng vốn điều…

Chia sẻ :


Mỗi tháng có hơn 17.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

DNVN – Trong quý I/2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 49,7% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 17,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Chia sẻ :


Bất động sản “hốt bạc” từ trái phiếu doanh nghiệp

Lũy kế từ đầu năm đến 15/10, giá trị trái phiếu phát hành bởi nhóm bất động sản đạt 148,36 nghìn tỷ đồng, chiếm 37% tổng giá trị…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp năng lượng tăng hơn 10 lần giai đoạn 2010-2019

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), giai đoạn 2010-2019, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tăng mạnh…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp ‘ngấm đòn’ COVID-19, tiền nợ thuế tăng mạnh

Trong 7 tháng đầu năm nay, số tiền thuế các cá nhân, tổ chức đang nợ đã tăng gần 23% so với thời điểm cuối năm trước, chỉ dấu cho thấy hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Tuy nhiên, số thu vẫn cao nhờ nhiều lĩnh vực nóng như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, lắp ráp ô tô …

Chia sẻ :


Tổng Công ty 36 (G36): Gánh lỗ từ các công ty liên doanh liên kết, quý 2 ghi nhận lỗ gần 15 tỷ đồng

Các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lỗ hơn 21 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *