Luật Dinh Dưỡng Học Đường- Khi Tiếng “Súng Lệnh” Đã Vang Lên!

Lần đầu cụm từ “Luật Dinh Dưỡng Học Đường” xuất hiện là vào năm 2018, do Tập đoàn TH đề xuất. Chỉ có vỏn vẹn 5 từ nhưng quả thật, nó khơi gợi biết bao điều lớn lao! Cả một thế hệ con em chúng ta 20-30 năm nữa có thể chất, thể trạng ra sao? Có đủ đáp ứng yêu cầu hội nhập để xây dựng một Việt Nam hùng cường?

Đó là câu hỏi lớn dành cho cả xã hội, cả đất nước, dành cho những ai đang thực sự quan tâm tới những mầm non tương lai của đất nước.

Nhưng tới nay, sau 3 năm, vẫn chưa thấy câu trả lời về “Luật Dinh Dưỡng Học Đường”. Thật tiếc, tất cả vẫn chỉ đang là ý tưởng ấp ủ hay đúng hơn là dự kiến, là dự định, là kế hoạch…

Bao giờ, Quốc hội ta đưa “Luật Dinh dưỡng học đường” vào trong Kế hoạch xây dựng Luật, được đưa ra Nghị trường bàn thảo để được thông qua, được thực thi trong cuộc sống?

Mới đây, câu chuyện Luật Dinh Dưỡng Học Đường lại được khơi gợi lên qua tâm sự của bà Thái Hương- “người đàn bà sữa”, nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược THtruemilk. Ngay từ khi khởi dựng Dự án sữa, bà đã tự tay mình viết lên tầm nhìn, sứ mệnh của mình: “Một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực, trong đó yếu tố tiên quyết cho sự phát triển này không những là nguồn dinh dưỡng thiết yếu như lúa, gạo, thực phẩm và các sản phẩm sữa mà cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe bền vững. Đầu tư vào phát triển thể lực và trí lực là phát triển nòi giống của dân tộc, là đầu tư vào phát triển bền vững mang tính chiến lược quốc gia”.

Nếu không hành động quyết liệt vì tầm vóc Việt ngay từ hôm nay, thì mong ước rất giản dị như của Chủ tịch UBMTTQ Nguyễn Thiện Nhân trong Lễ phát động Quỹ Sữa học đường năm 2016: Đến năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập đất nước, Việt Nam ra khỏi danh sách nước có người dân thấp còi cũng khó thành hiện thực!”

Quả thực, nhiều người khi mới nghe đề xuất rất cần thiết phải sớm xây dựng “Luật Dinh dưỡng học đường” của bà Thái Hương đã tỏ ý hoài nghi. Trong đó, nổi lên là câu hỏi: Phải chăng bà Thái Hương đưa ra đề xuất trên nhằm “đánh bóng” thương hiệu Sữa tươi THTruemilk?

Nhưng, những người thật sự có trách nhiệm với tương lai đất nước không nghĩ như vậy. Đã có nhiều ý kiến lên tiếng đồng tình ủng hộ.

GS.TS. Lê Thị Hợp cho rằng, Việt Nam nên xem xét luật hóa dinh dưỡng học đường, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực vào cuộc. Điều này đã được thể hiện trong Quyết định số 41/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ em sẽ có khả năng phát triển thể lực, trí lực, học tập tốt hơn, tương lai có thể đóng góp tích cực cho gia đình, xã hội và đất nước. Vì vậy, dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ là điều vô cùng quan trọng và cần được chú ý”, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, GS.TS. Lê Thị Hợp chia sẻ.

Theo PGS.TS. Bác sĩ Bùi Thị Nhung – Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế): Hiện nay, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng nhanh ở cả khu vực nông thôn và thành phố. Theo kết quả tổng điều tra về dinh dưỡng tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em từ 5-19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020. Như vậy, trong một thập kỷ qua, con số này đã tăng lên hơn 2 lần. Tình trạng thừa cân, béo phì gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ em; Đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, cao huyết áp, hội chứng chuyển hóa đã xuất hiện rất sớm ở các trẻ em mầm non và tiểu học bị béo phì.

Nguyên nhân của tình trạng thừa cân béo phì là gia đình không nhận thức đúng về tình trạng dinh dưỡng của con mình, tâm lý thích trẻ bụ bẫm dẫn đến trẻ bị ép ăn, cho đến khi trẻ tăng cân tích lũy nhiều năm dẫn đến béo phì nặng và có những hệ lụy về sức khỏe… “Ở các quốc gia phát triển, chương trình bữa ăn học đường được quy định rõ ràng và cụ thể về tiêu chuẩn dinh dưỡng và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, Nhật Bản từ năm 1954 đã có luật về dinh dưỡng học đường, để một trường học bán trú được phép đi vào hoạt động đòi hỏi phải có các quy định rất cụ thể về cơ sở vật chất, nhân lực, đào tạo và có một cử nhân dinh dưỡng tiết chế được đào tạo chuyên sâu để tính toán và xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho nhà trường.

Tại Việt Nam, chúng ta chưa có luật Bữa ăn học đường và cũng không thể ngay lập tức áp dụng luật dinh dưỡng học đường như Nhật Bản vì sẽ không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam”- PGS.TS Bùi Thị Nhung cho hay.

Tại Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg (tháng 3.2020), Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phùng Xuân Nhạ đặc biệt nhấn mạnh tới mô hình điểm về Dinh dưỡng và bữa ăn học đường đã được Tập đoàn TH nghiên cứu bài bản, lĩnh hội đầy đủ các thành tựu dinh dưỡng từ kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công trên thế giới, kết hợp với khảo nghiệm thực tế tại các địa phương, vùng miền của Việt Nam.

Bộ trưởng tin tưởng không chỉ TH mà còn có thêm những tập đoàn khác cũng sẽ đồng hành với Bộ GD – ĐT xây dựng một số mô hình điểm thật tốt. Trên cơ sở đó sẽ cùng rút kinh nghiệm để đưa ra được một văn bản làm khung cho tất cả địa phương thực hiện.

Tập đoàn TH đã tận tâm đồng hành cùng Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo cùng các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng học đường của Viện dinh dưỡng Quốc gia, chuyên gia thể lực của Đại học sư pham thể dục thể thao TPHCM cùng sự tư vấn của Ban điều phối Đề án 641 triển khai bài bản Mô hình điểm “Bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh Việt Nam trong năm học 2020-2021

Được biết, mô hình điểm này sẽ làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng Luật về Dinh dưỡng học đường, hiện thực hóa một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030, góp phần nuôi dưỡng, cải thiện tầm vóc, sức khỏe và trí tuệ thế hệ tương lai.

Mới đây, tại Hội nghị Tổng kết mô hình bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam, năm học 2020-2021, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Ngô Thị Minh đã chỉ đạo: Nhân rộng mô hình bữa ăn học đường, nâng cao sức khỏe, tầm vóc học sinh. Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng kêu gọi sự vào cuộc của toàn xã hội bên cạnh sự đồng hành của Bộ GDĐT, các bộ ban ngành và Tập đoàn TH, các địa phương cũng cần chủ động tìm kiếm các đơn vị, doanh nghiệp tài trợ, truyền thông cho mô hình này…

Nhưng, thực tế đó vẫn chỉ là những mô hình đang được áp dụng thí điểm tại 10 tỉnh, thành thuộc 5 vùng sinh thái, trong đó 5 tỉnh thành cho HS mẫu giáo: TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam, Thái Bình; 5 tỉnh, thành cho HS tiểu học: Nghệ An, Sơn La, An Giang, Lâm Đồng và Thừa Thiên-Huế.

Ngày 02/10/2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số Số: 1660/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025″. Trong đó, đặc biệt nêu rõ: “Về tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:

– 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khoá, hoạt động ngoại khoá.

– 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định, trong đó 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% trường học ở khu vực nông thôn xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm.

– 60% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuẩn theo quy định.”

Quyết tâm, lòng nhiệt huyết, đầu tư của cả xã hội cho thế hệ “tương lai” lúc nào cũng đặt ở mức cao nhất. Nhưng, kết quả lại còn không ít hạn chế. Khi mà thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện nhưng bữa ăn học đường, dinh dưỡng của trẻ em mầm non, tiểu học hiện ra sao? Xin được đưa ra câu trả lời: Năm 2019, PGS, TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong 30 năm qua, tỷ lệ biến đổi suy dinh dưỡng giảm ngoạn mục từ 51% xuống 14% nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở mức cao so với thế giới! Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi chỉ giảm từ 59,7% xuống 26%. Nếu tính theo tỷ lệ này thì ở Việt Nam, hiện tại cứ 4 trẻ thì vẫn còn 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao thấp so với tuổi).

Còn theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 8 năm 2007-2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 21,2% xuống còn 14,1%. Tỷ lệ thấp còi giảm từ 33,9% xuống còn 24,5%.

Theo Tổ chức Unicef, Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất. Theo đó, Việt Nam có hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm; đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ em tiểu học có xu hướng tăng nhanh ở khu vực thành thị: Nghiên cứu năm 2017-2018 của Viện
Dinh dưỡng Quốc gia trên một số tỉnh thành (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Nghệ An,
Thái Nguyên, Sóc Trăng) cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ em tiểu học ở khu vực thành thị là 41,9%. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020: Tỷ
lệ thừa cân béo phì của nhóm trẻ 5-19 tuổi đã tăng từ 8,5% (năm 2010) lên 19,0% (năm 2020). Như vậy, trẻ em đang bị gánh nặng kép về dinh dưỡng: có những vùng còn tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhưng nhiều vùng đối mặt với thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính không lây. Nguyên nhân của gánh nặng kép về dinh dưỡng là chế độ ăn chưa cân
đối, thiếu hoạt động thể lực, xu hướng sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn giàu năng lượng, cần có các giải pháp thử nghiệm phù hợp với từng vùng miền về bữa ăn học đường, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục thể chất, cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, lối sống năng động, tích cực từ tuổi nhỏ. Những giải pháp này cần phải được triển khai đồng bộ bằng chính sách và Luật

Trước những “chỉ số” đáng báo động ấy, chúng ta còn chần chừ gì nữa mà chưa quyết liệt bắt tay xây dựng “Luật Dinh Dưỡng Học Đường”?

Cuộc sống đang đòi hỏi! Tương lai của đất nước đang bị đe doạ bởi tình trạng thấp còi suy dinh dưỡng, béo phì!

“Luật Dinh Dưỡng Học Đường”- tiếng “súng lệnh” đã vang lên, thúc giục chúng ta cần gấp gáp hành động!

(Còn nữa)

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nhân Thái Hương – Nhà sáng lập Tập đoàn TH: Nỗ lực lấp đầy những “lỗ hổng” trong quản lý chất lượng sữa!

  Ngay từ khi ra đời cho tới nay, Tập đoàn TH và cá nhân nữ doanh nhân Thái Hương – Nhà Sáng lập, Chủ…

Chia sẻ :


Thủ tướng Chính phủ: “Thống kê phải nâng tầm để các con số biết nói và thực chất hơn”

“Thống kê không chỉ là liệt kê con số theo một cách cơ học mà phải làm các con số “biết nói”, thực chất hơn và phục vụ kịp thời cho công tác tham mưu, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh…

Chia sẻ :


“Bỏ quên” nhà ở cho người thu nhập thấp

Trong thời gian qua, thị trường nhà ở tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình nhà ở mới cũng đã xuất hiện, giá bán liên tục tăng cao. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội thì ngày càng thiếu hụt.

Chia sẻ :


Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân

Trong giai đoạn 2016-2021, cả nước đã đầu tư 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu m2. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trên cả nước…

Chia sẻ :


Sửa đổi Nghị định 82: Làm sao để dọn ổ đón đại bàng?

Nhiều ‘nút thắt’ trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 82 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế đã được đại diện các doanh nghiệp lớn nêu ra nhằm ‘dọn ổ đón đại bàng’ trong thời gian tới.

Chia sẻ :


“Sự vào cuộc của Chính phủ, từ những lãnh đạo cao nhất, cho đến các bộ ban ngành thực sự đã truyền cảm hứng cho những nữ doanh nhân chúng tôi”

Bài Phát biểu tại cuộc gặp của Thủ tướng Chính phủ với doanh nhân Việt Nam của bà Thái Hương, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh…

Chia sẻ :


Nhịn ăn, tích góp dành tiền ‘yêu’ nấm, mỗi năm chàng trai 9X Hải Dương thu cả tỷ đồng

Từ đồng vốn nhỏ giọt chỉ 2 triệu đồng ban đầu, chỉ sau 3 năm lập trang trại nấm ngay chính quê nhà, anh Lê Văn Mùa (SN 1990) ở Hải Dương đã có thể thu về 2 tỷ đồng/năm, lãi hơn 1 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản khiến quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021 bị chậm và trễ thì đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất…

Chia sẻ :


Sửa đổi nhiều quy định tháo gỡ vướng mắc đất đai khi chờ sửa Luật

Kết quả rà soát vướng mắc, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai của các Bộ, ngành, địa phương và từ ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội… đã cho thấy có nhiều vấn đề bất cập, cần sửa đổi…

Chia sẻ :


Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Dương đến năm 2040 là đô thị cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ

 Hải Dương được xác định là đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng Nam và Đông Nam Đồng bằng Sông Hồng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *