Logistics thương mại điện tử thu hút ông lớn quốc tế

Từ đại gia tàu biển Maersk đến gã khổng lồ chuyển phát FedEx đều muốn tham gia thị trường logistics thương mại điện tử Việt Nam.

Ba tháng sau khi chi 3,6 tỷ USD mua lại LF Logistics (Hong Kong), tuần này, ông Ditlev Blicher, Giám đốc điều hành Maersk châu Á – Thái Bình Dương đến Việt Nam mang theo tham vọng mới.

Maersk (Đan Mạch) sở hữu hơn 730 tàu container, hiện diện tại 130 quốc gia. Bất chấp cơn bão kinh tế đang nổi lên, doanh thu quý III của hãng đạt kỷ lục 22,8 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ 2021.

Hãng vận tải container hàng đầu thế giới theo khối lượng đang chuyển trọng tâm dần sang logistics, mong muốn đưa doanh thu mảng này vượt qua mảng vận tải biển vào giữa thập kỷ này. Định hướng đó cộng với sự hấp dẫn của thương mại điện tử khiến hãng không đứng ngoài cuộc chơi ở Việt Nam. Ông Ditlev Blicher cho rằng, với chuyên môn của LF Logistics trong lĩnh vực hoàn tất đơn hàng đa kênh, Maersk sẽ có vị thế tốt hơn trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

“Năng lực này không chỉ phục vụ được khách hàng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và còn B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng)”, ông Ditlev Blicher nói.

Ông Hoan Đặng, Trưởng bộ phận Hoàn tất đơn hàng đa kênh tại Maersk Việt Nam và Campuchia thừa nhận trước khi có LF, năng lực mảng này của họ khá hạn chế. Hiện công ty xử lý rất nhiều đơn hàng thương mại điện tử B2C, tức đưa hàng đến tận tay khách hàng. Sau khi sáp nhập, họ có thể kết hợp với các sàn để xử lý đơn hàng tại thị trường Việt Nam.

“Đại gia” chuyển phát nhanh hàng không FedEx cũng đang thâm nhập sâu hơn thông qua việc tích hợp dịch vụ với các thị trường thương mại điện tử trong khu vực. Mục tiêu là để các nhà bán lẻ trực tuyến có thể dùng nhiều hơn tính năng của hãng mà không cần rời khỏi nền tảng thương mại điện tử. Theo đánh giá của ông Hardy Diec, Giám đốc điều hành FedEx Express Đông Dương, “thương mại điện tử sẽ tiếp tục nở rộ tại Việt Nam”.

Trong khi đó, đầu tháng này DHL đưa vào hoạt động trung tâm khai thác mới diện tích 2.600 m2 với vốn đầu tư 2 triệu USD tại Bắc Từ Liêm (Hà Nội).

Theo Báo cáo về Bản đồ Tăng trưởng Thương mại DHL, Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong 10 quốc gia đứng đầu về tốc độ tăng trưởng khối lượng thương mại trong 5 năm tới.

Vì sao các đại gia tàu biển và hàng không, có sức mạnh về vận chuyển hàng lớn xuyên biên giới, lại bắt đầu quan tâm nhiều đến giao các gói hàng nhỏ cước thấp tận nhà cho người tiêu dùng?

Trên bình diện chung, khi thương mại toàn cầu nói chung đang giảm tốc vì khả năng suy thoái kinh tế, riêng thương mại trực tuyến vẫn được cho là sáng sủa. Ông Kawal Preet, Chủ tịch FedEx Express khu vực châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông, và châu Phi (AMEA) dự báo nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Kỳ vọng ở thị trường Việt Nam càng rõ nét. Năm nay, quy mô thị trường này đạt 14 tỷ USD và dự báo chạm 32 tỷ USD vào 2025, theo Google, Temasek, Bain & Company. Nghiên cứu “What’s Next in E-Commerce” của FedEx Express chỉ ra 87% người được hỏi dự đoán mua hàng qua mạng sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong chi tiêu 3 năm tới.

“Nghiên cứu cho thấy Việt Nam là thị trường hàng đầu có đánh giá lạc quan nhất về thương mại điện tử và tin rằng lĩnh vực này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai”, ông Bernardo Bautista nói.

Theo báo cáo của Allied Market Research, thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam dự kiến đạt 4,88 tỷ USD vào 2030, tốc độ tăng trưởng kép 24,1% trong giai đoạn 2022-2030. Một trong các động lực chính là sự phát triển của thương mại điện tử.

Trước sự tham gia của các gã khổng lồ, những gương mặt quen thuộc không đứng yên, cả về dịch vụ lẫn giá cả. Lazada Logistics tháng này tuyên bố đảm nhận luôn việc giao hàng đa kênh cho các shop online. Hay nói cách khác, công ty sẽ giao hàng cho bất kỳ đơn phát sinh nào từ những web ngoại sàn hay mạng xã hội.

Hãng cho biết đã phủ sóng dịch vụ toàn quốc, gồm cả huyện đảo, với “thời gian tối ưu cùng chi phí cạnh tranh”. Trong khi đó, để thu hút đơn hàng 2 tháng cuối năm, J&T Express vừa điều chỉnh giá vận chuyển toàn quốc, giảm từ 10-20%.

Ngoài ra, một xu hướng dễ nhận thấy trong cuộc đua tranh miếng bánh giao hàng thương mại điện tử là các đơn vị lớn nhỏ đang sôi nổi giới thiệu giải pháp trọn gói về bán hàng đa kênh cho các shop.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tấn, Giám đốc marketing Haravan – đơn vị đã khảo sát 5.000 đơn vị đang hoạt động trên nền tảng của mình – đây là điều dễ hiểu bởi kinh doanh online trong thời gian tới sẽ thay đổi với một trong những xu hướng đáng chú ý là bán lẻ đa kênh – Omnichannel (kết hợp bán hàng online với bán hàng offline).

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, vượt xa mốc 11,8 tỷ USD năm 2020

Thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tăng trưởng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như tương lai nền kinh tế số Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới. Đặc biệt sau đại dịch Covid, thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới…

Chia sẻ :


Vì sao hàng Việt “lép vế” đối thủ ngoại trên sàn thương mại điện tử?

Các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được tìm mua trên sàn thương mại điện tử trong năm 2020 và nửa đầu 2021, và tiếp tục có dấu hiệu suy giảm. Vì đâu dẫn đến thực trạng đáng lo ngại này?..

Chia sẻ :


Mạng lưới vận tải biển và cuộc khủng hoảng 65 năm có 1: Bao giờ mới kết thúc?

Các cảng vận chuyển trên thế giới luôn phải đối mặt với tình trạng chậm trễ do sóng biển, sương mù hay bão. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn nhất kể từ khi hoạt động vận chuyển container bắt đầu phát triển cách đây 65 năm. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán sự gián đoạn của chuỗi cung ứng sẽ kéo dài đến giữa năm 2022.

Chia sẻ :


Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Kết quả tích cực từ Chương trình đào tạo kỹ năng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

DNVN – Ngay sau khi tham gia “Khóa đào tạo kinh doanh sàn thương mại điện tử giảm thiểu những bất lợi và khó khăn do dịch COVID-19 cho doanh nghiệp (DN) do nữ làm chủ”, đã có hơn 40 DN đăng ký và hoàn thiện thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử. Nhiều DN đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ đối tác của chương trình.

Chia sẻ :


Thế Giới Di Động lại mở sàn thương mại điện tử mới

Dù đã sở hữu 2 website bán hàng đứng nhất, nhì Việt Nam là thegioididong.com và dienmayxanh.com, nhưng Thế Giới Di Động tiếp tục mở thêm một sàn thương mại điện tử mới.

Chia sẻ :


Năm hiệp hội đề xuất không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cảng biển

Năm hiệp hội cho rằng việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa và lợi ích của quốc gia.

Chia sẻ :


Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp “nghiến răng” chở hàng bằng máy bay

Trong lúc những con tàu trên biển không thể chở hết số hàng hoá cần vận chuyển, chở hàng bằng máy bay đã trở thành một giải pháp bắt buộc tuy đắt đỏ…

Chia sẻ :


Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số, giá trị thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD trong 5 năm tới

Việt Nam được kỳ vọng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, tăng 4,5 lần so với giá trị ước tính của năm 2021…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *