Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời

Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời

Thức ăn đắt đỏ, đầu ra không có, lồng bè sắp đến hạn phá dỡ, người dân tại vịnh Mân Quang (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đang “đứng ngồi không yên” do khu nuôi sắp bị xóa sổ.

 

Đầu tư tiền tỷ, đến hạn vẫn phải tháo dỡ

Trước năm 1996, vịnh Mân Quang bắt đầu nổi tiếng với việc nuôi nghêu lồng bè. Sau đó, người dân nuôi thêm các loại thủy sản khác như cá sủ, cá dìa, cá mú,…

Đến năm 2010, việc nuôi cá lồng bè được chú trọng, người dân đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất cũng như con giống.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT TP. Đà Nẵng cho hay, tại vịnh Mân Quang hiện có 484 lồng bè, 106 chòi canh, nhà tạm của 234 hộ, nuôi trồng thủy sản các loại, chủ yếu là cá, hàu, vẹm, nghêu, bợp bợp,…

Mới đây, UBND phường Nại Hiên Đông thông báo về việc tháo dỡ lồng bè nuôi thủy sản trái phép tại vịnh Mân Quang. Thật không may, khi thời gian giải tỏa khu nuôi đang cận kề thì giá hải sản giảm manh, đầu ra khó khăn do tiêu thụ thấp.

Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời
Người dân đang khó khăn về đầu ra lẫn việc nuôi trồng
Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời
Thông báo của UBND phường về việc tháo dỡ lồng bè nuôi thủy sản trái
phép tại vịnh Mân Quang

Ông Cao Đình Hải, Chủ tịch UBND phường, cho biết, từ năm 2020 phường đã nhắc nhở người dân không thả con giống để tháo dỡ lồng bè. “Dự định dịch bệnh bớt căng thẳng, chính quyền sẽ xuống kiểm tra. Nếu vẫn còn bè thì buộc phải cưỡng chế”, ông Hải thông tin.

Bỏ ra 1,3 tỷ tiền vốn trong năm qua, anh Nguyễn Hoàng (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) lo lắng vì hơn 7 tấn cá của mình chưa biết phải xuất đi như thế nào. Anh Hoàng cho biết, trước đây thủy sản được các lái buôn đến tận bờ thu mua và bán lại cho nhà hàng, quán nhậu nên không lo đầu ra. Nay quán xá không mở, cảng cá Thọ Quang đóng cửa nên chúng tôi không còn biết xuất bán thủy sản đi đâu.

Anh Long cho biết, nhiều hộ dân có số lượng lồng bè lớn bắt đầu kéo bè đến những nơi khác, như làng Cùi, để tránh việc phá dỡ. Đây là điều dễ hiểu khi các chủ bè đã đổ hàng tỷ đồng vào đó nên giờ tạm thời kéo sang địa điểm khác và chờ đợi chính quyền có phương án hỗ trợ nào khác.

“Mong muốn lớn nhất của người dân tại vịnh này là chính quyền sắp xếp một vùng nào đó được cấp phép để chúng tôi tiếp tục bám trụ với nghề”, anh Hoàng mong mỏi. Anh cho hay, giờ lên đất liền họ cũng không biết làm gì để sinh sống. “Cả đời bám mặt nước để chăm lo cho gia đình, thật sự chúng tôi đang không có định hướng”, anh nói.

Theo ông Cao Đình Hải, những lồng bè tại vịnh Mân Quang người dân đều nuôi trồng tự phát nên không có cơ chế hỗ trợ. UBND phường đã kết nối với một số doanh nghiệp, siêu thị trên địa bàn để cùng người dân xử lý hết nguồn cá còn tồn đọng.

Ông Hải cho biết thêm, UBND phường đã kiến nghị lên quận và TP hỗ trợ người dân vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để chuyển đổi nghề nghiệp; tìm một địa điểm khác để người dân nuôi trồng tiếp; hỗ trợ khó khăn khi các hộ dân này lên làm việc trên đất liền.

 
Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời
Số cá tại vịnh Mân Quang đang không có đầu ra
Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời
Anh Hoàng đang lo lắng vì số cá chưa có đầu ra
Làng cá bè tiền tỷ ở Đà Nẵng trước thời điểm di dời
Anh Long đang chuẩn bị số thức ăn ít ỏi cho gần 5 tấn cá

Bị ép giá

Theo anh Hoàng, một số người đã liên hệ với anh để thu mua nhưng ép giá, đến lỗ vốn. Cá sủ giá bán trước dịch 110.000 đồng/kg, người dân thu hồi lại vốn là 80.000 đồng/kg nhưng thương lái bây giờ trả thấp hơn 75.000 đồng/kg. Hay cá dìa giá 150.000 đồng/kg lấy lại vốn thì bây giờ người dân bị ép xuống còn 140.000 đồng/kg.

Bè cá của anh Đặng Thành Long (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) cũng vào tình trạng tương tự. “2 tấn cá sủ, 2 tấn cá vẩu, 7 tạ cá dìa đang không biết đi đâu về đâu”, anh Long buồn bã.

Thức ăn cho cá anh tại cảng Thọ Quang, chủ yếu là cá thu. Bây giờ cảng đóng cửa, anh Long đành mua cá cấp đông cầm cự cho gần 5 tấn cá của mình.

“Trước đây, cảng còn hoạt động cá thu chỉ 12.000 đồng/kg, đợt này cảng đóng phải mua cá cấp đông giá lên đến 15.000 đồng/kg. Thời kỳ không dịch bệnh, bè cá của tôi một ngày hết hơn 2 triệu tiền thức ăn, giờ bớt đi một nửa để cầm chừng vì dịch bệnh”, anh Long chia sẻ.

Mới đây, có người muốn mua cá mú. Ra giá 250.000 đồng/kg, khách hàng trả xuống 190.000 đồng/kg, anh Long từ chối. “Giá 210.000 đồng/kg cho cá mú đã bắt đầu lỗ, đằng này người ta còn giảm xuống 190.000 đồng/kg”, anh Long thở dài.

Thức ăn đắt đỏ, đầu ra bị ép giá, con giống ngày lại càng tăng. Chẳng hạn, cá mú trước đây 10.000-12.000 đồng/con giờ lên 35.000-37.000 đồng/con. Cá sủ 3.000- 3.500 đồng/con giờ 6.000-7.000 đồng/con.

Anh Long nói: “Cá còn nhiều, thời hạn tháo dỡ thì đến gần, chúng tôi hiện tại không biết phải làm gì tiếp theo. Số nợ tôi vay để nuôi cá đã lên đến hơn 500 triệu”.

Công Sáng

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp TP.HCM trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Báo cáo mới nhất cho thấy chỉ riêng tại Cần Thơ đã có 98% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Như vậy những doanh nghiệp ở TP.HCM đang có đối tác tại Cần Thơ cũng sẽ đối diện nguy cơ phải dừng hoạt động nếu hết nguyên vật liệu…

Chia sẻ :


Khó mua tôm, cá ở TP.HCM

Khó khăn trong vận chuyển và tiêu thụ khiến thủy, hải sản ở nhiều địa phương bị ùn ứ, rớt giá mạnh. Trong khi đó, người dân TP.HCM lại khó mua được loại thực phẩm này.

Chia sẻ :


Giá còn 7.000 đồng/kg, hơn 60 triệu con gia cầm chờ bán

Ở phía Nam, hơn 60 triệu con gia cầm đến ngày xuất chuồng nhưng chưa bán được, giá giảm mạnh. Theo chuyên gia, cần cho cơ sở giết mổ hoạt động hết công suất để tiêu thụ và đưa vào kho bảo quản.

Chia sẻ :


Chuyển từ vùng “cam” sang “vàng”, doanh nghiệp thủy sản “cứu” giá tôm

Thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) đã được chuyển từ “vùng cam” sang “vùng vàng”, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.  Hiện đã có nhiều doanh nghiệp thủy sản trở lại hoạt động…  

Chia sẻ :


Doanh nghiệp thủy sản đề xuất giảm tiền điện và phí dịch vụ cảng

Mục tiêu của Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid -19 là “khôi phục trong thời gian sớm nhất” đã thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ. Tuy nhiên, với một số ngành hàng còn điểm chung chung và chưa đủ…

Chia sẻ :


Thanh niên 8x bỏ viên chức nhà nước về nuôi cá Koi Nhật Bản, mỗi năm xuất bán hàng nghìn con

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, từng làm viên chức nhà nước nhưng cuối cùng anh Trần Thướt Vỹ (34 tuổi, trú quận Hải Châu) xin nghỉ hẳn để dành tâm huyết cho khởi nghiệp bằng việc kinh doanh cá Koi Nhật Bản. 

Chia sẻ :


Tắc lưu thông nội địa, kẹt tại cửa khẩu tạo sức ép lớn lên doanh nghiệp

Làn sóng Covid lần thứ tư khiến hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành thuỷ sản, lúa gạo đứng trước nguy cơ bị “đánh bật” khỏi thị trường ngoại. Doanh nghiệp cũng e ngại ký kết các hợp đồng mới, vì lo ách tắc lưu thông nội địa cũng như sợ “kẹt” hàng qua các cửa khẩu khi Trung Quốc siết chặt thông quan…

Chia sẻ :


“Nỗi buồn chung cư” thời Covid

Với bối cảnh bình thường, cư dân sống tại nhiều chung cư đã gặp phải không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, bên cạnh khó khăn chung cùng những bất cập chưa được giải quyết thì những vướng mắc nảy sinh không đáng có càng tô đậm thêm “mảng màu buồn” ở một số chung cư…

Chia sẻ :


8X người Mường bỏ nghề giáo về quê ‘hốt bạc’ từ nuôi gà 9 cựa

Gác lại sự nghiệp “gõ đầu trẻ”, chàng trai người dân tộc Mường – Nguyễn Văn Đức (Tân Sơn, Phú Thọ) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà 9 cựa.

Chia sẻ :


Thủ tướng đối thoại với nông dân: Những vấn đề của nông nghiệp – nông dân sẽ sớm được giải quyết

Với nhiều khó khăn, vướng mắc của nông dân liên tục nảy sinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần phải thường xuyên tổ chức đối thoại với nông dân để phân cấp, giải quyết các vấn đề liên quan nông thôn, nông nghiệp, nông dân kịp thời, phù hợp với địa phương…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *