Lãi suất tiết kiệm tăng: Ai lợi, ai thiệt?

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi dân cư đến cuối tháng 3 đạt trên 5,47 triệu tỷ đồng, tăng gần 3,28% so với cuối năm ngoái. Ngoài ra tiền gửi của tổ chức doanh nghiệp cũng tăng hơn 3,89%, lên mức 5,86 triệu tỷ đồng.

“Việc tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng không chỉ phản ánh niềm tin của người dân, doanh nghiệp với ngân hàng mà còn phản ánh các tiện ích của dịch vụ ngân hàng ngày càng tốt hơn, thu hút dòng tiền vào hệ thống”, ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Nhân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Thống kê trên thị trường thì lãi suất tiền gửi 12 tháng của các ngân hàng dao động từ 6,4 đến khoảng 7,3%. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cổ phần, nhất là các ngân hàng có vốn nhà nước như VietcomBank, VietinBank hay BIDV thì lãi suất 12 tháng cũng vẫn ở mức 5,5 – 5,6%/năm.

“Thời gian qua một số ngân hàng tài lãi suất tiết kiệm để tăng nguồn tiền gửi trong bối cảnh năm nay nhu cầu tín dụng đã và đang tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra năm nay một số kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán không được thuận lợi như 2 năm vừa qua. Nên người dân và doanh nghiệp đã quay trở lại gửi tiền trong ngân hành nhiều hơn”, ông Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia cho biết.

Theo ông Lực, khi lãi suất tăng đương nhiên người dân và doanh nghiệp được hưởng mức lợi cao hơn. Bên cạnh đó cũng góp phần củng cố nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng ở các kỳ hạn, qua đó đáp ứng nhu cầu tín dụng tốt hơn từ đây đến cuối năm.

Lãi suất tiết kiệm tăng: Ai lợi, ai thiệt? - Ảnh 1.

Ông Cấn Văn Lực nhấn mạnh thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn đang tương đối ổn

Về quan điểm cho rằng ngân hàng đang thiếu tiền nên phải tăng lãi suất động thời gian qua? Trả lời vấn đề này theo ông Lực, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tương đối ổn, tất nhiên không được dồi dào như những năm vừa qua khi mà tín dụng tăng mạnh thời gian qua (tăng 8% từ đầu năm).

“Ví dụ hệ số cho vay so với vốn huy động hiện xoay quanh ở mức 85%, đây là mức vừa phải. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức tương đối ổn”, ông Lực cho biết.

Liên quan đến vấn đề kiềm chế lạm phát khi lãi suất huy động tăng, theo ông Lực điều này có những mối quan hệ nhưng không phải quá nhiều. Thông thường lãi suất cho vay mới tác động đến câu chuyện kiểm soát lạm phát.

“Lãi suất huy động tăng giúp hút bớt lượng cung tiền trong nền kinh tế để điều hướng nhiều hơn và sản xuất kinh doanh thay vì đầu cơ, chi tiêu”, ông Cấn Văn Lực nhận định.

Bình ổn được lãi suất cho vay là thành công

Lãi suất huy động tăng như vậy doanh nghiệp có nguy cơ trả lãi suất cao hơn từ nay đến cuối năm? Về vấn đề này theo ông Lực là rất may mắn trong thời gian vừa qua kể cả những khoản nợ từ đầu năm, kể cả những khoản nợ sắp tới về cơ  bản lãi suất cho vay không tăng.

“Theo chỉ đạo chung của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu năm nay chúng ta mong muốn phục hồi và phát triển kinh tế, do đó trong chương trình phục hồi có yêu cầu hệ thống ngân hàng phấn đầu, thậm chí là giảm nhẹ lãi suất cho vay từ 0,5 – 1%”, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia cho biết.

Tuy nhiên, ông Lực nhấn mạnh mức độ giảm lãi suất năm nay là cực kỳ khó, bởi tất cả các lãi suất đầu vào và các nước trên thế giới đều tăng lãi suất. Năm nay nếu giữ bình ổn được lãi suất cho vay đã là một thành công.

“Đâu đó hệ thống ngân hàng phải chấp nhận chênh lệch lãi suất đầu vào tăng lên, đầu ra không tăng được. Chênh lệch lãi suất ròng sẽ giảm đi so với những năm trước. Ngân hàng buộc phải tìm cách đa dạng hoá hoạt động để tăng nguồn thu”, ông Lực cho biết.

Lãi suất tiết kiệm tăng: Ai lợi, ai thiệt? - Ảnh 2.

Theo ông Cấn Văn Lực, bình ổn được lãi suất cho vay trong bối cảnh lãi suất huy động tăng đã là thành công

Trong chiều hướng khác, ông Lực khẳng định những doanh nghiệp đi vay ngoại tệ nhất là USD chắc chắn đã và đang phải chịu lãi suất cao hơn. Hiện nay các ngân hàng trung ương đều đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Khi Mỹ tăng lãi suất đồng nghĩa với việc lãi suất đồng USD trên toàn cầu sẽ tăng theo và thực tế đã tăng đâu đó khoảng 0,7 – 1,5%.

“Như vậy những khoản nợ cũ và mới sẽ bị tăng lên. Thứ hai vấn đề về tỷ giá, khi lãi suất USD tăng khiến giá trị đồng tiền này cũng tăng theo khiến tỷ giá tăng. Do đó doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để mua ngoại tệ…”, ông Lực cho biết.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Không còn mặn mà gửi tiết kiệm, người dân rút ròng tiền khỏi ngân hàng

Hoạt động rút tiền khỏi ngân hàng của người dân trong một năm qua có bối cảnh là mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục…

Chia sẻ :


Lãi suất thấp, người dân “chán” gửi tiền vào ngân hàng?

Với bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp, trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua, tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng gần như không tăng…

Chia sẻ :


Chỉ trong 2 tuần, đã có hơn 10 ngân hàng tuyên bố giảm lãi suất cho vay từ 0,5-2%/năm

Trong khi đó, lãi suất huy động lại tăng nhẹ từ 10 – 40 điểm cơ bản ở một số ngân hàng với hầu hết các kỳ hạn.

Chia sẻ :


Các ngân hàng nói sẽ đưa lãi suất huy động về dưới 9,5%

Trước việc một số đơn vị đẩy lãi suất huy động lên 11-12% một năm, Hiệp hội ngân hàng đề xuất mức lãi (gồm cả…

Chia sẻ :


Vì sao Big 4 ngân hàng đứng ngoài cuộc đua tăng lãi suất huy động?

Trong khi các ngân hàng tư nhân “đua nhau” tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi của người dân trong thời gian qua thì các ngân hàng quốc doanh như Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV vẫn giữ nguyên biểu lãi suất từ tháng 8 năm 2021 đến nay.

Chia sẻ :


Vì sao lãi suất tiền gửi của Big 4 ngân hàng bất động suốt nửa năm qua?

Lãi suất cao nhất tại Agribank, Vietcombank, BIDV chỉ ở mức 5,5%/năm, trong khi VietinBank nhỉnh hơn một chút là 5,6%/năm.

Chia sẻ :


Khách “VIP” rút tiền khỏi ngân hàng

Dòng tiền từ khách “VIP” tiếp tục rời khỏi ngân hàng, chảy sang kênh trái phiếu và cổ phiếu.

Chia sẻ :


Tiếp sức cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh gói tín dụng 70.000 tỷ đồng

Trong quý 4/2021, một chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai nhằm chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt….

Chia sẻ :


Doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi nhờ lạm phát?

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao trên toàn cầu, lãi suất huy động được kỳ vọng tăng, giúp tăng lợi nhuận chung của các doanh nghiệp bảo hiểm, vì phần lớn danh mục đầu tư của các công ty này là tiền gửi ngân hàng.

Chia sẻ :


Sau thông báo của Fed, tỷ giá USD/VND vẫn bình ổn

Ngoại trừ tỷ giá trên liên ngân hàng tăng, giá USD tại các thị trường còn lại vẫn duy trì xu hướng giảm…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *