Lãi suất tiết kiệm cao nhất 7,8%/năm, dự báo “nóng” về lãi suất điều hành

Lãi suất tiết kiệm cao nhất 7,8%/năm, dự báo "nóng" về lãi suất điều hành

Áp lực lạm phát, lãi suất điều hành có thể tăng lên 4,5% vào cuối năm 2022

Đề cập trong báo cáo “Vietnam at a glance – Bước đi thận trọng” về kinh tế Việt Nam, các chuyên gia HSBC đã điều chỉnh dự báo lạm phát lên 3,7% trong năm 2022, vẫn dưới mức mục tiêu 4% của Ngân hàng Nhà nước.

Theo các chuyên gia của HSBC, mức lạm phát này của Việt Nam về cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát so với các thị trường mới nổi khác, xét bối cảnh giá thực phẩm và áp lực giá do nhu cầu về cơ bản đã được kiểm soát.

“Mặc dù vậy, rủi ro lạm phát gia tăng, dù là do cung, sẽ vẫn là dấu hiệu cho thấy cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Vì vậy, chúng tôi đã đẩy dự báo mức điều chỉnh tăng 50 điểm cơ sở lên quý III/2022 (trước đây dự báo quý IV/2022), nhiều khả năng sẽ khiến lãi suất điều hành tăng lên 4,5% vào cuối năm 2022”, theo HSBC.

Trong một báo cáo trước đó, các chuyên gia đến từ Chứng khoán BSC cũng đã chỉ ra rằng, lạm phát đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay trên thế giới trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Những nền kinh tế hàng đầu thế giới đều ghi nhận mức lạm phát cao kỷ lục trong vòng nhiều năm.

Chẳng hạn, Mỹ ghi nhận lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm, Anh ghi nhận mức tăng cao trong 30 năm.

Gần đây, nền kinh tế Thái Lan cũng ghi nhận mức lạm phát chạm mức cao nhất trong vòng 13 năm do ảnh hưởng bởi giá dầu.

Trong bối cảnh đó các quốc gia như Anh, Nga đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ kể từ quý I/2022 và sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến quý II/2023. Mỹ và Châu Âu vẫn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt kể từ cuối năm 2021 đến nay để đối phó với lạm phát.

Đối với các quốc gia ở ASEAN 6, ngoại trừ Singapore đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, khối ASEAN 5 còn lại được cho vẫn duy trì chính sách tiền tệ hiện tại, tuy nhiên các NHTW sẽ bắt đầu tăng lãi suất điều hành kể từ quý III/2022 trước áp lực gia tăng chi phí đầu vào như hiện tại – đặc biệt là chi phí nhiên liệu, thực phẩm do cuộc khủng hoảng địa chính trị giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Lãi suất tiết kiệm cao nhất 7,8%/năm, dự báo "nóng" về lãi suất điều hành

Do đó, các chuyên gia BSC cho rằng, với xu hướng lạm phát đang gia tăng, Việt Nam dự kiến vẫn sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong quý II và quý III/2022 và bắt đầu nâng lãi suất kể từ quý IV theo xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của thế giới.

Ngày càng “nóng”, lãi suất tiết kiệm cao nhất đã tăng lên 7,8%/năm

Tại cuộc họp mới đây Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng phải thừa nhận, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn, cùng với nhiều áp lực từ kinh tế trong nước; kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhà nước tới thời điểm chưa có động thái nào cho thấy sẽ sớm “đảo chiều” chính sách tiền tệ, đặc biệt là chính sách lãi suất giữa áp lực lạm phát.

Còn tại các ngân hàng, kết quả điều tra vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng ngay trong quý II/2022, mặc dù mức tăng này được các tổ chức tín dụng kỳ vọng chỉ giao động từ 0,03-0,06 điểm % trong quý II/2022 và 0,13-0,18 điểm % trong cả năm 2022.

Cùng với đó, huy động vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 3,6% trong quý II/2022 và tăng 11,4% trong năm 2022, điều chỉnh giảm nhẹ so với mức kỳ vọng 12,1% tại kỳ điều tra trước.

Lãi suất tiết kiệm cao nhất 7,8%/năm, dự báo "nóng" về lãi suất điều hành

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tính đến 3/4 đạt 7,8%/năm . (Ảnh: LT)

Trên thực tế, lãi suất tiết kiệm tăng nhiệt kể từ đầu năm 2022 và kéo dài tới thời điểm hiện tại.

Chẳng hạn, biểu lãi suất tiết kiệm tại NamABank được cộng thêm 0,3%/năm ở nhiều kỳ hạn kể từ 1/4. Tiêu biểu, tại kỳ hạn 6 tháng, lãi suất của NamABank tăng 0,3 điểm % lên 6,5%/năm hay như tại kỳ hạn 9 tháng, lãi suất tiết kiệm tăng 0,1 điểm %; 8 tháng tăng 0,2 điểm %.

Techcombank và VietCapitalBank cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm từ 0,1 điểm % – 0,3 điểm %.

Đáng chú ý, sau điều chỉnh, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Techcombank hiện tại duy trì ở mức 7,8%/năm. Tuy nhiên, để áp dụng mức lãi suất này khách hàng phải gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và sử dụng thêm sản phẩm Bảo hiểm tại Techcombank.

Trước đó, trong tháng 3, hàng loạt ngân hàng như BacABank, MSB, OCB, VietBank, SHB, NCB,…cũng đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi và đa số theo xu hướng tăng, mức điều chỉnh phổ biến là 0,1-0,3%/năm.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

HSBC dự báo lãi suất sẽ tăng 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022

Các chuyên gia phân tích của HSBC dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lãi suất tăng 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022 trong bối cảnh nhận định rủi ro lạm phát gia tăng.

Chia sẻ :


VNDirect: Điều chỉnh kỹ thuật là cơ hội để tăng tỷ trọng cổ phiếu

Theo Báo cáo chiến lược tháng 4, Chứng khoán VNDirect nhận định vùng 1,480-1,500 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index. Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số giảm về vùng hỗ trợ. Các chuyên gia ưu thích các cổ phiếu thuộc ngành bán lẻ, dệt may, xây dựng, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp và ngân hàng do định giá hợp lý và triển vọng kinh doanh khả quan trong năm 2022.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi nhờ lạm phát?

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao trên toàn cầu, lãi suất huy động được kỳ vọng tăng, giúp tăng lợi nhuận chung của các doanh nghiệp bảo hiểm, vì phần lớn danh mục đầu tư của các công ty này là tiền gửi ngân hàng.

Chia sẻ :


HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Áp lực gia tăng với thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

Nếu như môi trường lãi suất thấp và ổn định có thể vừa thúc đẩy dòng tiền từ kênh tiền gửi ngân hàng dịch chuyển sang vừa giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc phát hành trái phiếu với chi phí thấp, thì điều ngược lại sẽ diễn ra khi xu hướng lãi suất gia tăng trở lại.

Chia sẻ :


Sau thông báo của Fed, tỷ giá USD/VND vẫn bình ổn

Ngoại trừ tỷ giá trên liên ngân hàng tăng, giá USD tại các thị trường còn lại vẫn duy trì xu hướng giảm…

Chia sẻ :


Vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng tăng nhẹ vào ngày thứ Sáu (08/4) ngay cả khi nhà đầu tư cân nhắc dự báo về việc Mỹ nâng lãi suất tích cực hơn và lo ngại về lạm phát cao cùng với suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chia sẻ :


Năm 2022 và 2023 sẽ giảm 1% lãi vay ngân hàng?

Trả lời kiến nghị cử tri, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh: năm 2022 và 2023 sẽ giảm lãi vay khoảng 1% nhưng không thay…

Chia sẻ :


Đừng để nỗi sợ lạm phát thành sự thật

“Cú sốc” đẩy lạm phát ở nhiều nước tăng mạnh trong quý đầu tiên năm 2022 lại chính là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, thay vì chỉ là cầu kéo hay chi phí đẩy. Tuy nhiên, nếu nhìn vào nhóm hàng hóa có tỷ trọng lớn trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là nhóm ăn uống, nhà ở, chi phí đi lại, thì việc kiểm soát lạm phát là hoàn toàn trong tầm tay…

Chia sẻ :


Chứng khoán tháng 4 có sóng gió?

Các chuyên gia nhận định thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) quý 1/2022 và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ dần thay thế cho những mối bận tâm hiện hữu trên thị trường về xung đột Nga – Ukraine, việc Fed nâng lãi suất, cơ quan chức năng bắt nhiều lãnh đạo doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *