Lạc lõng, cô lập: Đây là những gì người không tiêm vaccine Covid tại Singapore đang cảm thấy ngay lúc này

Lạc lõng, cô lập: Đây là những gì người không tiêm vaccine Covid tại Singapore đang cảm thấy ngay lúc này

Tháng 8/2021, chính phủ Singapore đưa ra thông báo áp dụng quy định siết chặt dành cho những ai chưa tiêm chủng Covid-19. Ngay lập tức, các hiệu ứng từ thông báo này đã xảy ra. Số lượng người tiêm chủng tăng lên, từ mức 70% lên 78% người được tiêm đủ 2 mũi chỉ sau 2 tuần.

Lạc lõng, cô lập: Đây là những gì người không tiêm vaccine Covid tại Singapore đang cảm thấy ngay lúc này - Ảnh 1.

Ngày 10/8, các nhà hàng tái mở cửa nhưng chỉ cho phép khách đã tiêm chủng 2 mũi được tiếp đón. Sau đó 1 tuần, quy định work-from-home (làm việc tại gia) cũng được nới lỏng, cho phép 50% người lao động được trở lại văn phòng. Trung tâm thương mại và rạp chiếu phim cũng được nâng công suất hoạt động dành cho người đã tiêm chủng. Việc đo thân nhiệt tại nơi công cộng cũng ngưng lại.

Nhưng khi tất cả những điều trên dành cho người đã tiêm chủng, thì đồng nghĩa với việc những người chưa tiêm sẽ chịu thiệt thòi. Họ bắt đầu cảm thấy lạc lõng và bị cô lập.

Những người bị xã hội xa lánh

Ong – bà mẹ 2 con 38 tuổi tỏ ra ngần ngại khi phải tiêm chủng vaccine mARN (công nghệ đứng sau Pfizer và Moderna). Cô tìm cách trì hoãn tiêm vaccine lâu nhất có thể, vì sợ các phản ứng phụ không mong muốn.

“Tôi khá lo lắng về chứng viêm cơ tim (myocarditis) – một tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vaccine,” – cô cho biết.

Trên thực tế, giới khoa học và cả WHO đã xác nhận rằng 2 loại vaccine mARN hiện nay có khả năng gây biến chứng về tim, nhưng rủi ro là rất nhỏ (rơi vào khoảng 1 phần triệu và thường có triệu chứng nhẹ). Mặt khác, rủi ro mắc biến chứng tim sẽ cao hơn hẳn nếu bạn nhiễm virus, thay vì tiêm chủng.

Dẫu vậy, Ong vẫn cảm thấy lo sợ. Nhưng khi Singapore áp dụng quy định mới dành cho người chưa tiêm chủng, Ong bắt đầu cảm thấy áp lực. “Tôi cảm giác mình bị gạt ra bên lề xã hội,” – cô tâm sự. “Vậy nên tôi quyết định đi tiêm, để có được cảm giác tự do thêm lần nữa.”

Ong chọn tiêm vaccine của Pfizer và ở thời điểm này đã tiêm đủ 2 mũi. Sau mũi 1, cô cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn trong 2 ngày. Trong lúc chờ đợi vaccine có tác dụng đầy đủ (thường là 2 tuần sau mũi 2), cô chỉ ăn uống tại nhà và gần như không ra ngoài.

Lạc lõng, cô lập: Đây là những gì người không tiêm vaccine Covid tại Singapore đang cảm thấy ngay lúc này - Ảnh 2.

Ứng dụng yêu cầu người dân xuất trình tình trạng tiêm chủng tại Singapore

Quy định ban hành ngày 10/8 đã cấm những người trên 13 tuổi chưa tiêm chủng không được dùng bữa tại các nhà hàng, cửa tiệm, ngoại trừ các khu ăn uống ngoài trời. Người chưa tiêm chủng cũng bị cấm sử dụng các phòng tập gym và bị hạn chế rất nhiều – chẳng hạn như không được tụ tập quá 2 người.

Có cách để sống thoải mái mà không cần vaccine, nhưng nó khá tốn kém. Người chưa tiêm nếu xuất trình được giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính có thể được vào nhà hàng và sử dụng một số dịch vụ. Tuy nhiên, mức giá thì không rẻ, rơi vào khoảng 30 đến 65 SGD (tương đương gần 500.000 đến hơn 1 triệu đồng) cho mỗi lần xét nghiệm.

Không tiêm vaccine là một hành động ích kỷ

Lim – giáo viên khiêu vũ 42 tuổi đã được tiêm chủng 2 mũi. Cô tin rằng tiêm chủng là một hành động vì cộng đồng mà không chút ích kỷ. “Chúng ta đều khát khao được kết nối, và nếu nó (vaccine) giúp chúng ta tiếp xúc, kinh doanh, đi lại thoải mái, tôi sẵn sàng tiêm,” – Lim thừa nhận.

Cô nhận thấy có một sự chia rẽ khá rõ ràng giữa người tiêm và không tiêm trên mạng xã hội, và nó tạo ra những hiệu ứng không tốt cho cộng đồng. “Người đã tiêm thì thoải mái, trong khi nhóm anti-vax thì đang tự gây thêm tổn thương vì tạo ra quá nhiều sự giận dữ trên mạng xã hội,” – Lim nhận định.

Lạc lõng, cô lập: Đây là những gì người không tiêm vaccine Covid tại Singapore đang cảm thấy ngay lúc này - Ảnh 3.

Tính đến ngày 13/9, 81% trên tổng số 5,9 triệu dân Singapore đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine Pfizer hoặc Moderna. Gần đây, chính phủ Singapore chấp thuận thêm một số loại vaccine được WHO chứng nhận, bao gồm Sinovac từ Trung Quốc.

Cô Tan nằm trong số những người trì hoãn tiêm vaccine. Người phụ nữ gần 40 tuổi hiện đang phải cho con bú – cũng là lý do khiến cô ngần ngại tiêm chủng vì sợ ảnh hưởng đến con mình.

“Chưa có bất kỳ nghiên cứu dài hạn nào về hệ quả của công nghệ mARN lên cơ thể người, nên tôi quyết định tin vào miễn dịch của bản thân và một số phương pháp tăng cường vẫn đang sử dụng,” – Tan chia sẻ. Mỗi ngày, cô uống đều đặt các loại vitamin và thực phẩm chức năng, tập thể dục và có thế độ ăn lành mạnh, thuần chay.

Lạc lõng, cô lập: Đây là những gì người không tiêm vaccine Covid tại Singapore đang cảm thấy ngay lúc này - Ảnh 4.

Theo Tan, người chưa tiêm chủng tại Singapore đang thực sự bị cô lập và có phần bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, cô không quan tâm đến các quy định mới nhắm vào người chọn không tiêm chủng như cô. “Nếu họ muốn phán xét, cứ việc.”

Sau 1 năm rưỡi áp dụng phong tỏa, khẩu trang bắt buộc, giãn cách xã hội và vô số những hạn chế khác, nhiều người Singapore chọn tiêm chủng để giúp đất nước mở cửa một cách an toàn. Nhưng khi số ca nhiễm tăng lên, chính phủ Singapore lại một lần nữa thúc giục người dân giảm thiểu những hoạt động xã hội không cần thiết.

Và với những người như Ong, đó là một thông báo gây thất vọng.

“Với 80% dân số tiêm chủng, người dân lại được khuyên phải né tránh hoạt động xã hội và lại có thêm quy định xét nghiệm mới. Mọi thứ cứ thay đổi và rất phức tạp,” – Ong nhận định.

Nguồn: SCMP

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sinovac thành “cứu tinh” ở 1 nước ĐNÁ: Hàng nghìn người dị ứng vaccine mRNA của Pfizer, Moderna

Đến ngày 29/8, Bộ Y Tế Singapore đã liên hệ khoảng 7.100 người có phản ứng dị ứng với mũi đầu tiên khi tiêm vaccine mRNA và đề nghị tiêm mũi thứ 2 bằng vaccine Sinovac của Trung Quốc.

Chia sẻ :


Thuỵ Điển và Đan Mạch dừng tiêm vaccine Moderna cho người trẻ

Cả Thuỵ Điển và Đan Mạch đều đề xuất dùng vaccine Pfizer/BioNTech thay cho vaccine Moderna để tiêm cho những đối tượng nói trên…

Chia sẻ :


Hà Nội đạt kỷ lục tiêm chưa từng có với hơn 400.000 mũi vaccine COVID-19/ngày

Hơn 66% người dân Hà Nội từ 18 tuổi trở lên, tương đương với khoảng 3,83 triệu người, đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Đây là kỷ lục chưa từng có trong chiến dịch tiêm chủng tại đây.

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ đông máu do mắc Covid lớn hơn do tiêm vaccine

Những phát hiện này ủng hộ quyết định việc tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca…

Chia sẻ :


Mặc khuyến cáo của WHO, Mỹ công bố chiến dịch tiêm nhắc lại vaccine Covid-19

Thậm chí, hơn 1 triệu người Mỹ đã tự ý đi tiêm thêm vaccine trước khi có công bố chính thức về cho phép tiêm nhắc lại…

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ viêm cơ tim tăng nhẹ do vaccine Pfizer, tăng nhiều hơn do Covid

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech làm tăng nhẹ nguy cơ viêm cơ tim, nhưng không lớn bằng nguy cơ viêm cơ tim trong trường hợp nhiễm virus Sars-CoV-2…

Chia sẻ :


FDA phê duyệt tiêm vaccine Covid Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 29/10 phê duyệt tiêm vaccine ngừa Covid-19 do Pfizer/BioNTech sản xuất cho trẻ em từ 5-11 tuổi, đưa vaccine này trở thành vaccine Covid đầu tiên được dùng để tiêm cho trẻ em ở Mỹ…

Chia sẻ :


Hà Nội phân bổ gần 1 triệu liều vaccine Vero Cell như thế nào?

Hà Nội vừa có quyết định phân bổ gần 1 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm, từ nguồn vaccine do Bộ Y tế cấp. Trong hôm nay, Thủ đô dự kiến triển khai tiêm vaccine này cho người dân.

Chia sẻ :


CEO Moderna: Một năm nữa, đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc

Giám đốc điều hành hãng Moderna cho rằng, đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc trong 1 năm nữa.

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ tử vong do Covid-19 cao gấp 11 lần ở người chưa tiêm vaccine

Nghiên cứu này đã phân tích các ca mắc, nhập viện và tử vong do Covid tại 13 bang khác nhau ở Mỹ và “phát hiện thêm bằng chứng về sức mạnh của việc tiêm phòng”…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *