Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, một số vấn đề đặt ra đối với thị trường trái phiếu hiện nay đó là, thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng và quy mô thị trường còn rất nhỏ so với khu vực. Vấn đề này, Chính phủ cũng mong muốn thúc đẩy tăng quy mô, mà trước đó đã từng đặt ra mục tiêu quy mô lớn/GDP nhưng chưa đạt được. “Theo đề án “cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 định hướng đến 2025” được phê duyệt tại quyết định 243 ngày 28/2/2019, thị trường trái phiếu đã không đạt được mục tiêu quy mô đề ra 47% GDP vào năm 2020 chủ yếu do dịch Covid-19”, TS thông tin.

Kinh nghiệm quốc tế

Một vấn đề quan trọng hơn là về chất lượng trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa cao, rủi ro còn khá lớn, do nhiều thứ như thiếu thông tin, thiếu tài sản đảm bảo, liên quan đến việc định giá, đánh giá cũng đặt ra thách thức với cơ quan quản lý và nhà đầu tư.

Về kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở các quốc gia, có một số đặc điểm như phải có tổ chức định hạng trái phiếu. Tại Hàn Quốc, năm 1999 quốc gia này thành lập ba tổ chức định hạng trái phiếu có chức năng định hạn trái phiếu và cung cấp dịch vụ thông tin về giá trái phiếu, làm cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch hơn và thị trường thứ cấp hiệu quả hơn. Năm 2000, Hàn Quốc đã ban hành nhiều chính sách tập trung vào cơ cấu lại thị trường bao gồm hợp lý hóa quy trình phát hành trái phiếu, mở rộng vai trò của các trung gian tài chính trong giao dịch trái phiếu, cải thiện cấu trúc phát hành và giao dịch trái phiếu, cho phép thành lập hệ thống môi giới và các công ty môi giới trái phiếu giới thiệu các giao dịch hợp đồng mua lại.

Năm 2013, Chính phủ Hàn Quốc ban hành luật về các dịch vụ đầu tư tài chính và thị trường vốn, quy định phạm vi hoạt động liên quan đến thông tin công bố của tổ chức phát hành, quy định về định hạng tín nhiệm, quy định quy trình, về thủ tục cấp phép hướng dẫn đăng ký thông tin, công bố định kỳ giấy phép đầu tư quy định về thuế, quy định về xử lý vi phạm của tổ chức phát hành và nhà đầu tư.

Còn tại Thái Lan, theo quy định của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), tất cả các giao dịch của đại lý phải được báo cáo kịp thời hiện tại là 30 phút giao dịch, để cơ quan quản lý phổ biến thông tin thị trường trên trang Web của mình. Quy định của SEC yêu cầu tất cả các nhà giao dịch trái phiếu phải đăng ký với Hiệp hội trái phiếu (BMA) để đăng ký, nhà đầu tư phải đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra và vượt qua kỳ kiểm tra đăng ký so BMA quản lý. BMA sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng, hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư đã đăng ký tuân theo Đạo đức, Quy tắc và Hành vi được thiết lập cho thị trường trái phiếu.

Riêng với Trung Quốc, để cải thiện tình hình thanh khoản thấp của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Trung Quốc đã thực hiện một số cải cách như định giá trái phiếu doanh nghiệp căn cứ vào trái phiếu chính phủ, thành lập các tổ chức định hạng tín nhiệm, quy định các điều kiện niêm yết trái phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Tạo ra nhiều sản phẩm cho thị trường trái phiếu, trong đó có tổng hợp dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp đồng mua lại, hợp đồng kỳ hạn được sử dụng từ năm 2005, trái phiếu xanh theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tài chính và Ngân hàng Trung Quốc…

Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Phân tích về mặt được và chưa được của thị trường trái phiếu Việt Nam thời gian vừa qua, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, thị trường trái phiếu có một chức năng quan trọng nhất đó là thu hút vốn. Chúng ta đều nhận thấy sự tăng trưởng về quy mô, giá trị, cũng như số lượng nhà đầu tư tham gia. Đây đều là những điểm tích cực và cũng giải quyết được những vấn đề, chẳng hạn như hệ thống ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn của mình theo hướng tăng vốn dài hạn, các tổ chức tín dụng trở nên an toàn hơn.

Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Hy vọng trong tương lai, vấn đề rủi ro về thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ được các cơ quan nhà nước quan tâm hơn, có đối sách phát triển thị trường an toàn phù hợp hơn

Bên cạnh đó, các công ty bất động sản huy động được vốn, phát triển được nguồn cung và như chúng ta đã biết, có những cơn sốt đất trong thời gian qua do thiếu nguồn cung. Nếu nguồn cung được đáp ứng, thì sẽ có tác dụng hạn chế những cơn sốt đất đó đi, đây chính là mặt được của thị trường.

Tuy nhiên, thực tế huy động vốn trên thị trường trái phiếu cũng chỉ là một hình thức khác của gửi tiền tiết kiệm, mà chúng ta hiểu rằng, đây là một kênh dẫn vốn trực tiếp từ người tiết kiệm đến doanh nghiệp không thông qua hệ thống ngân hàng. Nhưng khi ngân hàng huy động vốn rồi cho vay lại thì nó không thực chất lắm, chưa kể đến việc một số trái phiếu mà ngân hàng thương mại phát hành ra thì lại được ngân hàng thương mại khác mua vào, nghĩa là sử dụng tiền huy động mua vào mà không có huy động mới đối với nền kinh tế, cái này cũng là một hạn chế.

“Một vấn đề nữa là, khi có nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường, chúng ta cũng nhìn thấy có sự rủi ro, mà có lẽ các tổ chức tham gia, nhà đầu tư tham gia hay cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa lượng hóa được một cách chính xác và chưa dự tính được tương lai sẽ như thế nào. Đây là cái mà chúng ta phải hết sức quan tâm đối với hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp bất động sản. Có thể tình hình tài chính vẫn đang tốt, nguồn tiền vẫn đang dồi dào, lãi suất thấp, tuy nhiên nếu sau một vài năm nữa, khi kinh tế phục hồi, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng cao thì sẽ như thế nào và hệ thống ngân hàng cũng đang gặp vấn đề nợ xấu do COVID- 19 và các doanh nghiệp bất động sản họ huy động thư thế nào?

Hiện rất khó để có thể nói khi mà chưa có những số liệu tương đối đầy đủ, nhưng hy vọng trong tương lai, vấn đề rủi ro về thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ được các cơ quan nhà nước quan tâm hơn, có đối sách phát triển thị trường an toàn phù hợp hơn”, TS. Nguyễn Đức Độ phân tích.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển thị trường chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng, bởi vì mong muốn định hướng của Đảng và Nhà nước cũng đều theo hướng đó. Đồng thời, tiềm năng về phát triển kinh tế của chúng ta, cùng dòng vốn tín dụng về lâu dài sẽ không thể tăng trưởng mãi ở mức 14% một năm như 10 năm vừa qua, bởi vì quy mô thị trường tín dụng Việt Nam so với quy mô nền kinh tế đã khá lớn gần 150% GDP.

Trong khoảng 10 năm tới, tín dụng chỉ tăng trưởng khoảng 10-11-12% và như vậy kênh dẫn vốn là rất quan trọng, đặc biệt chúng ta có nhu cầu lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, hạ tầng dịch vụ tài chính vẫn còn bất cập, ví dụ liên quan đến tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tổ chức định giá trái phiếu, tổ chức quản lý thông tin và dữ liệu thị trường, hay áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế…

“Hiện nay Bộ Tài chính cũng đang muốn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, muốn phát hành ra thị trường quốc tế thì việc áp dụng kế toán quốc tế cũng phải đi theo hướng đó. Đặc biệt, nhà đầu tư là vấn đề phải bàn, hay sản phẩm hàng hóa thị trường và cả thị trường thứ cấp, cũng như các công cụ quản lý rủi ro.

Một điểm cần lưu ý là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, khi tiền kĩ thuật số phát triển, thì đặt ra bài toán của chúng ta là sẽ phát triển thị trường trái phiếu trên nền tảng tiền kĩ thuật số này như thế nào, liên quan đến chuyện huy động vốn cộng đồng liên quan đến quỹ tín thác đầu tư bất động sản, sẽ được thành lập và liên quan đến cả thị trường mua bán nợ ra sao…”, TS. Cấn Văn Lực đặt ra các vấn đề cần phải quan tâm cho thị trường trái phiếu trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sáu “cửa ải” của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư về tổ chức giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất nhiều quy định mới để minh bạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phát triển nóng, phát sinh những rủi ro mới, Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới nhằm tăng tính công khai, minh bạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Qua đó, hướng đến mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững.

Chia sẻ :


Thanh, kiểm tra 10 công ty chứng khoán và doanh nghiệp có khối lượng phát hành trái phiếu lớn

Trong tháng 10, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước lập 4 đoàn kiểm tra 10 công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời, đưa vào “tầm ngắm” những doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn nhưng tài chính yếu kém…

Chia sẻ :


Lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 57/2021/TT-BTC quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2021.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng rà soát tác động việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh

Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng đang rà soát, đánh giá tác động của việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) và bất động sản.

Chia sẻ :


BAC A BANK CHÍNH THỨC CHÀO BÁN 16 TRIỆU TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH RA CÔNG CHÚNG ĐỢT 1

Nhằm bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu tăng quy mô hoạt động của ngân hàng, đồng thời đa dạng…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm vi phạm, hoàn thiện cơ chế cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh, kiểm tra các hoạt động liên quan đến phát hành, cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của các công ty chứng khoán, doanh nghiệp phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường tính minh bạch của thị trường để đảm bảo thị trường TPDN trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả cho DN.

Chia sẻ :


Uỷ ban Chứng khoán: Nhóm Tân Hoàng Minh không báo cáo về các đợt phát hành trái phiếu

Các công ty này không báo cáo UBCKNN về các đợt phát hành, và chỉ đăng ký thông tin qua cổng thông tin trái phiếu doanh nghiệp của Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Chia sẻ :


Thận trọng trước chào mời, cam kết của tổ chức phân phối trái phiếu doanh nghiệp

Nhà đầu tư cá nhân nên thận trọng với việc chào mời và cam kết của các tổ chức phân phối trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ; trong đó có việc xác nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không nên mua TPDN chỉ vì lãi suất cao.

Chia sẻ :


Trái phiếu bất động sản rủi ro cao

Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN)” do…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *