Kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai

Ảnh minh họa.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 21/10/2021 về việc tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm công tác quản lý, giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư. Đồng thời có kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ các dự án đầu tư và xây dựng rõ quy trình, phân công rõ trách nhiệm các ngành, các cấp trong công tác quản lý dự án đầu tư.

Ngoài ra cũng phải đẩy nhanh việc xây dựng, điều chỉnh, cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý các dự án đầu tư để quản lý tình hình thực hiện, thông tin dự án đầu tư phù hợp theo hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin theo yêu cầu của thành phố;

Theo dõi, giám sát các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, bảo đảm quản lý chặt chẽ từ khi UBND thành phố giao chủ đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư đến khi thực hiện xong dự án đầu tư theo quy định, bảo đảm kết nối liên thông, cập nhật, quản lý và khai thác dữ liệu của các cấp, các ngành thành phố.

Các sở, ngành thành phố liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo, cập nhật các thông tin về việc triển khai thực hiện dự án đến các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng (đối với các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị) để định kỳ 6 tháng/lần đánh giá, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, thực hiện quy hoạch, đầu tư, xây dựng của các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố chỉ đạo xử lý đối với các dự án không thực hiện, kéo dài nhiều năm, không liên hệ, không phối hợp với chính quyền địa phương để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

UBND thành phố Hà Nội cũng đã giao UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, chủ đầu tư rà soát, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng (đối với các dự án mà Nhà nước thu hồi đất).

Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư thực hiện các thủ tục thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất… để thực hiện dự án theo quy định đối với các trường hợp đã được UBND thành phố chấp thuận cho phép thực hiện.

Cùng với đó, khẩn trương, nghiêm túc thực hiện công tác thu hồi đất trên thực địa đối với các dự án vi phạm mà UBND thành phố đã có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất để giao cho UBND quận, huyện, thị xã quản lý và đề xuất phương án sử dụng đất phù hợp quy hoạch.

Được biết, Hà Nội hiện có 37 dự án chưa được khắc phục dứt điểm theo kiến nghị giám sát của thường trực Hội đồng nhân dân thành phố năm 2012. 18 dự án mà UBND thành phố đã có Quyết định thu hồi đất, song các tổ chức được giao quản lý đất thu hồi chạm hoàn thiện thủ tục nhận ban giao và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng từ tháng 10/101231/3/2021.

Và 38 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến hết 30/5/2021. 8 dự án đã được giao đất sau đó điều chinh quy hoạch cần xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung. 63 dự án chưa giao đất chậm triển khai. 287 dự án đã được giao đất chậm triển khai, vi phạm đất đai cần tiếp tục theo dõi, giám sát.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hà Nội: 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật

Tổng hợp danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có tới 350 dự án…

Chia sẻ :


Hà Nội: 29 dự án vốn ngoài ngân sách tổng diện tích 1.844,3 ha bị kiến nghị thu hồi

UBND TP. Hà Nội vừa có báo cáo về các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố…

Chia sẻ :


Hà Nội lập hồ sơ xử lý các dự án đã được gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chậm triển khai

Các dự án này sẽ được báo cáo để UBND TP xem xét, quyết định. Ngoài ra, các trường hợp đề xuất không lập hồ sơ thì phải nêu rõ lý do, nguyên nhân và phương án xử lý…

Chia sẻ :


Hà Nội muốn thu hồi loạt dự án chiếm hơn 18 triệu m2 đất

Sở TN&MT Hà Nội kiến nghị thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 29 dự án có tổng diện tích hơn 1.800 ha. Thành phố cũng sẽ rà soát dự án huy động vốn trái phép.

Chia sẻ :


Làm thế nào để kiểm soát giá đất?

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 04/04, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – ông Lê Công Thành đã nêu lên những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giá đất ở nhiều nơi trên cả nước tăng nhanh cũng như nêu ra một số giải pháp để kiểm soát hiện tượng này.

Chia sẻ :


Hà Nội yêu cầu hoàn thiện 10 dự án nhà tái định cư để phòng, chống dịch

Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội vừa có văn bản số 2399 yêu cầu hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án tái định cư được Thành phố lên kế hoạch trưng dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19…

Chia sẻ :


03 nhóm giải pháp “thúc” giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chỉ đạo các bộ ngành, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện 03 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

Chia sẻ :


Hà Nội quyết đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về chủ trương triển khai dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô.

Chia sẻ :


Theo sát diễn biến cung cầu, kịp thời bình ổn giá tại các tỉnh, thành phố

Trước xu hướng tăng giá của một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các biện pháp đẩy mạnh triển khai quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn.

Chia sẻ :


Thanh Hóa cần hơn 149 ngàn tỷ đồng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Với nguồn vốn này, chỉ tiêu đến năm 2025 diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 28,6 m2 sàn/người. Trong đó, đô thị đạt 35 m2 sàn/người, nông thôn đạt 24,3 m2 sàn/người…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *