Khủng hoảng chi phí sinh hoạt: San sẻ từ chiếc bánh chung

“Khủng hoảng chi phí sinh hoạt” (cost of living crisis) đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với hầu như mỗi người nào đọc báo hay xem truyền hình, thậm chí là… chơi game ở Anh.

Tôi ngạc nhiên, buồn cười và có chút chua chát khi mà giữa lúc đang xem một đoạn video hướng dẫn chơi game trên YouTube, tôi bị người hướng dẫn xin một phút để quảng cáo cho một thiết bị chơi game mới và anh nhấn mạnh là thiết bị này rất đáng tiền và tiết kiệm trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Ngay cả giới chơi game có thể coi là khá ít quan tâm tới thời cuộc mà cũng tranh thủ dùng từ khóa “thời thượng” như vậy. 

Giá xăng dầu tăng cao, giờ cả bánh mì, cá cũng tăng giá hơn 10%. Người bình thường họ chỉ chú ý vậy thôi. Còn giới đầu tư thì hiểu là nhiều thứ từ thép, nhôm cho đến phân bón đều tăng giá. Mà những đầu vào đó tăng giá thì sẽ rất nhiều thứ buộc phải tăng theo.

Theo ước tính của một số tổ chức nghiên cứu ở Anh, chi phí sống của người nghèo dự kiến tăng khoảng 10% trong năm nay, cao hơn gần gấp đôi so với lạm phát chung, ước tính trong khoảng 5-6%.

Lạm phát là một thứ thuế đánh vào người nghèo nặng hơn người giàu, cho nên ước tính này là không có gì đáng ngạc nhiên.

Và vì lạm phát tăng nhanh, sức mua thực trong nền kinh tế giảm đi. Chẳng hạn, tiền lương bình quân sau khi điều chỉnh cho lạm phát ở Anh giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2014, mặc dù mức thất nghiệp thấp kỷ lục và tiền lương danh nghĩa tăng cũng khá nhanh.

Điều này chẳng là gì đáng kể với một người thu nhập cao nhưng sẽ là một cuộc khủng hoảng thật sự với người thu nhập thấp, và chính sách cần giải quyết điều đó.

Một điều thú vị là song song với tình trạng lạm phát cao thì tình hình ngân sách của nhiều nước đều được cải thiện. Với nhiều người, đây là một điều khó hiểu.

Một người bạn của tôi ở Việt Nam tỏ vẻ bực mình nói là vì sao lạm phát tăng cao như vậy, đời sống dân khó khăn mà báo lại đăng “ngân sách tăng khá” theo thông tin từ Tổng cục Thuế.

Thực tế thì không có gì lạ, vì kinh tế hồi phục, các chỉ số tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn trong trạng thái khả quan, đã làm cho hoạt động kinh tế diễn ra suôn sẻ hơn và thuế thu được nhiều hơn.

Và chính bản thân việc lạm phát đẩy giá cả tăng thì cũng giúp một số loại thuế đánh dựa trên giá bán, doanh thu hay giá trị giao dịch đều tăng.

Không chỉ Việt Nam mà ngân sách của Anh cũng “tăng khá” nhờ những yếu tố như vậy. Cụ thể là theo một số tổ chức nghiên cứu ước tính thì ngân sách của Anh sẽ thâm hụt thấp hơn dự kiến gần 30 tỉ bảng.

Quan trọng là lúc này không nên lấy đó làm thành tích, mà nên nghĩ cách sử dụng cái “khá” lên của ngân sách để bù đắp cho khó khăn của người dân, nhất là người thu nhập thấp – bộ phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi lạm phát tăng cao.

Những bước đi ban đầu là Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ giúp giảm tiền điện, ga phải trả trong giai đoạn tháng 10-2021 đến tháng 3-2022 cho khoảng 2 triệu hộ gia đình ở Anh, chủ yếu là người về hưu và người thu nhập thấp.

Tuy nhiên, trước bối cảnh từ tháng 4 trở đi thì giá cả vẫn tăng tiếp, chính phủ của ông Boris Jonhson dự kiến phải chi tiêu thêm để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Mặc dù bộ trưởng Tài chính Anh đã từng bày tỏ quan điểm không muốn chi quá mạnh tay nữa, gần đây ông cũng thừa nhận cần phải có một số biện pháp trong khả năng để giúp đỡ người dân vượt qua cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt này.

Theo các nhà phân tích, những lựa chọn của ông kể từ tháng 4 sắp tới có thể bao gồm đẩy mức tăng phúc lợi cho người nghèo cao hơn mức 3,1% dự kiến, cắt giảm thuế VAT, giảm thuế nhà phải nộp hằng năm cho chính quyền địa phương, hoặc tăng mức khởi điểm cần đóng bảo hiểm xã hội lên đáng kể, và trì hoãn kế hoạch tăng mức đóng bảo hiểm xã hội lên thêm 1,25%.

Nhiều nghị sĩ ở hai chính đảng lớn của Anh đều tạo áp lực phải thực hiện phần lớn các giải pháp này.

Việt Nam có thể tham khảo những chính sách ở trên. Ngân sách hưởng lợi từ kinh tế khôi phục và phần nào từ chính lạm phát thì nên lấy nguồn thu tăng lên đó mà thực hiện một số chính sách hỗ trợ, giảm thuế và giảm chi phí năng lượng cho người dân, nhất là người thu nhập thấp.

Hơn nữa, cũng nên xem xét lấy nguồn thu từ những tập đoàn xăng dầu của Nhà nước xưa nay được hỗ trợ nhiều về cơ chế mà hỗ trợ thêm cho dân.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết các dự án xăng dầu của các tập đoàn này đã đầu tư ở trong hay ngoài nước mang lại lợi ích gì, chỉ thấy có số công bố lỗ mấy nghìn tỉ của nhà máy lọc dầu hàng đầu cả nước. Vì sao càng lọc càng lỗ mà vẫn để đó, để rồi đến giờ cũng không đóng góp gì được để giảm giá xăng dầu?

Bài toán cân đo, đong, đếm, lựa chọn hỗ trợ người dân giữa thời buổi lạm phát mà vẫn phải đảm bảo được mục tiêu ngân sách luôn là khó khăn. Như kể ở trên thì Bộ Tài chính Anh và các nghị sĩ hai chính đảng lớn cũng đang mỗi ngày lên báo cãi nhau.

Vấn đề cốt lõi là cần đạt được sự hài hòa lợi ích nhất định, vì suy cho cùng thuế muốn đánh được lâu dài thì phải nuôi dưỡng nguồn thu, không thể vắt kiệt sức dân giữa thời giá cả tăng mạnh này được.

Lãnh đạo các bộ ngành liên quan và những chính trị gia nói chung cũng đều thuộc giai tầng không phải quá lo tới chi phí sinh hoạt hằng ngày, nhưng người dân nghèo thì họ đang ở bờ vực của một cuộc khủng hoảng và cần được giúp ngay. Những người đang làm trách nhiệm chia bánh ngân sách cần nhớ điều đó.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đồng tiền số ăn theo “Squid Game” tăng vọt 2.400% chỉ trong 24 giờ

SQUID là đồng tiền số độc quyền trong dự án Squid Game – một nền tảng chơi game ăn tiền.

Chia sẻ :


Hiểu đúng về lạm phát?

Gần đây, những tin tức về lạm phát thu hút rất nhiều sự quan tâm, chúng ta có thể thấy chủ đề này tràn ngập các mặt báo hay trên các trạng mạng xã hội. Sau một giai đoạn bơm tiền để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi do đại dịch, cùng với các biện pháp trừng phạt lên kinh tế Nga đã tác động đẩy giá hàng hóa tăng cao, tình trạng lạm phát bắt đầu xuất hiện, đe dọa nền kinh tế toàn cầu khiến các ngân hàng thế giới cần sớm hành động bằng việc tăng lãi suất, siết van lại để kiềm chế lạm phát.

Chia sẻ :


Kinh tế thế giới ra sao năm 2023?

2022 là một năm ảm đạm với nền kinh tế toàn cầu nhưng năm sau có thể còn tệ hơn, theo Bloomberg. Lịch sử cho…

Chia sẻ :


Joseph Stiglitz: “Đã đến lúc viết lại nền kinh tế Mỹ”

Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ Joseph Stiglitz tin giờ là thời điểm phù hợp để viết lại nền kinh tế Mỹ, lập luận rằng “chúng ta không nên để một cuộc khủng hoảng trôi qua lãng phí”…

Chia sẻ :


Đại dịch trở thành cơ hội làm giàu chưa từng có, các gia đình ở Anh kiếm thêm 1,2 nghìn tỷ USD như thế nào?

Covid-19 đã dẫn đến một nghịch lý ở Anh: thời kỳ tồi tệ nhất đối với sức khỏe cộng đồng, việc làm và nền kinh tế đã biến thành thời điểm vàng để tạo ra của cải, miễn là người dân có nắm giữ tài sản.

Chia sẻ :


Đừng để nỗi sợ lạm phát thành sự thật

“Cú sốc” đẩy lạm phát ở nhiều nước tăng mạnh trong quý đầu tiên năm 2022 lại chính là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, thay vì chỉ là cầu kéo hay chi phí đẩy. Tuy nhiên, nếu nhìn vào nhóm hàng hóa có tỷ trọng lớn trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là nhóm ăn uống, nhà ở, chi phí đi lại, thì việc kiểm soát lạm phát là hoàn toàn trong tầm tay…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp khởi nghiệp trong “cơn lốc” Covid-19

Biến cố Covid-19 như một phép thử nghiệt ngã với các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up). Không ít start-up đã phải “đóng băng”, dừng cuộc chơi hoặc “xóa bài chơi lại”, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp vẫn phát triển bứt phá ..

Chia sẻ :


Quy tắc giúp “cá bé” tồn tại trên thị trường chứng khoán

Người lính khi ra trận vốn được trang bị đầy đủ vũ khí và kiến thức trước khi ra chiến trường. Nhà đầu tư chứng khoán cũng nên vậy…

Chia sẻ :


Không còn mặn mà gửi tiết kiệm, người dân rút ròng tiền khỏi ngân hàng

Hoạt động rút tiền khỏi ngân hàng của người dân trong một năm qua có bối cảnh là mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục…

Chia sẻ :


Trái phiếu chính phủ Mỹ và những chuyện liên quan

Trái phiếu chính phủ Mỹ và những chuyện liên quan (Tặng đệ Đỗ Vũ và các bạn. Từ cái còm của Đỗ Vũ trong bài…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *