Không lao động nào muốn “bán” sổ bảo hiểm nếu đời sống được đảm bảo

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn chiều 10/11. Ảnh - VGP.

Chiều 10/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Tại phiên chất vấn, Đại biểu Nguyễn Thị Lệ, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM bày tỏ lo ngại về tình trạng người lao động “bán” số bảo hiểm xã hội và những hệ lụy về sau.

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung làm rõ, thực chất của trình trạng này là người lao động rút bảo hiểm để hưởng bảo hiểm xã hội một lần, hoặc do ngại đi làm thủ tục hoặc vì một lý do nào đó mà phải nhượng lại sổ bảo hiểm xã hội cho người khác.

“Theo thống kê từ đầu năm 2021 đến nay, đã có khoảng 870.000 lao động đã rút bảo hiểm xã hội một lần, nếu so với 2020 con số này tăng lên rất nhiều”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.

Để giải quyết vấn đề này, theo Bộ trưởng có ba vấn đề căn cơ, trước hết nhất thiết phải chăm lo cho đời sống người lao động, bởi lẽ số lao động rút bảo hiểm xã hội một lần và bán sổ bảo hiểm rơi hầu hết vào công nhân lao động, những người có hoàn cảnh khó khăn.

Do đó, giải quyết tận gốc vấn đề này chính là nâng cao đời sống cho người lao động. “Nếu cuộc sống được đảm bảo, chắc chắn không bao giờ người lao động muốn bán sổ bảo hiểm xã hội”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Giải pháp thứ hai theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung là cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người lao động thấy được sự cần thiết và lợi ích lâu dài của việc tham gia bảo hiểm xã hội, để có một khoản lương lương hưu khi về già.

Cuối cùng là phải tổng kết Nghị quyết 93 để thực hiện Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Song giải pháp căn cơ hơn cả là phải sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội. Hiện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã hoàn thiện hồ sơ, phấn đấu đến năm 2022 trình dự thảo quy định để điều chỉnh việc này.

Trong đó, bên cạnh hưởng chính sách bảo hiểm xã hội một lần, dự thảo luật sửa đổi sẽ tăng cường các lợi ích khác đối với người lao động, ví dụ như nếu không rút bảo hiểm xã hội một lần thì ngoài tiền ra người lao động còn được hưởng các chính sách khác như tham quan, du lịch…

Cũng tại phiên chất vấn, trả lời câu hỏi của Đại biểu Vương Thị Hương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang về chính sách cho người về hưu, đặc biệt là nhóm về hưu trước năm 1995 có mức lương hưu thấp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa trước, Quốc hội đã bàn vấn đề này và có nghị quyết cụ thể.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vẫn rốt ráo chuẩn bị và trong tháng 12 này, dự kiến Chính phủ sẽ quyết định việc điều chỉnh lương hưu với các nhóm đối tượng này.

“Chúng tôi đã đề nghị cho điều chỉnh sớm hơn, ngay từ 1/1/2022 với mức điều chỉnh 7,4%. Tổng kinh phí để điều chỉnh lương hưu sẽ khoảng trên 12.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách bổ sung cho những người nghỉ hưu trước năm 1995 và những người có lương hưu chưa đạt 2,5 triệu đồng/tháng.

Hiện chúng tôi đang cố gắng hoàn thiện hồ sơ để cuối năm 2021 nhóm này sẽ được hưởng luôn chính sách trên”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.  

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hơn 24 triệu đối tượng được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ

Theo báo cáo của 63 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố, đến nay tổng kinh phí thực hiện gói 26.000 tỷ trên toàn quốc đạt gần 21,89 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 24 triệu đối tượng…

Chia sẻ :


Quỹ bảo hiểm y tế dư gần 33.000 tỷ đồng, đề xuất sử dụng cho chi trả điều trị Covid-19

Tại buổi thảo luận về việc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 sáng nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, số dư quỹ bảo hiểm y tế nên được sử dụng cho việc chi trả khám chữa bệnh Covid-19.

Chia sẻ :


Hơn 381.000 doanh nghiệp đã được giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp

Sau 5 ngày triển khai, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cơ bản thực hiện xong chính sách giảm mức đóng từ 1% xuống 0% vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đối với 381.925 doanh nghiệp với tổng số tiền trên 7.653 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Ồ ạt rút BHXH một lần: Giảm số năm đóng mà không giảm tuổi nghỉ hưu là vô lý

Theo bạn đọc Báo Người Lao Động, chỉ có cách giảm tuổi để nhận lương hưu, và điều chỉnh số năm tham gia bảo hiểm phù hợp thì mới công bằng cho người lao động, tùy đó việc rút BHXH 1 lần sẽ giảm đi.

Chia sẻ :


Người nộp thuế được giảm nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân

Người có thu nhập từ 17 triệu đồng/tháng (1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (2 người phụ thuộc) chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Chia sẻ :


Nguy cơ khan hiếm giả tạo bình oxy y tế

Trước tình hình dịch Covid-19 tăng cao tại một số địa phương, nhiều người dân đã đổ xô đi tìm mua các thiết bị y tế cung cấp khí ô xy để dự trữ nếu chẳng may mắc bệnh.

Chia sẻ :


Năm 2022, sẽ thanh tra doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trên toàn quốc

Trong năm 2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chiến dịch thanh tra lĩnh vực bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nợ đọng…

Chia sẻ :


GỬI TIẾT KIỆM TẠI BAC A BANK – KHÁCH HÀNG ĐƯỢC BẢO AN TOÀN DIỆN, NHẬN THÊM SIÊU ƯU ĐÃI PHÍ

Từ 1/11/2022 đến hết 28/2/2023, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai Chương trình khuyến mại hấp dẫn “Bảo an toàn diện…

Chia sẻ :


Tăng lương tối thiểu vùng không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp

Chuyên gia kinh tế cho rằng việc tăng lương tối thiểu vùng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp, tuy nhiên tác động nhìn chung không nhiều. 

Chia sẻ :


Ngành bảo hiểm: Doanh thu quý 3 vẫn khó khăn, nhiều cơ hội để tăng trưởng từ năm 2023

Trong quý 3/2021 các doanh nghiệp ngành bảo hiểm vẫn đối diện nhiều khó khăn do giãn cách xã hội nghiêm ngặt…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *