Khó huy động vốn, startup công nghệ toàn cầu ồ ạt sa thải nhân viên
Vào đầu tháng 5, nhân viên tại startup “kỳ lân” về hàng tiêu dùng Thrasio (Mỹ) cảm nhận rõ khó khăn tài chính của công ty khi nhận được một email thông báo: “Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một thông tin rằng chúng tôi đã ra quyết định giảm quy mô nhân sự của Thrasio”.
Nguyên nhân được đưa ra là công ty cần “đưa ra một số thay đổi về chiến lược và vận hành” để đảm bảo tăng trưởng.
Thrasio, được thành lập vào năm 2018, là công ty hàng đầu trong số các đối tác hỗ trợ nhà bán hàng bên thứ ba trên nền tảng của Amazon. Startup này đã nhanh chóng mở rộng thông qua một loạt thương vụ mua lại và đạt định giá 10 tỷ USD. Kể từ sau thông báo trên, Thrasio đã sa thải tới 20% nhân sự.
Động thái của Thrasio nằm trong làn sóng sa thải nhân sự đang lan rộng trong giới startup công nghệ – theo tờ báo Nhật Bản Nikkei Asia.
Reef Technology, nhà cung cấp công nghệ nhà bếp tại Mỹ, cho biết đã sa thải khoảng 750 nhân viên – tương đương khoảng 5% tổng nhân sự của mình.
Theo trang theo dõi hoạt động cắt giảm nhân sự Layoffs.fyi, từ tháng 3 đến nay, khoảng 20.514 người tại các startup công nghệ trên toàn cầu đã bị sa thải. Con số này dựa trên thông tin công khai tính tới ngày 31/5, chủ yếu diễn ra tại Mỹ.
Số lượng người bị sa thải đã tăng gấp đôi trong hai tuần qua, cho thấy thị trường lao động trong lĩnh vực này đang có chiều hướng xấu đi. Layoffs.fyi bắt đầu theo dõi số lượng nhân viên bị cắt giảm từ tháng 3/2020 – khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Tính theo quý, số lượng nhân viên bị sa thải chỉ thấp hơn con số 60.000 người mất việc trong giai đoạn tháng 4-6/2020.
Thrasio nằm trong danh sách các startup “kỳ lân” (được định giá từ 1 tỷ USD trở lên), đã phải sa thải nhân viên. Trên toàn cầu, có khoảng 1.000 startup chưa niêm yết đạt trạng thái “kỳ lân”, gấp đôi so với hai năm trước, theo CB Insights.
Định giá của các startup tăng mạnh là do các công ty đầu mạo hiểm và doanh nghiệp khác cạnh tranh gay gắt để giành được cổ phiếu chưa niêm yết với kỳ vọng thu về lợi nhuận lớn sau khi startup phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Những startup huy động được số tiền dồi dào đã phát triển bằng cách sử dụng nguồn vốn mới tìm được để thu hút nhân tài từ các tập đoàn lớn. Hiện tại, đây là câu chuyện của quá khứ.
“Đây là một năm rất khó khăn”, Jeff Richards, đối tác quản lý tại quỹ đầu tư mạo hiểm GGV Capital, Mỹ, nhận định hồi tháng 4 và dự báo 2022 có thể là năm khó khăn nhất kể từ kbủng hoảng tài chính toàn cầu.
Vào cuối tháng 5, Sequoia Capital cũng khuyên các đối tác đầu tư mục tiêu của mình cắt giảm chi phí kinh doanh.
Nhiều người bị sa thải trong cuộc khủng hoảng dotcom đó đã trở thành doanh nhân hoặc tìm “bến đỗ” mới tại các công ty hàng đầu. Sự điều chỉnh đối với lĩnh vực công nghệ năm nay được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự thay đổi lớn đối với các startup “kỳ lân” và có thể cho ra đời những hãng công nghệ đi đầu trong thế hệ tiếp theo.
Thời hoàng kim đã qua khi cuộc khủng hoảng của ngành công nghệ xuất hiện và thị trường IPO chững lại. Chỉ số Nasdaq đã giảm gần 30% kể từ đầu năm nay. Số lượng các IPO trên toàn cầu trong quý 1 cũng giảm 50% so với cùng kỳ năm trước, theo Dealogic.
Sự thoái trào của làn sóng IPO thu hẹp lựa chọn huy động vốn của các startup. Các quỹ đầu tư mạo hiểm giờ đây ít cam kết đầu tư mới nếu họ không thể thu hồi các khoản đầu tư của mình trên thị trường đại chúng.
Hiệu suất danh mục đầu tư yếu kém của SoftBank Group và Tiger Global Management đã gây sóng gió ít nhiều cho hoạt động huy động vốn của giới startup công nghệ. Chủ tịch kiêm CEO của SoftBank – Masayoshi Son – cho biết tập đoàn Nhật Bản sẽ áp dụng lập trường phòng thủ hơn với “các tiêu chí đầu tư nghiêm ngặt hơn”.
Nhiều startup “kỳ lân” đang chịu áp lực chi phí lớn, chủ yếu là do tuyển dụng nhân sự ồ ạt. Giờ đây, các startup này buộc phải kiểm soát chi tiêu nghiêm ngặt hơn khi mà các nhà đầu tư lớn bắt đầu thắt chặt hầu bao.
Tuy nhiên, không phải tất cả startup “kỳ lân” đều gặp vấn đề về kinh phí. Một số công ty đã huy động đủ vốn trong thời kỳ bùng nổ. Cùng với đó, các cổ đông dài hạn như người hưu trí và giới giàu đã giúp nhiều công ty đầu tư mạo hiểm có khả năng tiếp cận những cơ hội đầu tư mới.
Theo PitchBook, tính tới cuối tháng 3/2022, các công ty đầu tư mạo hiểm Mỹ có sẵn tổng cộng 70 tỷ USD để đầu tư mới – nhiều hơn so với giai đoạn 2008-2010, thời điểm trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này cho thấy một startup tiềm năng vẫn có cơ hội huy động được vốn đầu tư.
Tháng trước, nền tảng giao dịch tiền ảo Talos đã huy động được hơn 100 triệu USD trong một vòng gọi vốn thu hút những công ty lớn như Citigroup. Khoản đầu tư này đưa định giá của Talos lên 12 tỷ USD. Dù sóng gió, các nhà đầu tư vẫn đặt cược vào lĩnh vực mới nổi này.
Khi bong bóng dotcom nổ tung vào năm 2001, nhiều startup đã phá sản hoặc thu hẹp quy mô. Amazon đã chống chọi thành công và phát triển trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Nhiều người bị sa thải trong cuộc khủng hoảng dotcom đó đã trở thành doanh nhân hoặc tìm “bến đỗ” mới tại các công ty hàng đầu. Sự điều chỉnh đối với lĩnh vực công nghệ năm nay được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự thay đổi lớn đối với các startup “kỳ lân” và có thể cho ra đời những hãng công nghệ đi đầu trong thế hệ tiếp theo, Nikkei Asia nhận định.
Phản hồi