Khi Tiki, Sendo loay hoay gọi vốn để hoạt động, kỳ lân thương mại điện tử Indonesia đã lên sàn với định giá gần 8 tỷ USD, đứng top 13 công ty lớn nhất xứ vạn đảo

Khi Tiki, Sendo loay hoay gọi vốn để hoạt động, kỳ lân thương mại điện tử Indonesia đã lên sàn với định giá gần 8 tỷ USD, đứng top 13 công ty lớn nhất xứ vạn đảo

Bukalapak hiện có giá trị thị trường 7,6 tỷ USD, cao hơn cả một số công ty truyền thống của Indonesia như ngân hàng Bank Negara Indonesia hay nhà sản xuất mỳ ăn liền Indofood CBP Sukses Makmur.

Với việc niêm yết, Bukalapak trở thành kỳ lân đầu tiên (một công ty khởi nghiệp giá trị hơn 1 tỷ USD) của một quốc gia Đông Nam Á lên sàn chứng khoán trong khu vực. Trước đó, SEA cũng đã lên sàn nhưng thực hiện niêm yết tại Mỹ.

Bốn kỳ lân hàng đầu của Indonesia ngoài Bukalapak gồm có Gojek, Tokopedia và Traveloka.

GoTo, công ty được hình thành từ sự hợp nhất của Gojek và Tokopedia đang hướng đến việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ và Indonesia. Trong khi Traveloka cũng đang chuẩn bị niêm yết tại Mỹ thông qua một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC).

Bukalapak được thành lập năm 2010 với định hướng trở thành một nền tảng thương mại điện tử. Sau đó, công ty phân nhánh sang dịch vụ số hóa các cửa hàng nhỏ (hay được gọi là warung) với Mitra Bukalapak. Nó cho phép các cửa hàng thực hiện mua sắm sản phẩm trên một ứng dụng và bán hàng trực tuyến, gồm cả tín dụng điện thoại và dữ liệu.

Báo cáo tài chính được công bố trước thềm IPO cho thấy trong số 1.300 tỷ Rupiah doanh thu năm 2020, gần 15% đến từ Mitra và còn lại là bán hàng trực tuyến.

Bukalapak sẽ dành 2/3 số tiền thu được từ IPO cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, một lĩnh vực sẽ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt trong tương lai.

SEA (Singapore) thông qua Shopee đã có được chỗ đứng vững chắc tại Indonesia. Trong khi Tokopedia sẽ được trang bị thêm vốn để ở rộng khi GoTo ra mắt thị trường. Lazada, công ty được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ internet Trung Quốc Alibaba cũng đang tìm cách chiếm lấy phần lớn thị trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng của Indonesia.

Hoạt động kinh doanh của Mitra cũng có khả năng đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng, Gojek và Tokopedia điều hành các hoạt động kinh doanh tương tự, trong khi Shopee cũng bắt đầu dịch vụ số hóa warung của riêng mình vào năm ngoái.

Grab đang hợp tác với cổ đông lớn nhất của Bukalapak, một công ty con của tập đoàn truyền thông Emtek, để thiết lập một chương trình số hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) với Bukalapak.

Bukalapak hiện vẫn chưa có lãi, mức lỗ trong khoảng 1.300 tỷ Rupiah vào năm 2020. Các cổ đông lớn của kỳ lân Indonesia gồm có: công ty con của Emtek, Ant Group thuộc Alibaba, quỹ tài sản nhà nước GIC (Singapore). Sau IPO, các cổ đông này nắm lần lượt 23,93%, 13,05% và 9,45% cổ phần Bukalapak. Các nhà đầu tư khác còn Microsoft (Mỹ) và ngân hàng Standard Chartered.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Gojek và Tokopedia đánh dấu sự ra đời một công ty khởi nghiệp hàng đầu ở Đông Nam Á

Theo Nikkei, hai công ty công nghệ lớn nhất Indonesia là Tokopedia và Gojek đã gửi văn bản tới các nhà đầu tư của mình xin ý kiến về việc sáp nhập.

Chia sẻ :


Giá cổ phiếu tăng 8 lần trong 2 năm, công ty mẹ Shopee muốn huy động thêm 6,3 tỷ USD

Các đợt huy động vốn gần đây nhất của Sea – công ty mẹ nền tảng mua sắm trực tuyến Shopee – vào tháng 12/2020 với 2,6 tỷ USD và năm 2019 với 1,35 tỷ USD thông qua phát hành cổ phiếu…

Chia sẻ :


Các startup Đông Nam Á huy động được 5,7 tỷ USD trong quý 2

Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng số vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á vẫn tăng cao trong 3 tháng qua.

Chia sẻ :


GoTo chia 20 triệu USD cho các tài xế, tài xế Gojek Việt Nam được bao nhiêu?

Tập đoàn PT GoTo Gojek Tokopedia Tbk công bố tặng hơn 20 triệu USD cho các đối tác tài xế tại Indonesia, Việt Nam và Singapore trước thềm IPO. Trong đó, mỗi tài xế Việt Nam được nhận tối đa 2 triệu đồng.

Chia sẻ :


Thế Giới Di Động lại mở sàn thương mại điện tử mới

Dù đã sở hữu 2 website bán hàng đứng nhất, nhì Việt Nam là thegioididong.com và dienmayxanh.com, nhưng Thế Giới Di Động tiếp tục mở thêm một sàn thương mại điện tử mới.

Chia sẻ :


Các gia tộc giàu nhất Đông Nam Á đang đổ xô rót tiền vào lĩnh vực này, hi vọng kiếm bộn tiền trong lúc đại dịch tàn phá những mô hình kinh doanh kiểu cũ

Một vài trong số các tài phiệt ở Đông Nam Á đang đẩy mạnh đầu tư vào các startup công nghệ, tìm kiếm các cơ hội mới trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành kinh doanh từ bán lẻ đến sản xuất và dịch vụ.

Chia sẻ :


Chiến lược phát triển nền kinh tế số Việt Nam

Kinh tế số đang được xem là một trong những động lực quan trọng nhất để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045…

Chia sẻ :


Cài đặt và truy cập ứng dụng fintech, game ở Việt Nam đang tăng vọt

Việt Nam là một trong những nước có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong khu vực về số lượt cài đặt và truy cập các ứng dụng di động như fintech và game trong nửa đầu năm 2021…

Chia sẻ :


VinFast nộp hồ sơ IPO tại Mỹ, có thể thu về 3 tỷ USD

Nếu thành công, đây là thương vụ niêm yết cổ phiếu lớn đầu tiên của một doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ…

Chia sẻ :


Ông chủ Shopee trở thành người giàu nhất Singapore

Là một người gốc Trung Quốc nhập tịch Singapore, ông Li hiện sở hữu khối tài sản ròng 19,2 tỷ USD…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *