Khi cơm chín, người Nhật không ăn ngay mà làm thêm 1 bước “đặc biệt”, đơn giản nhưng giúp họ giảm cân và phòng ngừa tiểu đường hiệu quả
Người Nhật cũng là một trong những quốc gia trên thế giới tiêu thụ nhiều gạo trắng – thực phẩm có chứa lượng tinh bột cao. Nhưng kỳ lạ là ở đất nước này, tỉ lệ người dân bị béo phì hay mắc bệnh tiểu đường lại rất thấp. Vì sao lại như vậy?
Thì ra, sau khi cơm chín, người Nhật không ăn cơm ngay mà thường làm thêm 1 bước đơn giản sau đây. Nhìn cách họ tiêu thụ gạo, đảm bảo nhiều người sẽ muốn học tập.
Mâm cơm điển hình của người Nhật Bản thường có cơm trắng.
Sau khi cơm chín, người Nhật không ăn ngay mà thường làm thêm 1 bước sau
Đa số người Nhật không có sở thích ăn cơm nóng mà thường chờ cơm nguội . Sau khi cơm chín, họ không ăn ngay mà thường để nguội hoặc thậm chí là để cơm vào trong tủ lạnh trước khi ăn. Điều này xuất phát từ rất nhiều lý do, bao gồm cả văn hóa lẫn vấn đề sức khỏe.
– Người Nhật sợ mùi thức ăn làm phiền người khác: Ở Nhật, món cơm bento rất phổ biến. Thường được chuẩn bị để mang đi làm hay đến trường học. Hộp cơm bento thường có chứa rong biển, trứng, thịt… Thức ăn nóng bao giờ cũng thơm hơn thức ăn nguội, mùi thơm sẽ lan tỏa theo hơi nóng của đồ ăn, làm ảnh hưởng đến những người trên tàu điện ngầm hay là trong môi trường công sở. Người Nhật tiêu thụ cơm nguội là muốn tránh sự bất tiện này.
– Để không làm hại khoang miệng và tránh tăng cân: Người Nhật có sở thích nhai chậm để từ từ thưởng thức từng hương vị của đồ ăn. Chính vì vậy, họ không thích ăn cơm nóng vì đồ nóng có thể làm hại khoang miệng. Hơn nữa, cơm nóng có thể làm tăng vị giác trong miệng khiến chúng ta có xu hướng nuốt nhanh hơn, điều này có thể làm hại dạ dày.
Ngoài ra, cách nhai chậm này cũng giúp người Nhật cảm thấy no lâu, kiểm soát sự thèm ăn, và sau đó hạn chế lượng calo tiêu thụ trong ngày.
Sau khi cơm chín, người Nhật không ăn ngay mà thường để nguội hoặc thậm chí là để cơm vào trong tủ lạnh trước khi ăn.
– Ngừa bệnh tiểu đường: Người Nhật cho rằng, khi cơm nguội hoặc được làm lạnh, cấu trúc của gạo sẽ thay đổi và hàm lượng tinh bột kháng sẽ tăng lên. Chất này không dễ tiêu hóa, khi vào trong cơ thể sẽ làm chậm sự hấp thụ glucose trong cơ thể. Chính vì vậy, lượng đường trong máu sẽ không tăng quá nhanh, giúp ổn định lượng đường trong máu, phòng ngừa bệnh tiểu đường.
3 cách ăn cơm sau đây của người Nhật cũng rất đáng học hỏi
– Trộn cơm nguội cùng giấm, nước trà xanh
Điểm thú vị trong cách tiêu thụ cơm của người Nhật đó là thường trộn cơm cùng một chút giấm hoặc nước trà xanh. Giấm không có calo, không chất béo, chứa thành phần acid amin, giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Còn trà xanh có chứa đặc tính chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn và chống vi rút.
Bát cơm chan ngập nước trà xanh của người Nhật Bản. Món này tại Nhật có tên là ochazuke.
– Người Nhật ăn một lượng nhỏ cơm mỗi bữa
Mặc dù người Nhật thích ăn cơm, nhưng lượng cơm ăn trong một bữa ăn không quá nhiều. Người Nhật ăn những món nhỏ và đĩa nhỏ. Họ ăn nhiều thức ăn trong một bữa, nhưng tổng lượng ăn tương đối nhỏ. Lượng cơm họ ăn thường khoảng 100 gram.
– Người Nhật ăn cơm cùng các món nhạt
Nhờ có quy trình bảo quản thực phẩm nghiêm ngặt, người Nhật chủ yếu thích đồ hấp, luộc và thoải mái ăn đồ sống mà không sợ ngộ độc. Với họ, chế biến đồ ăn càng đơn giản thì cơ thể càng nhận nhiều cellulose, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác phong phú nhất… Như vậy, họ vừa có thể ăn no mà không sợ béo phì hay gây bệnh.
Phản hồi