Kênh đầu tư nào sinh lời nhất mùa dịch?

Các khu đô thị tiện ích “tất cả trong một” luôn đảm bảo tiềm năng tăng giá trị trong lâu dài.

Thị trường bất động sản vẫn sôi động khi nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ do dịch Covid-19. Theo các chuyên gia, một trong những lí do bởi bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư sinh lời tốt và an toàn bất chấp dịch bệnh.

“GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG”, LỢI NHUẬN GẤP 5 LẦN GỬI TIẾT KIỆM

Tháng 4/2020, dự đoán việc kinh doanh sẽ khó khăn do dịch bệnh Covid-19, chị Trần Thùy Linh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) quyết định đóng cửa 1 nhà hàng và 3 tiệm spa ở quận trung tâm Thủ đô để chuyển hướng đầu tư bất động sản. Đến nay, sau hơn 1 năm, chị Linh vẫn cho rằng đây là quyết định kịp thời và sáng suốt nhất của bản thân.

Thời điểm tháng 4/2020, 3 căn chung cư cao cấp mà chị Thùy Linh mua tại 1 khu đô thị ở Tây Mỗ, Nam Từ Liêm có giá bán chỉ 37 – 38 triệu đồng/m2. Tranh thủ gói hỗ trợ tài chính của chủ đầu tư, chị Linh chỉ phải trả số tiền 30%, tương đương 2,7 tỷ đồng. Phần còn lại, chị Linh vay ngân hàng với lãi suất 0%, đồng thời còn được ân hạn nợ gốc.

Đầu tháng 8/2021, cũng tại chính dự án đó, giá bán đã tăng lên 42 – 43 triệu đồng/m2, nhiều khách tìm mua mà không có hàng. Chị Thùy Linh quyết định “chốt lời” và thu về hơn 1 tỷ đồng tiền lãi.

“Số vốn 2,7 tỷ đồng nếu gửi tiết kiệm đến giờ tiền lãi cũng chỉ khoảng 200 triệu, bằng 1/5 so với lợi nhuận đầu tư bất động sản. Trước kinh doanh vừa vất vả lại rủi ro mà cũng không bằng đầu tư đầu tư bất động sản”, chị Thùy Linh so sánh.

Chị Thùy Linh chỉ là 1 trong số rất nhiều nhà đầu tư hưởng “trái ngọt” khi nắm bắt được xu hướng của thị trường. Theo báo cáo của kênh thông tin batdongsan.com.vn công bố ngày 9/8 vừa qua, bất chấp dịch bệnh bùng phát mạnh, loại hình chung cư tiếp tục xu hướng tăng giá ở cả Hà Nội và Tp.HCM. Trong đó, chỉ số giá chung cư tại Tp.HCM và Hà Nội trong tháng 7 cùng tăng 2% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2020, giá chung cư Hà Nội và Tp.HCM tăng lần lượt 7% và 10%.

“Với mức tăng giá 7 – 10% chỉ sau 1 năm thì tất cả nhà đầu tư vào phân khúc chung cư đều có lãi lớn. Trong khi phần lớn các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị đình trệ thậm chí là thua lỗ vì Covid-19, lãi suất tiết kiệm xuống mức thấp kỷ lục thì bất động sản rõ ràng đang là “gà đẻ trứng vàng’”sinh lời tốt nhất”, anh Vũ Đình Hoan, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm, đánh giá.

GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN ĐANG “CHECK-IN MỘT CHIỀU”

Từ góc độ đầu tư, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam, cho biết trong lịch sử thế giới, mỗi khi xảy ra các biến động xã hội lớn như chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính… thì các kênh, các quỹ đầu tư sẽ chuyển sang các loại hình đầu tư có tính an toàn cao là bất động sản và vàng.

Tại Việt Nam, khi không có nhiều kênh, sản phẩm đầu tư, và đặc biệt, lãi suất ngân hàng chỉ còn 5 – 6% và có khả năng gỉảm tiếp thì các nhà đầu tư đang chuyển hướng mạnh sang kênh có tính dự trữ đồng thời có giá trị tăng theo thời gian là bất động sản. Lượng tiền thật dồi dào, một phần “chảy” ra từ các kênh tiết kiệm vốn đang mất dần sự hấp dẫn, một phần đến từ những nhà đầu tư “chốt lời” chứng khoán, tạo thành một nguồn lực mạnh mẽ khiến thị trường nhà đất trở nên sôi động, bất chấp bầu không khí ảm đạm của nền kinh tế.

“Người càng nhiều tiền thì nhu cầu đảm bảo an toàn và sinh lời cho nguồn vốn càng lớn. Vì thế, dù bất động sản đang tăng giá nhưng họ vẫn đầu tư bởi đây là một kênh an toàn. Hơn nữa, giá tăng ở đây là giá thật”, TS. Khương phân tích.

Các khu đô thị tiện ích “tất cả trong một” luôn đảm bảo tiềm năng tăng giá trị trong lâu dài.
Các khu đô thị tiện ích “tất cả trong một” luôn đảm bảo tiềm năng tăng giá trị trong lâu dài.

Trong khi đó, ThS. Huỳnh Phước Nghĩa, Phó Trưởng khoa Kinh doanh Quốc tế – Marketing, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, cho rằng dù giá tài sản leo thang trong suốt nửa thập niên qua nhưng vẫn chưa xuất hiện “cú sốc” giá. Thực tế thời gian qua, các dự án mới chào bán với giá kỷ lục nhưng vẫn đắt khách. Cũng nhờ sự tăng giá liên tục đó mà ngay cả khi bán với giá thấp hơn giá trị trường các nhà đầu tư vẫn có lãi.

“Hiện những người bán chưa rơi vào thế bí phải bán đổ, bán tháo nên khả năng bong bóng giá nhà đất vỡ là không có. Những người đang nắm giữ tài sản quyết tâm ôm hàng, giữ giá cao để bảo toàn giá kỳ vọng”, ông Nghĩa giải thích.

Nhận định về xu hướng giá thời gian tới, TS. Sử Ngọc Khương cho rằng sẽ không có chuyện bất động sản rớt giá. Đối với các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM, theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, diện tích nhà ở bình quân đầu người là 25m2. Đã hơn 20 năm tiêu chuẩn này chưa tăng lên được bởi dân số tăng nhanh trong khi nguồn cung mới rất khan hiếm.

Giá bất động sản đang “check-in một chiều” không chỉ bởi cầu vượt xa cung mà còn bởi lực đẩy từ chi phí đầu vào. Theo TS. Sử Ngọc Khương, quy định siết chặt việc cấp phép dự án mới khiến thời gian triển khai kéo dài, cộng thêm tiền sử dụng đất tăng lên, giá vật liệu xây dựng leo thang… là những yếu tố đẩy giá thành căn hộ tăng cao. Có những dự án ban đầu định giá là 25 triệu đồng/m2 nhưng khi hoàn thiện giá thành bị đội lên 40, thậm chí 50 triệu đồng/m2. Ngay tại cùng một dự án, chỉ cần mua trước và mua sau vài tháng giá đã chênh vài triệu, thậm chí cả chục triệu đồng mỗi m2.

“Giá có thể cao so với thu nhập nhưng nhu cầu thị trường là rất lớn nên đầu tư bất động sản thời điểm này chỉ có lãi chứ không bao giờ lỗ”, vị chuyên gia của Savills khẳng định.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bỏ tiền vào kênh nào bớt rủi ro trong bối cảnh thị trường biến động?

Nếu sắp xếp theo thứ tự giảm dần thì bất động sản là kênh rủi ro đứng thứ 3 sau khởi nghiệp và chứng khoán. Hiện khá nhiều NĐT phân vân nên bỏ tiền vào kênh nào, tiếp tục rót tiền hay tháo vốn dự phòng tiền mặt.

Chia sẻ :


Tiền gửi vào ngân hàng giảm kỷ lục, tiền đang ‘chảy’ vào đâu?

Lãi suất tiết kiệm xuống thấp kỷ lục nên dòng tiền trong dân cư lại lựa chọn các kênh đầu tư có lợi suất khác cao hơn như chứng khoán, vàng, bất động sản… Tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng ở mức trên 5,26 triệu tỷ đồng

Chia sẻ :


Đất nền đang nóng nhất ở khu vực này

Đất nền là loại hình bất động sản “nóng” nhất trong hơn 2 năm dịch Covid-19 và cũng là phân khúc phục hồi nhanh nhất sau mỗi đợt Covid-19 bùng phát.

Chia sẻ :


Ngân sách nhà nước “ngấm đòn” từ dịch Covid-19

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tháng 9, thu NSNN ước đạt 65.200 tỷ đồng, giảm khoảng 17.000 tỷ đồng so với tháng 8. Điều này cho thấy tác động nặng nề của làn sóng COVID-19 thứ 4 tới tình hình ngân sách, dù dịch bệnh đã dần được kiểm soát và có chuyển biến tích cực tại nhiều địa phương.

Chia sẻ :


Không còn mặn mà gửi tiết kiệm, người dân rút ròng tiền khỏi ngân hàng

Hoạt động rút tiền khỏi ngân hàng của người dân trong một năm qua có bối cảnh là mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục…

Chia sẻ :


Giá vàng thế giới giằng co trước giờ công bố báo cáo quan trọng của Mỹ, trong nước tái lập mốc 69 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng tăng 3 triệu đồng/lượng trong tháng 3 và tăng 7 triệu đồng/lượng trong quý 1, tương đương tăng 4,5% trong tháng và tăng 11,3% trong quý…

Chia sẻ :


ACB nhận thế chấp nhiều hợp đồng bán kit xét nghiệm của Công ty Việt Á

Trần Anh – 1 giờ trước TheLEADERSau khi được Bộ Y tế cấp phép, Công ty Việt Á đã cung cấp hàng triệu kit xét…

Chia sẻ :


Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: “Người Việt có tiền sẽ nghĩ ngay đến đất nhưng tôi khuyên nhà đầu tư không nên lao vào khi đất đã lên cơn sốt”

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khuyên các nhà đầu tư bất động sản, ở đâu có thanh khoản, có thị trường thì đầu tư, không chạy theo “sốt”. Nếu là nhà đầu tư cá nhân, chỗ nào thấy “sốt” là bán ngay. Còn nếu lao vào cơn sốt đất thì cơ hội chỉ là 50-50.

Chia sẻ :


Giảm giá kịch sàn căn hộ cho thuê: Giá thuê rẻ bằng phòng trọ sinh viên, căn hộ bỏ trống cả năm nhưng chủ nhà vẫn phải bỏ tiền túi hàng chục triệu đồng bù lỗ

Từ nhiều năm qua, hoạt động mua căn hộ rồi cho thuê đã mang lại lợi nhuận tốt cho không ít nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư căn hộ cho thuê đang rơi vào tình cảnh điêu đứng và xuất hiện tình trạng giá thuê giảm kịch sàn.

Chia sẻ :


Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) lỗ tiếp 24 tỷ đồng trong quý 2

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) ghi nhận doanh thu 76 tỷ đồng, giảm 48%; lỗ sau thuế 44 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *