KBSV: Cuối năm 2022, VN-Index có thể tiến tới 1.680 điểm

KBSV: Cuối năm 2022, VN-Index có thể tiến tới 1.680 điểm

Thị trường đi ngang trong quý 1

Trong quý 1/2022, CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận định, TTCK Việt Nam đi ngang, giảm nhẹ trong trong bối cảnh các yếu tố rủi ro ngoại biên gia tăng liên quan đến động thái tăng lãi suất lần đầu tiên sau hơn 2 năm của FED tại kỳ họp tháng 3, xung đột địa chính trị Nga – Ukraine, trong khi các yếu tố trong nước cũng không thuận lợi liên quan đến sự kiện đấu giá Thủ Thiêm, áp lực lạm phát trong nước lớn dần.

Dù vậy, triển vọng tích cực của nền kinh tế, cũng như tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2022 là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp thị trường tránh khỏi các nhịp điều chỉnh sâu. Tính cho cả quý 1, chỉ số VN-Index giảm -0.4% về điểm số, trong khi giá trị giao dịch bình quân phiên tăng 1,6 lần so với cùng kỳ.

Mặc dù giá trị giao dịch tăng mạnh so với quý liền trước nhưng dòng tiền luân chuyển có tính tập trung hơn trong bối cảnh thị trường chung đi ngang và có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu thay vì xu hướng tăng chung như trong giai đoạn 2020-2021, trong đó nhóm ngành thu hút dòng tiền là nguyên vật liệu, hóa chất, thủy sản (Biểu đồ 3) … do giá hàng hóa tăng trong bối cảnh nhu cầu hồi phục và ảnh hưởng bởi căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

KBSV: Cuối năm 2022, VN-Index có thể tiến tới 1.680 điểm

Mức định giá hợp lý của TTCK

Xét về mặt định giá, với việc thị trường gần như đi ngang từ đầu năm, P/E của chỉ số VN-Index duy trì ở mức quanh 17 lần tại thời điểm 31/3, tương đương mức đầu năm, cao hơn so với mức bình quân 2 năm gần nhất 16,2 lần và ở mức trung bình so với các thị trường trong khu vực (Biểu đồ 2). Chúng tôi cho rằng đây là mức P/E hợp lí của thị trường trong bối cảnh hiện tại khi các yếu tố rủi ro (FED tăng lãi suất, xung đột Nga- Ukraine, lạm phát, lãi suất tăng…) đan xen với cơ hội (kinh tế phục hồi, doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng mạnh, gói kích thích kinh tế của Chính phủ…).

So sánh tương đối các chỉ số của VN-Index với nhóm các thị trường trong khu vực, TTCK Việt Nam duy trì được sức hấp dẫn trong tương quan so sánh P/B với ROE (Biểu đồ 5), trong khi tương quan P/E với tăng trưởng EPS bình quân 3 năm gần nhất ở mức hợp lý (Biểu đồ 6).

KBSV điều chỉnh vùng điểm hợp lý chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm 2022 xuống 1.680 điểm, điều chỉnh giảm P/E mục tiêu 2022 của VN-Index xuống 16,5 lần, cũng như hạ dự phóng tăng trưởng EPS bình quân các doanh nghiệp trên sàn HSX xuống 15,1%.

VN-Index hướng tới 1.680 điểm

Đối với dự báo triển vọng TTCK từ nay đến cuối năm, các chuyên gia KBSV hạ dự phóng tăng trưởng EPS bình quân các doanh nghiệp trên sàn HSX xuống 15,1% (từ mức 15,7% trong báo cáo chiến lược 2022) để phản ánh 1 số rủi ro vĩ mô gia tăng.

Cùng với đó, KBSV điều chỉnh giảm mức P/E mục tiêu 2022 của thị trường từ 17,5 lần (đưa ra trong báo cáo chiến lược 2022) xuống 16,5 lần, phản ánh lo ngại gia tăng về các rủi ro liên quan đến lãi suất, lạm phát, biến động TTCK toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế được kỳ vọng quay trở lại xu hướng tăng trưởng sau giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế, chính sách tiền tệ hỗ trợ của NHNN, cùng sức khoẻ của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục được cải thiện, dù có quan điểm thận trọng, KBSV cho rằng không có cơ sở để hạ mức P/E mục tiêu 2022 xuống vùng sâu hơn.

Theo đó, vùng điểm hợp lý của chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm 2022 bị điều chỉnh giảm từ 1.760 điểm (đưa ra trong báo cáo chiến lược 2022) xuống 1.680 điểm (upside 12,7% từ vùng giá hiện tại).

Đối với triển vọng TTCK trong quý 2, các yếu tố rủi ro bất định có phần chiếm ưu thế liên quan đến xu hướng lạm phát, lãi suất, xung đột Nga – Ukraine và động thái tăng lãi suất của FED tại kỳ họp tháng 5, tháng 6…, trong khi các yếu tố hỗ trợ về mặt cơ bản tác động chưa đủ mạnh.

“Theo đó, chúng tôi thận trọng với biến động thị trường trong quý 2 với kỳ vọng xu hướng đi ngang sẽ kéo dài với các nhịp tăng/giảm đan xen khi các yếu tố rủi ro/thuận lợi dần định hình. Các nhịp điều chỉnh của thị trường trong quý 2 sẽ là cơ hội để nhà đầu tư tích luỹ cổ phiếu kỳ vọng sự khởi sắc của thị trường ở nửa sau 2022. Danh mục đầu tư tập trung ở nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ bối cảnh vĩ mô, tăng trưởng lợi nhuận cao”, chuyên gia KBSV nhận định.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

VNDirect: Điều chỉnh kỹ thuật là cơ hội để tăng tỷ trọng cổ phiếu

Theo Báo cáo chiến lược tháng 4, Chứng khoán VNDirect nhận định vùng 1,480-1,500 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index. Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số giảm về vùng hỗ trợ. Các chuyên gia ưu thích các cổ phiếu thuộc ngành bán lẻ, dệt may, xây dựng, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp và ngân hàng do định giá hợp lý và triển vọng kinh doanh khả quan trong năm 2022.

Chia sẻ :


Chứng khoán tháng 4 có sóng gió?

Các chuyên gia nhận định thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) quý 1/2022 và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ dần thay thế cho những mối bận tâm hiện hữu trên thị trường về xung đột Nga – Ukraine, việc Fed nâng lãi suất, cơ quan chức năng bắt nhiều lãnh đạo doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Ông Lã Giang Trung: “TTCK cơ bản đã tạo đáy trong tháng 7, VN-Index có thể lên tới 1.700 điểm trong năm nay”

Ông Lã Giang Trung cho rằng, cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 – 1.700 điểm với điều kiện covid khống chế trong tháng 8-9/2021. Thậm chí, khả năng rất cao VN-Index sẽ ở mức 1.600 điểm trong năm nay.

Chia sẻ :


Sàng lọc cổ phiếu đáng xuống tiền

Các công ty chứng khoán nhận định kết quả kinh doanh khả quan trong quý I của các doanh nghiệp, cùng nhiều thông tin tích cực được công bố trong mùa đại hội cổ đông sẽ là những trợ lực giúp thị trường chứng khoán chinh phục những đỉnh cao mới trong tháng Tư.

Chia sẻ :


VN-Index có thể lên đỉnh cũ 1,537 điểm trong tháng 4

SSI Research cho rằng khu vực 1,520 điểm của chỉ số VN-Index sẽ là mốc quan trọng cần quan sát trong tháng 4. Nếu chinh phục thành công mốc này với thanh khoản tốt thì khả năng cao chỉ số VN-Index sẽ có động lực hướng lên thử thách lại vùng đỉnh cũ 1,537 điểm. Ngược lại, nếu chỉ số VN-Index không duy trì được vận động trên vùng cản 1,520 điểm thì khả năng chỉ số sẽ quay lại trạng thái giằng co trong kênh giá 1,440-1,520 điểm.

Chia sẻ :


Chứng khoán Tuần 28/03-01/04/2022: VN-Index tiến vào vùng kháng cự 1,510-1,535 điểm

VN-Index khởi đầu tuần giao dịch tương đối ảm đạm khi sụt giảm hơn 15 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi ở phiên cuối tuần đã giúp chỉ số giữ được đà tăng. Khối lượng giao dịch cũng có sự phục hồi so với tuần trước, cho thấy dòng tiền chưa rời khỏi thị trường.

Chia sẻ :


Có dòng tiền lớn trực chờ chảy vào chứng khoán

Buổi tọa đàm được thực hiện tại các điểm cầu trực tuyến Hà Nội và TP.HCM, với sự tham gia của các chuyên gia về kinh tế vĩ mô, tài chính – ngân hàng, bất động sản, chứng khoán…, cùng đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

Chia sẻ :


Mốc 1.350 điểm vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng của VN-Index

Thị trường đã đi ngang trong 3 tuần vừa qua trong bối cảnh chứng khoán thế giới biến động và nhóm cổ phiếu đầu cơ có dấu hiệu đạt đỉnh…

Chia sẻ :


Chứng khoán tháng 4: Hướng về vùng 1.550 – 1.570 điểm

Rủi ro địa chính trị giảm dần, cùng với tác động từ việc tăng lãi suất của Fed được nhìn nhận sẽ không ảnh hưởng mạnh đến TTCK. Chỉ số VN-Index được dự báo sẽ hướng về mức 1.550 – 1.570 điểm trong tháng 4/2022.

Chia sẻ :


VN-Index có thể hướng tới vùng 1.560 – 1.570 điểm trong nửa cuối tháng 4

Trong Báo cáo chiến lược tháng 4 mới công bố, CTCP Chứng khoán VNDirect tiếp tục duy trì triển vọng lạc quan đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ những yếu tố tích cực.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *