HoREA: Nghị định 69 sẽ “xây mới” hàng nghìn chung cư cũ

Ảnh minh hoạ.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP (Nghị định 69) “Về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư”, thay thế Nghị định số 101 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2021.

HOÁ GIẢI NHIỀU VƯỚNG MẮC

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), Nghị định 69 sẽ đẩy mạnh công tác xây dựng lại hàng ngàn chung cư cũ có tuổi đời trên dưới 50 năm, nhằm thực hiện mục tiêu tái định cư tốt nhất, thỏa đáng nhất cho tất cả các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Cụ thể, chỉ tiêu quan trọng là “quy mô dân số” đã được Nghị định 69 quy định nguyên tắc khi lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khu vực nhà chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại… (Điều 12).

Với các quy định trên, dự án xây dựng lại nhà chung cư vừa có đủ số lượng căn hộ để tái định cư, vừa có thêm một số căn hộ dôi ra để chủ đầu tư bán thu hồi vốn và có được một phần lãi.

 Nghị định 69 cho phép “quy gom một số nhà chung cư trên cùng phạm vi địa bàn cấp xã, cấp huyện” để làm cơ sở xác định việc thực hiện một hoặc nhiều dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư… (Điều 13). Điều này vừa hợp lòng dân, vừa sát thực tế.

Vì thực tiễn tại TP.HCM có hơn 1.000 chung cư cũ. Trong đó, có một số ít khu chung cư có quy mô lớn, như: chung cư Cô Giang, quận 1; chung cư Nguyễn Thiện Thuật, quận 3; chung cư Chánh Hưng, quận 8; các chung cư Ngô Gia Tự, Nguyễn Kim, quận 10; chung cư Thanh Đa, quận Bình Thạnh.

Còn lại đa số là các chung cư nhỏ, dạng nhà ở tập thể có nguồn gốc do chuyển đổi từ khách sạn, nhà riêng lẻ được xây dựng trước năm 1975…  Chẳng hạn, tại quận 5, có 408 chung cư, quận 3 có 43 chung cư, phần lớn không thể xây dựng lại chung cư mới tại địa điểm cũ do không phù hợp với quy hoạch.

 
Để Nghị định 69 thực sự có hiệu quả, HoREA kiến nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 110, Luật Nhà ở 2014 quy định “phải “được tất cả (100%) các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới”… Điều này không đồng bộ với “nguyên tắc đa số”.

Để giải quyết bài toán nan giải này, UBND quận 3, TP.HCM xây dựng kế hoạch “quy gom” 43 khu chung cư trên địa bàn để xây dựng lại 3 khu chung cư quy mô lớn, đủ để tái định cư trên địa bàn quận 3.

 “Giải pháp “quy gom” này sẽ khắc phục được tình trạng bỏ hoang tại các dự án tái định cư được xây dựng tại vị trí khác, không đáp ứng được nhu cầu đi lại, làm ăn, sinh sống, chữa bệnh, học hành… dẫn đến người tái định cư không vào ở. Thực tế đã xảy ra với Khu tái định cư xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), chỉ có 15% người tái định cư đến cư ngụ trên tổng số hơn 1.700 căn hộ, gây lãng phí”, HoREA nhấn mạnh.

Nghị định 69 cũng hoá giải con số “phải có 100% chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý phá dỡ” đã ngáng trở việc cải tạo chung cư cũ trong suốt 6 năm qua.

Theo quy định mới, việc phá dỡ chung cư cũ sẽ theo “nguyên tắc đa số”, do đó, chỉ cần ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu căn hộ chung cư đồng ý; doanh nghiệp được lựa chọn làm chủ đầu tư phải được tối thiểu 75%; nếu có nhiều doanh nghiệp tham gia, thì lựa chọn doanh nghiệp nhận được tỷ lệ đồng ý cao nhất nhưng tối thiểu phải đạt trên 51% tổng số chủ sở hữu chung cư đó đồng ý…

BỒI THƯỜNG CÓ LỢI CHO NGƯỜI DÂN

Nghị định 69 cũng quy định hệ số hoán đổi diện tích căn hộ mới từ 1 – 2 lần diện tích căn hộ cũ và tính lợi thế vị trí của căn hộ cũ (Điều 21).

Về việc hệ số K từ 1-2 lần diện tích cũ, HoREA cho rằng, các nhà đầu tư cũng cần thấu hiểu sự chia sẻ từ phía các chủ sở hữu nhà chung cư. Bởi lẽ, họ cũng phải chấp nhận đánh đổi một số lợi ích, như: quyền sử dụng đất chung thuộc về nhiều chủ sở hữu nhà chung cư hơn…

Ví dụ, nhà chung cư A cũ có 100 căn hộ với 500 người cư ngụ trên diện tích khuôn viên 2.000 m2, nay được xây dựng lại mới có 200 căn hộ với 1.000 người cư ngụ…

Kinh nghiệm thực tiễn tại TP.HCM cho thấy, đã có các nhà đầu tư thỏa thuận mua lại tất cả các căn hộ theo giá thị trường, như đã có 5 khu chung cư tại quận 3; hoặc có trường hợp nhà đầu tư thỏa thuận hoán đổi diện tích căn hộ mới gấp hơn 2 lần diện tích căn hộ cũ…

Hiệp hội cho rằng, khi tham gia thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, nhà đầu tư cần nhận thức được tính chất xã hội của dự án. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện để chủ đầu tư dự án có lãi khoảng 10%. 

Với hơn 2.000 nhà chung cư cũ trong phạm vi cả nước cần cải tạo, xây dựng lại, tập trung nhiều nhất tại Hà Nội và TP.HCM, với khối lượng dự án đồ sộ, có tổng giá trị đầu tư có thể lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng.

 Đây là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp bất động sản, vì những dự án nhà ở vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư, góp phần quan trọng vào công tác chỉnh trang, tái thiết, tái phát triển các khu vực đô thị cũ.

 
HoREA kiến nghị sửa Điểm a, Khoản 1, Điều 21 Nghị định 69, quy định: “Trường hợp có diện tích ngoài diện tích được công nhận trong Giấy chứng nhận hoặc ngoài diện tích đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận thì thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai”.
Hiệp hội nhận thấy, việc xác định diện tích nhà ở, diện tích căn hộ nhà chung cư không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai 2013, mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng. Do vậy, đề nghị Bộ Xây dựng và Chính phủ xem xét hoàn thiện lại nội dung trên cho chính xác để các địa phương thống nhất thực hiện.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bổ sung một số trường hợp đăng ký biến động được cấp sổ đỏ

Có hiệu lực từ ngày 1/9/2021, Thông tư mới sửa đổi bổ sung một số điều của 9 Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai với nhiều điểm mới quan trọng,..

Chia sẻ :


‘Om’ nghìn tỷ bảo trì chung cư, công an vào cuộc khi có dấu hiệu hình sự

Theo Chỉ thị số 02/CT-BXD Bộ Xây dựng vừa ban hành, Bộ đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp cơ quan công an xử lý các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì.

Chia sẻ :


Sửa đổi nhiều quy định tháo gỡ vướng mắc đất đai khi chờ sửa Luật

Kết quả rà soát vướng mắc, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai của các Bộ, ngành, địa phương và từ ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội… đã cho thấy có nhiều vấn đề bất cập, cần sửa đổi…

Chia sẻ :


Cần Thơ xử phạt 400 triệu đồng đối với chủ đầu tư vi phạm về bảo trì chung cư

Công ty cổ phần Hoàng Anh Mê Kông bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền với tổng mức phạt là 400 triệu đồng. Cụ thể, phạt tiền 125 triệu đồng đối với hành vi bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định; phạt tiền 275 triệu đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định…

Chia sẻ :


Xây mới 2 lô chung cư Thanh Đa cao 45 tầng với 1.750 căn hộ

Hai lô IV và lô VI nằm trong cụm 08 chung cư số, thuộc Cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP.HCM, sẽ được xây dựng thành tòa nhà chung cư T4 cao 40 tầng và tòa nhà T7 cao 45 tầng, với tổng số tối đa 1.750 căn hộ…

Chia sẻ :


Thành viên Hội đồng quản trị FLC Hương Trần Kiều Dung bị Ủy ban chứng khoán xử phạt

Bà Hương Trần Kiều Dung – Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị phạt tiền vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Chia sẻ :


Bảo Lộc tạm dừng chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình

Các hồ sơ xin chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở trên địa bàn không đủ điều kiện giải quyết, trong khi chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất ở trên địa bàn TP. Bảo Lộc được phê duyệt đã hết…

Chia sẻ :


Xuất hiện hợp đồng ‘lạ’ khi mua căn hộ chung cư, nhà đầu tư cần cảnh giác

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa đưa ra cảnh báo về một số hợp đồng không căn cứ vào Luật Nhà ở, văn bản đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng.

Chia sẻ :


“Bỏ quên” nhà ở cho người thu nhập thấp

Trong thời gian qua, thị trường nhà ở tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình nhà ở mới cũng đã xuất hiện, giá bán liên tục tăng cao. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội thì ngày càng thiếu hụt.

Chia sẻ :


Trong 1 ngày, UBCKNN hủy quyết định xử phạt ông Trịnh Văn Quyết, ra quyết định phạt bà Hương Trần Kiều Dung

Trong cùng 1 ngày 6.4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đồng thời ra 2 thông báo liên quan đến 2 thành viên HĐQT của tập đoàn FLC là ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *