Hơn 24 triệu đối tượng được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh - Tống Giáp.

Thông tin được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về triển khai Nghị quyết 68 (gói 26.000 tỷ), Nghị quyết 126 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, chiều 15/10. 

HƠN 24 TRIỆU ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, theo báo cáo của 63 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23 trên toàn quốc đến nay là gần 21,89 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho 24,26 triệu lượt đối tượng. Một số địa phương có tổng kinh phí hỗ trợ cao là Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tuy nhiên, quá trình triển khai Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23, một số quy định vẫn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, cơ quan này đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126, sửa đổi, bổ sung một số nội dung.

Trước hết, giảm điều kiện đối với chính sách tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Theo đó, điều kiện để tạm dừng đóng vào Quỹ là có số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bị giảm 10% (thay vì 15%) so với tháng 1/2021 (thay vì tháng 4/2021).

Đồng thời, Nghị quyết 126 cũng mở rộng đối tượng đối với nhóm chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc và chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người đối với đối tượng F0 hoặc F1 là người cao tuổi và người khuyết tật nặng. Bỏ điều kiện hộ kinh doanh có đăng ký thuế và quy định rõ việc hỗ trợ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế. Bỏ điều kiện về nợ xấu, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động tiếp cận chính sách vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Về dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, Bộ đã xây dựng dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, hiện Bộ Tư pháp đang tiến hành thẩm định, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong tuần sau. “Quyết định sửa đổi sẽ tiếp tục đơn giản hóa quy trình thủ tục hồ sơ hơn nữa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng chính sách”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh.

Đối với kết quả triển khai Nghị quyết số 116 về chính sách hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ kết dư quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, hiện đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 428.894 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 111.212 người đã dừng tham gia với tổng số tiền hỗ trợ là 1.251 tỷ đồng.

LẬP ĐOÀN KIỂM TRA GIÁM SÁT VIỆC CHI TRẢ

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đánh giá, các chính sách hỗ trợ đã góp phần giúp người dân ổn định tương đối cuộc sống, thu nhập, khắc phục một phần khó khăn. 

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận một bộ phận chính sách chưa đến với người dân, “đâu đó có một số nhóm bị bỏ sót”, quá trình triển khai còn chậm, có điều tiếng phàn nàn, trong khi đời sống của một bộ phận người lao động ở các khu nhà trọ, lao động tự do, lao động ngoài khu công nghiệp còn rất vất vả, dẫn đến dòng người dịch chuyển về quê lớn như thời gian qua…

Trước những thực tế trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Nghị quyết 126 đã tháo gỡ căn bản những vướng mắc, dự kiến tuần tới khi có quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23 thì các địa phương cần nhanh chóng triển khai.  

Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu cần quan tâm đến lực lượng lao động chấm dứt hợp đồng tạm hoãn hợp đồng nhưng không đủ điều kiện được hưởng các chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Một số đối tượng lao động tự do thuộc diện hỗ trợ nhưng chưa được hưởng chính sách cũng cần rà soát lại…

Trong tuần tới, Bộ sẽ thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá việc triển khai Nghị quyết 68, đặc biệt là việc rà soát, lập danh sách, phê duyệt và chi trả hỗ trợ, bảo đảm việc thực thi chính sách công khai, dân chủ, minh bạch, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động, không để xảy ra trường hợp trục lợi chính sách.

“Việc kiểm tra một cách phù hợp, không ồn ào, không kéo đông người và sẽ đi vào những đơn vị còn vướng mắc để cùng tháo gỡ”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Liên quan đến vấn đề khôi phục và phát triển thị trường lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu cần tập trung rà soát lại tình hình thiếu hụt, chuyển dịch lao động, cụ thể là “thiếu hụt bao nhiêu, lĩnh vực nào”, các địa phương kiến nghị giải pháp Bộ sẽ giải quyết, nếu vượt thẩm quyền sẽ báo cáo Chính phủ.  

Trong đó, cũng cần chú ý đến nhóm giải pháp giữ chân người lao động, có chính sách chăm lo cho người lao động như: giảm giá điện, giá nước đến đảm bảo cuộc sống về lâu dài…

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Không lao động nào muốn “bán” sổ bảo hiểm nếu đời sống được đảm bảo

Từ đầu năm 2021 đến nay, có khoảng 870.000 lao động đã rút bảo hiểm xã hội một lần, so với năm 2020 con số này tăng lên rất nhiều, phần lớn rơi vào nhóm công nhân lao động, những người có hoàn cảnh khó khăn….

Chia sẻ :


Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ Tài chính thêm gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp do COVID-19

Tại Văn bản số 5197/VPCP-KTTH ngày 30/7/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về sự cần thiết bổ sung các giải pháp tiếp theo để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu tác động của dịch COVID-19.

Chia sẻ :


Cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh lĩnh vực y tế, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng

Tổng chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tiết kiệm từ việc cắt giảm 167 thủ tục và quy định ước tính khoảng 570 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Dự kiến hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khoảng 140 ngàn tỷ đồng trong năm 2021

Ngày 16/9, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất gói vay 3.500 tỷ hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính học trực tuyến

Mức cho vay được đề xuất tối đa là 7 triệu đồng/học sinh, sinh viên, dự kiến tổng nguồn vốn bố trí là khoảng 3.500 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp trong nước

Theo đó, để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2022 theo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Chia sẻ :


Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân

Trong giai đoạn 2016-2021, cả nước đã đầu tư 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu m2. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trên cả nước…

Chia sẻ :


Sửa đổi nhiều quy định tháo gỡ vướng mắc đất đai khi chờ sửa Luật

Kết quả rà soát vướng mắc, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai của các Bộ, ngành, địa phương và từ ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội… đã cho thấy có nhiều vấn đề bất cập, cần sửa đổi…

Chia sẻ :


Hơn 381.000 doanh nghiệp đã được giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp

Sau 5 ngày triển khai, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cơ bản thực hiện xong chính sách giảm mức đóng từ 1% xuống 0% vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đối với 381.925 doanh nghiệp với tổng số tiền trên 7.653 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Cập nhật tiến độ giải ngân đầu tư công trong gói 350.000 tỷ đồng: 5 dự án lớn chuẩn bị trình Quốc hội

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã cập nhật tình hình tiến độ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế theo Nghị quyết 11.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *