Hơn 10 triệu dân: Mỗi tháng cần 244.000 tấn thực phẩm, 124 triệu quả trứng

Hơn 10 triệu dân: Mỗi tháng cần 244.000 tấn thực phẩm, 124 triệu quả trứng

Để cung ứng lương thực, thực phẩm cho hơn 10 triệu dân, mỗi tháng Hà Nội cần khoảng 244.000 tấn gạo, rau quả, thịt, thuỷ sản,… và gần 124 triệu quả trứng gia cầm.

 

Sở NN-PTNT TP. Hà Nội vừa có báo cáo về công tác sản xuất nông nghiệp và kết nối, cung ứng hàng hóa nông lâm thủy sản giữa Hà Nội và các tỉnh phục vụ người dân trên địa bàn thành phố trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Báo cáo nêu rõ, Hà Nội có khoảng 10,33 triệu người đang sinh sống, học tập và làm việc. Nhu cầu lương thực, thực phẩm cần dùng mỗi tháng rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn hàng lương thực, thực phẩm tự sản xuất trong thành phố đáp ứng gần đủ nhu cầu. Mặt hàng thịt gia cầm còn có phần dư thừa, bởi mỗi tháng sản lượng xuất chuồng khoảng 10.671 tấn, trong khi nhu cầu của thành phố chỉ cần 6.198 tấn/tháng.  

Một số mặt hàng thực phẩm phải nhập thêm từ các tỉnh thành khác với khối lượng lớn như: thịt trâu, bò (nhập 80,7%); rau củ phải nhập thêm 34,9%; thực phẩm chế biến nhập tới 81%.

Hơn 10 triệu dân: Mỗi tháng cần 244.000 tấn thực phẩm, 124 triệu quả trứng
Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, hàng hoá trong siêu thị, chợ vẫn vẫn dồi dào (ảnh: TL)

Cụ thể, về mặt hàng gạo sản lượng sản xuất của Hà Nội khoảng 338.028 tấn/vụ (trung bình khoảng 56.338 tấn/tháng), trong khi nhu cầu một tháng của thành phố là 92.970 tấn, đáp ứng được 65,6% nhu cầu tiêu dùng của người dân, cần cung cấp từ bên ngoài thành phố là 36.632 tấn/tháng (39,4%).

Mặt hàng thịt lợn, sản lượng xuất chuồng khoảng 17.500 tấn/tháng, nhu cầu là 18.594 tấn/tháng; thịt trâu, bò sản lượng xuất chuồng đạt 1.032 tấn/tháng, trong khi nhu cầu lên tới 5.350 tấn/tháng.

Tương tự, trứng gia cầm nhu cầu Hà Nội cần dùng là gần 124 triệu quả, nhưng sản lượng trứng xuất chuồng tại Hà Nội chỉ khoảng 116,7 triệu quả. Nhu cầu về thuỷ sản khoảng 12.350 tấn; thực phẩm chế biến cần 5.165 tấn,…

Sản lượng rau củ sản xuất đạt 67.299 tấn/tháng, trong khi nhu cầu của TP. Hà Nội là 103.300 tấn/tháng.

 

Để đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá, Sở NN-PTNT cho biết, cần tăng cường kết nối các sản phẩm nông lâm thủy sản từ các tỉnh, thành phố, trọng tâm phối hợp 21 tỉnh, thành phố đã xây dựng 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội. 

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT sẽ phối hợp Sở Công Thương theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình về sản xuất, nguồn cung, tiêu thụ nông sản của thành phố. Đồng thời, tổ chức địa điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch tại địa điểm nêu trên. 

Triển khai đến các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối hiện đại… thực hiện phương án đảm bảo nguồn hàng trong tình hình dịch bệnh (tăng nguồn hàng dự trữ, triển khai nhiều hình thức cung ứng đa dạng: trực tuyến, bán hàng đồng giá, bán hàng đăng ký trước… ).

Sở NN-PTNT cũng lưu ý, phải duy trì 113 kho lạnh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Ước tính sức chứa của các kho lạnh là 42.000 m3, đảm bảo đáp ứng tốt khả năng bảo quản các sản phẩm nông lâm thủy sản yêu cầu bảo quản đặc biệt; 65 doanh nghiệp có kho bảo quản chuyên các sản phẩm có nguồn gốc động vật (trừ thủy sản). Bởi, đây là những kho hàng giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tích trữ hàng hóa đảm bảo phân phối và lưu thông hàng hóa.

Hà Nội đang thực hiện giãn cách  xã hội theo Chỉ thị 16, nhưng đến nay, tình hình cung ứng, tiêu thụ lương thực, thực phẩm vẫn đảm bảo ổn định. Hàng hoá tại chợ truyền thống, siêu thị,… dồi dào, không có tình trạng thiếu nguồn cung.

Tâm An

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Mỏ vàng tỷ USD bị vứt bỏ, lẫn trong rác bẩn ở Việt Nam

Được ví như “mỏ vàng” của ngành nông nghiệp với khối lượng tới 156 triệu tấn/năm, nhưng phụ phẩm nông nghiệp lại bị bỏ quên nhiều năm nay.

Chia sẻ :


Trung Quốc liên tiếp phát hiện SARS CoV-2 trên nông sản, Bộ NN&PTNT nói gì?

Sau khi Trung Quốc thông báo phát hiện SARS-CoV-2 trên thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có phản hồi về những dấu hiệu bất thường liên quan việc kiểm tra nói trên. Sau đó phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra lại và thừa nhận SARS-CoV-2 lây nhiễm trong quá trình vận chuyển tại nước này.

Chia sẻ :


Hộp quà Tết giá rẻ hút khách

Khác với mọi năm, mỗi hộp quà Tết năm nay được nhiều cơ sở, doanh nghiệp thiết kế và bán ra với giá chỉ từ…

Chia sẻ :


‘Vua gà’ nước Anh tuyên bố 20 năm say sưa trong giá rẻ đã kết thúc

“Vua gà” Ranjit Singh Boparan, chủ sở hữu của 2 Sisters Group, cho biết: “Những ngày mà bạn có thể mua một con gà giá 3 pound (4 USD) cho gia đình bốn người sắp kết thúc”.

Chia sẻ :


Bộ NN-PTNT lập thêm Tổ Công tác đặc biệt ở phía Bắc

Sau khi thành tập Tổ Công tác phía Nam, Bộ NN-PTNT quyết định lập thêm Tổ Công tác đặc biệt để chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Bắc trong điều kiện dịch Covid-19.

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ thị: Người dân tiêm đủ liều vắc xin được sản xuất, vận chuyển hàng

Bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu và tiêu thụ, xuất khẩu; hướng dẫn cho người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin để có lao động.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp kêu cứu vì giấy xét nghiệm âm tính Covid-19

Nhiều doanh nghiệp kêu cứu vì tài xế xe tải của họ chưa kịp có giấy chứng nhận âm tính với Covid-19 bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR, hàng nghìn phương tiện bị ùn tắc trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương…

Chia sẻ :


Cam Cao Phong lên sàn điện tử

Hòa Bình đã khẩn trương tổ chức các buổi kết nối tiêu thụ cam Cao Phong giữa các hộ gia đình, hợp tác xã với doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử để đưa ra các giải pháp tiêu thụ cam trong thời gian tới.

Chia sẻ :


“Trụ đỡ” của nền kinh tế đang lung lay

Ngành nông nghiệp được ví như “trụ đỡ” của nền kinh tế nhưng đang có dấu hiệu “lung lay” trước tác động mạnh của dịch Covid-19. Minh chứng rõ nét nhất là xuất khẩu của toàn ngành đã “hụt hơi” do khó khăn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ; trong khi đó, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đầu vào lại gia tăng chóng mặt..

Chia sẻ :


Nikkei Asia: Cơ hội thay thế thép nhập khẩu cho Hòa Phát từ chính sách mới của Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang áp đặt các hạn chế về môi trường khắt khe hơn đối với các nhà sản xuất thép của nước mình. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty Đông Nam Á như Hòa Phát có cơ hội mở rộng.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *