Học ngay 8 cách xây dựng chiến lược Content Marketing cực hiệu quả cho thương hiệu cá nhân
Xây dựng thương hiệu cá nhân luôn là vấn đề doanh nghiệp quan tâm và đặt lên top đầu. Học ngay 8 cách xây dựng chiến lược Content Marketing sau để làm doanh nghiệp trở lên nổi bật hơn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một vấn đề được rất nhiều các cá nhân, doanh nghiệp, thương hiệu trên thị trường quan tâm. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số, tăng lợi thế cạnh tranh mà còn giúp thương hiệu có một chỗ đứng vững trãi trong tâm trí của khách hàng. Để thực hiện được điều đó, content marketing sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp thúc đẩy và phát triển hình ảnh cá nhân của doanh nghiệp.
Vậy thương hiệu cá nhân là gì? Làm thế nào để xây dựng một chiến lược thương hiệu cá nhân thông qua Content Marketing?
Thương hiệu cá nhân là gì? Tại sao phải xây dựng chiến lược Content Marketing cho thương hiệu cá nhân?
Thương hiệu cá nhân có thể hiểu là “tất cả những gì mọi người nhìn nhận được ở bạn về ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp và các giá trị mà bạn đóng góp cho xã hội”.
Bất kể ngành nghề hay vai trò nào, thương hiệu cá nhân cũng sẽ giúp bạn kết nối với các nhà tuyển dụng, khách hàng, cộng tác viên tiềm năng…
Gabriela Cardoza, một nhà tư vấn tiếp thị và thương hiệu, giải thích trong cuộc trò chuyện rằng thương hiệu cá nhân giúp bạn:
- Định vị bản thân
- Xây dựng tư duy lãnh đạo
- Gia tăng niềm tin và sự tín nhiệm
- Xây dựng mạng lưới cộng đồng
Dưới đây là bảy bước thực hiện để tạo dựng một chiến lược Content Marketing cá nhân.
8 cách xây dựng chiến lược Content Marketing cho thương hiệu cá nhân
Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu
Để xây dựng một chiến lược content marketing tốt, bạn cần hiểu rõ mục tiêu, sứ mệnh mà doanh nghiệp muốn truyền tải là gì. Vì vậy bước đầu tiên trong chiến lược content marketing là tạo ra một tuyên bố sứ mệnh thương hiệu.
Sarah Aboulhosn của Social Sprout viết: “Tuyên bố sứ mệnh nhằm tạo ra một sự kết nối cảm xúc giữa khán giả và thương hiệu. Nó mô tả mục đích của thương hiệu và lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại.”
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể trả lời những câu hỏi dưới đây để đúc kết ra thông điệp cuối cùng thương hiệu muốn truyền tải:
- Bạn là ai?
- Bạn làm gì?
- Bạn đại diện cho điều gì?
- Điểm khác biệt của bạn là gì?
Dưới đây là ví dụ về một tuyên bố sứ mệnh thương hiệu cá nhân của công ty sáng tạo nội dung:
“Chúng tôi sử dụng óc sáng tạo và ý thức kinh doanh của mình để giúp các thương hiệu tương tác với khán giả của họ thông qua nội dung hấp dẫn. Chúng tôi làm việc để đảm bảo nội dung của mình công bằng và toàn diện. Chúng tôi muốn nâng cao sự công nhận của mình như một nguồn lực cần thiết trong ngành Content Marketing.”
Xây dựng và biên tập bản tuyên bố sứ mệnh
Có thể nói, một bản tuyên bố sứ mệnh cần bao gồm ít nhất ba yếu tố quan trọng sau:
- Đối tượng cốt lõi – đối tượng mà bạn nhắm đến để phục vụ.
- Sản phẩm, dịch vụ thương hiệu cung cấp.
- Kết quả hoặc lợi ích – những điều mà khán giả có thể thực hiện được nhờ nội dung của bạn.
Doanh nghiệp không cần xây dựng một bản tuyên bố phức tạp và dài dòng, chỉ cần trình bảy tổng quan ngắn gọn trong một hoặc hai câu, mức độ tương tác với khán giả sẽ hiệu quả hơn.
Xác định mục tiêu Content Marketing của thương hiệu
Content Marketing là tạo ra và phân phối nội dung để thu hút và giữ chân khán giả, thúc đẩy họ chuyển đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định những mục tiêu chính của mình khi xây dựng chiến lược này.
Dưới đây là một số mục tiêu content marketing chính:
- Xây dựng độ nhận diện thương hiệu – giúp thương hiệu tạo tiếng vang trên thị trường.
- Xây dựng niềm tin thương hiệu: xây dựng một nguồn lực có giá trị và uy tín.
- Cải thiện lòng trung thành: duy trì và phát triển mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
- Thu hút các đối tác chiến lược – ví dụ như guest blog và diễn thuyết trong hội nghị.
Khi bạn xác định mục tiêu tiếp thị nội dung cá nhân của mình, bạn có thể tiếp cận đúng đối tượng.
Nghiên cứu, tìm hiểu kĩ càng về đối tượng mục tiêu
Đầu tiên, hãy mô tả khán giả của bạn là? Họ làm việc trong những ngành nào? Họ có những vai trò hoặc chức danh gì?
Sau đó nêu chi tiết sở thích và hành vi của họ. Họ muốn biết về điều gì? Nỗi đau khách hàng là gì? Họ sống ở đâu?
Giả sử bạn là chuyên gia tiếp thị nội dung cho một công ty dịch vụ tài chính. Mục tiêu của bạn là xây dựng nhận thức về tên và kỹ năng của bạn. Đối tượng của bạn là các nhà quản lý và giám đốc tiếp thị nội dung, truyền thông và tiếp thị trong ngành tài chính. Họ muốn biết thêm về cách nhận được sự mua vào và hỗ trợ ngân sách từ các nhà lãnh đạo công ty.
Tìm được điểm hấp dẫn nội dung
Hãy nghĩ về một biểu đồ Venn. Trong một vòng kết nối là sở thích tiếp thị nội dung cá nhân của bạn. Trong vòng kết nối còn lại là sở thích và nhu cầu của khán giả. Nơi mà hai vòng tròn chồng lên nhau là điểm hấp dẫn về nội dung của bạn. Đây là nơi dễ dàng để xác định các định dạng nội dung ưa thích và phương tiện phân phối.
Ví dụ: nếu khán giả của bạn thích podcast hơn video và bạn đang tìm cách xây dựng cơ sở dữ liệu người đăng ký, bạn sẽ muốn tạo một podcast hơn là bắt đầu một kênh YouTube. Hoặc, nếu khán giả của bạn thường tham dự hội nghị ngành, bạn có thể gửi đề xuất phát biểu đã diễn ra tại sự kiện.
Xây dựng lịch phân phối nội dung
Bây giờ bạn đã xác định chủ đề, định dạng và nền tảng phân phối của mình, đã đến lúc xây dựng lịch biên tập. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn chỉ là một người và bạn có thể đã có một công việc trong ngày.
Hãy tạo một lịch phân phối nội dung cụ thể. Đó có thể là lịch post một bài đăng trên blog mỗi tháng hoặc một bài đánh giá hồ sơ LinkedIn hàng quý. Bằng cách này bạn có thể theo dõi và sắp xếp khối lượng nội dung khoa học, hợp lý nhất.
Đặt mục tiêu có thể đo lường được
Bây giờ bạn đã ghi lại mục đích, đối tượng, định dạng nội dung và tần suất đăng bài, bạn nên thêm số và ngày vào các mục tiêu tiếp thị nội dung cá nhân được thiết lập ở Bước 3.
Ví dụ: nếu mục tiêu tiếp thị nội dung cá nhân của bạn là giành được sự tin tưởng của thương hiệu, thì nên bổ sung chỉ số có thể đạt được, ví dụ 50 người đăng ký nhận bản tin trong ba tháng tới.
Sắp xếp giữa mục tiêu và thiết lập target là chìa khóa để hiểu nội dung của bạn đang hoạt động tốt ra sao.
Tuy nhiên sẽ rất khó nhận biết những target thực tế cần đặt ra ngay từ đầu. Hãy giả định một target bất kỳ, nếu bạn nhận thấy trong lần đánh giá tiếp theo rằng các con số này không thực tế, hãy thay đổi chúng.
Học cách tự chịu trách nhiệm
Phần khó nhất trong chiến lược tiếp thị nội dung cá nhân của bạn là việc thực hiện nó một mình. Nếu không quản lý hoặc khách hàng thúc giục, bạn sẽ dễ dàng bỏ dở công việc.
Đó là lý do tại sao bạn nên đặt thời hạn cho mọi bước trong quy trình sản xuất và phân phối nội dung. Đánh dấu chúng trên lịch với các mốc thời gian cụ thể.
Ví dụ, bạn sẽ hoàn thành chiến lược tiếp thị nội dung thương hiệu cá nhân vào ngày nào? Hãy ghi lại điều đó trong phần nhận xét và theo dõi xem ngày hôm đó liệu công việc này đã xong hay chưa.
Theo: Phan Thảo
Phản hồi