Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam: 3 lần giành giải Hoa hậu, ra điều kiện ‘thách cưới’ đặc biệt với nhà vua

Hoàng hậu Nam Phương thuở là nữ sinh.

Nam Phương tên khai sinh Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà sinh ngày 4/12/1914 tại Huyện Kiến Hòa, Tỉnh Định Tường (nay thuộc Thị Xã Gò Công,Tỉnh Tiền Giang). Bà cùng Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (chính thất của vua Gia Long) là 2 người trong hoàng tộc nhà Nguyễn mang tước vị hoàng hậu khi còn sống. Đây là triều đại rất ít khi lập hoàng hậu, cao nhất chỉ là hoàng quý phi.

Xuất thân “con nhà giàu”

Nguyễn Hữu Thị Lan xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ. Bà còn có tên thánh là Marie Thérèse. Ông ngoại của bà là Huyện Sỹ Lê Phát Đạt – một trong 4 người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20.

Từ nhỏ, bà và chị gái đã được cha mẹ cưng chiều hết mực, có cuộc sống an nhàn. Năm 12 tuổi, bà được gia đình gửi sang Pháp và theo học ở trường Couvent des Oiseaux – một trường nữ danh tiếng ở Paris do các nữ tu điều hành.

Hoàng hậu Nam Phương thuở là nữ sinh.

Hoàng hậu Nam Phương thuở là nữ sinh.


Tháng 9/1932, sau khi đỗ tú tài toàn phần (tương đương với việc tốt nghiệp THPT hiện nay), bà trở về Việt Nam.

Bà gặp được vua Bảo Đại trong một cuộc yến tiệc tại khách sạn La Palace nổi tiếng của Đà Lạt. Nổi tiếng xinh đẹp, nên ngay từ lần gặp đầu tiên, Nguyễn Hữu Thị Lan đã khiến nhà vua say đắm. Trong cuốn Con rồng Việt Nam, nhà vua viết: “Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê”.

Được biết, Nguyễn Hữu Thị Lan đã được vinh danh tại nhiều cuộc thi sắc đẹp và 3 lần giành giải Hoa hậu Đông Dương.

Điều kiện “thách cưới” đặc biệt với nhà vua

NguyễnHữu ThịLan mang quốc tịch Pháp và là người Công giáo nên cuộc hôn nhân của bà và vua Bảo Đại gặp nhiều phản đối.

 

Khi đó, nhà gái ra điều kiện “thách cưới” cho vua Bảo Đại là phảitấn phong NguyễnHữu ThịLan làm Hoàng hậu Chánh cung ngay trong ngày cưới.Đây là điều khiến các quan trong triều không hài lòng bởi trong 13 triều vua nhà Nguyễn chỉ có 2 trường hợp được phong hoàng hậu khi còn sống.

Ngoài ra, bà cũng được phép giữ đạo Công giáo và sau này các con phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo.

Khi đó, nhà vua từ chối cuộc hôn nhân do mẹ là thái hậu Từ Cung sắp đặt. Người mà thái hậu lựa chọn là con của của một vị phó bảng quê ở Phong Điền (Thừa Thiên). Vua Bảo Đại khẳng định với mẹ, nếu không lấy được Thị Lan, ông sẽ sống độc thân suốt đời.

hoang-hau-cuoi-cung-cua-viet-nam-03

Đến ngày 20/3/1934, Bảo Đại làm đám cưới với Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương hoàng hậu.

Sau khi tấn phong, Nam Phương hoàng hậu được vua Bảo đại ban nhiều đặc ân sánh ngang với vua chúa thời bấy giờ. Bà được tự do diện phục sức màu vàng – màu sắc chỉ có vua chúa mới được được sử dụng. Bà cũng dọn về ở trong điện Kiến Trung cùng nhà vua- nơi đã được tân trang sửa chữa theo kiến trúc phương Tây, như một cách để bà thấy sự quen thuộc của những ngày tháng sống ở Pháp.

 

Hình ảnh của Nam Phương hoàng hậu xuất hiện trên 2 con tem.

Hình ảnh của Nam Phương hoàng hậu xuất hiện trên 2 con tem.

Với tư cách là hoàng hậu, Nam Phương giúp chồng ngoại giao, đón tiếp khách quốc tế, giao tiếp với người Pháp. Bà còn là vị đệ nhất phu nhân Việt Nam đầu tiên được giao phụ trách các công việc xã hội, làm công tác khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Sau nhiều năm chung sống, Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại sau đó có với nhau 5 người con, 2 hoàng tử và 3 công chúa.

Nam Phương hoàng hậu với hoàng tử Bảo Long và công chúa Phương Mai.

Nam Phương hoàng hậu với hoàng tử Bảo Long và công chúa Phương Mai.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Điều bất ngờ về mỹ nhân từng khiến Tần Thuỷ Hoàng thương nhớ cả một đời và câu chuyện “lầu vàng” của Tần Vương

Theo một số truyền thuyết và câu chuyện truyền miệng dân gian, sự thành công của Tần Thủy Hoàng có phần ảnh hưởng lớn bởi một biến cố tình cảm, khiến ông từ một con người trí nghĩa, trở thành kẻ nhẫn tâm và tàn độc vô cùng.

Chia sẻ :


Hoàng Thái Cực và bí ẩn ly kỳ trong địa đạo ở Thanh Chiêu lăng

Hoàng Thái Cực là vị hoàng đế sáng lập Thanh triều trong lịch sử Trung Quốc ẩn chứa vô vàn bí ẩn “chấn động” về con người, sự nghiệp cũng như lăng mộ.

Chia sẻ :


Ái nữ gia tộc siêu giàu Việt Nam: Học trường học phí gần 2 tỷ/năm, xuất hiện trên kênh YouTube của bà nội liền giật luôn spotlight

Đã đẹp còn giỏi và giàu, rich kid sinh năm 2000 là hình mẫu được bao nhiêu người ngưỡng mộ.

Chia sẻ :


Phó Chủ tịch Bà Rịa – Vũng Tàu Trần Văn Tuấn ủng hộ biến đất công viên thành dự án

Đây là kết luận cuộc họp gần đây do ông Trần Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ trì,…

Chia sẻ :


Khánh Hòa: Vẫn còn nhiều bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất

DNVN – Hiện nay, nhiều cuộc đấu giá trên địa bàn tình Khánh Hòa vẫn tồn tại tình trạng dàn xếp, thỏa thuận từ trước giữa những người tham gia đấu giá, dẫn đến cuộc đấu giá không mang nhiều tính cạnh tranh mặc dù số lượng người tham gia đấu giá trong mỗi lô đất khá nhiều.

Chia sẻ :


Hoàng đế qua đời, phi tần phải làm một việc còn đau khổ hơn chôn sống: Lý do cực đau xót!

Những phi tần này dù bị bức đến phát điên nhưng vẫn phải sống tiếp đến hết cuộc đời. Vì sao?

Chia sẻ :


Thêm một “công thần” gắn bó hơn 25 năm với Hoàng Anh Gia Lai xin rời Hội đồng quản trị

Bà Nguyễn Thị Huyền làm việc tại Hoàng Anh Gia Lai từ năm 1996, được bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị giữa năm 2020 và vừa từ nhiệm ngày 31/3/2022.

Chia sẻ :


Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân

Trong giai đoạn 2016-2021, cả nước đã đầu tư 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu m2. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trên cả nước…

Chia sẻ :


NFT hình chủ tịch Tân Hoàng Minh được rao bán với giá hơn 1 tỷ đồng

Xuất hiện nhiều NFT với hình ảnh ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh. Những NFT này được rao bán với giá cả trăm triệu, thậm chí lên tới 1 tỷ đồng. 

Chia sẻ :


Vĩnh Phúc công khai 28 dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng

Vĩnh Phúc hiện có 39 dự án bất động sản, mới chỉ có 11 dự án được bán nhà, 28 dự án còn lại chưa được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây nhà ở .

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *