Hiểu đúng về lạm phát?

Hiểu đúng về lạm phát?

Tiêu biểu là FED đã có một đợt tăng lãi suất lên 0,25 điểm phần trăm ngày 16/3 vừa rồi và tiếp tục phát tín hiệu có thể có thêm 6 đợt tăng lãi suất trong năm nay, với bước nhảy lớn hơn 0,25 điểm phần trăm nếu cần thiết. Lạm phát là gì mà có sức ảnh hưởng lớn như vậy? Là một nhà đầu tư thông thái, bạn đã hiểu đúng về lạm phát? Và sự tác động của lạm phát có phải lúc nào cũng gây ra các hệ quả tiêu cực? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Đầu tiên, lạm phát là gì?

Lạm phát (Inflation) được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Ví dụ: Ngày trước một chiếc kẹo cao su chỉ có giá 500đ, nhưng vẫn chiếc kẹo đó hiện nay chúng ta phải bỏ ra 2k để mua. Đây chính là sự mất giá của đồng tiền, hay còn gọi là lạm phát.

Lạm phát được phân loại như thế nào?

Dựa trên mức độ lạm phát được chia thành 3 loại như sau:

Lạm phát tự nhiên (0 – dưới 10%): Nếu lạm phát xảy ra ở mức độ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro và đời sống của người dẫn vẫn ổn định.

Lạm phát phi mã (10% đến dưới 100%): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng và gây biến động lớn về kinh tế. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày. Lúc này, người dân sẽ có xu hướng tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và hạn chế cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.

Siêu lạm phát (trên 3 con số): Khi lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh tế của một quốc gia. Lúc này quốc gia sẽ khó phục hồi nền kinh tế trở về tình trạng như lúc ban đầu. Một ví dụ về tình trạng siêu lạm phát đã từng xảy ra trên thế giới. Vào năm 1913, trước khi chiến tranh thế giới nổ ra, 1 USD = 4 Mark Đức. Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau đó, 1 USD đổi được tới 4 tỉ Mark Đức. Ở thời điểm ấy, báo chí đã đăng tải những bức tranh ảnh biếm hoạ về vấn đề này: Người ta vẽ cảnh 1 người đẩy 1 xe tiền đến chợ chỉ để mua 1 chai sữa, hay 1 bức tranh cho thấy giá trị của đồng tiền Mark Đức lúc bấy giờ chỉ được sử dụng làm giấy dán tường hoặc dùng như 1 nhiên liệu.

Những nguyên nhân nào gây ra lạm phát?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó có 2 nguyên nhân chính chúng ta cần quan tâm đó là: Lạm phát do cầu kéo và Lạm phát do chi phí đẩy.

1. Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo là lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Giá hàng hóa tăng lên khiến người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ.

Ví dụ: Khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng. Tương tự, sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng lên. Từ đó làm cho lạm phát tăng lên và ngược lại.

2. Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, điều này khiến doanh nghiệp buộc phải tăng giá thành sản phẩm nhằm bảo toàn lợi nhuận. Và cuối cùng dẫn đến mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên. Đây gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

Ví dụ: Giá xăng dầu gần đây liên tục tăng, kéo theo chi phí vận chuyển tăng, điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng và doanh nghiệp buộc phải đẩy phần chi phí này lên cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá bán để bảo toàn lợi nhuận.

Tiền lương là một phần quan trọng trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Trường hợp tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này về phía người tiêu dùng thì đương nhiên giá bán sản phẩm sẽ tăng lên, công nhân và công đoàn sẽ yêu cầu tăng tiền lương để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo vòng xoáy lượng giá.

Một nguyên nhân phổ biến khác đó là việc thiếu thốn nguyên liệu. Sự thiếu hụt này thường thấy nhất ở ngành nông nghiệp, khi thiên tai xảy ra. Lúc này, nguồn cung thiếu hụt trầm trọng đẩy giá sản phẩm lên cao.

Hiểu một cách đơn giản thì Lạm phát do cầu kéo là khi tổng cầu lớn hơn tổng cung còn Lạm phát do chi phí đẩy là khi Tổng cầu không đổi nhưng tổng cung giảm khiến giá hàng hóa tăng.

Đến đây chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản về lạm phát. Vậy lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và có phải lúc nào lạm phát cũng là tiêu cực?

Lạm phát tác động lên lãi suất

Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Trong khi đó: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát.

Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập thực tế

Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.

Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ…

Lạm phát khiến phân phối thu nhập không bình đẳng

Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.

Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

Lạm phát tác động đến khoản nợ quốc gia

Lạm phát đã làm tỷ giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ.

Tuy nhiên không phải lúc nào lạm phát cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Mặt tích cực, khi tốc độ lạm phát vừa phải khoảng từ 2 – 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

+ Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.

+ Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.

Do đó, ở Việt Nam Quốc hội đưa ra mục tiêu duy trì và kiềm chế mức lạm phát ở dưới 5%. Theo Tổng cục thống kê, năm 2020 Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát ở 3,23%, đạt mục tiêu đề ra. Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm soát lạm phát thành công.

Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nước thường sẽ dùng nhiều chính sách để có thể kích cầu nền kinh tế và khi đó lạm phát sẽ xảy ra nhưng trong mức độ kiểm soát và giúp GDP tăng còn nếu lạm phát vượt quá tầm kiểm soát sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Còn quan điểm của mọi người thế nào? Có thể bổ sung cho bài viết này đầy đủ hơn cũng như có thêm nhiều góc nhìn nhé. Có một vài câu hỏi đặt ra, nếu lạm phát tăng cao, chúng ta cần làm gì để vượt qua tình trạng này mà vẫn bảo đảm được đồng tiền trong túi mình? Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta là một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán? Mối liên hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán. Mời anh chị em đón đọc trong bài viết tiếp theo!

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Giá vàng thế giới giằng co trước giờ công bố báo cáo quan trọng của Mỹ, trong nước tái lập mốc 69 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng tăng 3 triệu đồng/lượng trong tháng 3 và tăng 7 triệu đồng/lượng trong quý 1, tương đương tăng 4,5% trong tháng và tăng 11,3% trong quý…

Chia sẻ :


Thị trường “nín thở” chờ đợi cuộc họp sắp tới của FED

Các chuyên gia cho rằng, FED dự kiến ​​sẽ không thay đổi chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Chia sẻ :


Không còn mặn mà gửi tiết kiệm, người dân rút ròng tiền khỏi ngân hàng

Hoạt động rút tiền khỏi ngân hàng của người dân trong một năm qua có bối cảnh là mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục…

Chia sẻ :


Vàng thế giới khởi sắc trước lo ngại lạm phát gia tăng

Giá vàng khởi sắc vào ngày thứ Năm (07/4), khi lo ngại lạm phát gia tăng do cuộc chiến Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga đã lấn át áp lực từ lập trường chính sách tích cực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chia sẻ :


Vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng tăng nhẹ vào ngày thứ Sáu (08/4) ngay cả khi nhà đầu tư cân nhắc dự báo về việc Mỹ nâng lãi suất tích cực hơn và lo ngại về lạm phát cao cùng với suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chia sẻ :


Đừng để nỗi sợ lạm phát thành sự thật

“Cú sốc” đẩy lạm phát ở nhiều nước tăng mạnh trong quý đầu tiên năm 2022 lại chính là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, thay vì chỉ là cầu kéo hay chi phí đẩy. Tuy nhiên, nếu nhìn vào nhóm hàng hóa có tỷ trọng lớn trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là nhóm ăn uống, nhà ở, chi phí đi lại, thì việc kiểm soát lạm phát là hoàn toàn trong tầm tay…

Chia sẻ :


Chứng khoán Mỹ giằng co vì nỗi lo lãi suất và trần nợ, giá dầu tăng liền 5 phiên

Thị trường chứng khoán Mỹ giằng co trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (27/9), khi nhà đầu tư phân vân vì khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chuẩn bị nâng lãi suất và bất an vì Chính phủ có thể sắp rơi vào cảnh hết tiền…

Chia sẻ :


Đồng USD mạnh nhất 20 năm khiến doanh nghiệp Mỹ mất hàng chục tỷ USD lợi nhuận

Đà tăng của tỷ giá đồng USD lên mức cao nhất kể từ năm 2002 có thể cuốn phăng hàng chục tỷ USD lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ trong năm nay – theo tờ Financial Times…

Chia sẻ :


Thẻ HDBank Petrolimex 4 trong 1 giúp người dùng giao dịch dễ dàng giữa xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt

Nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao Thẻ HDBank Petrolimex 4 trong 1 nổi bật giữa xu hướng thanh toán không dùng…

Chia sẻ :


Tiếp tục “gồng lỗ” danh mục các cổ phiếu cơ bản tốt hay chuyển sang gửi tiết kiệm vì lãi suất đang tăng?

Theo chuyên gia, lĩnh vực đầu tư tài chính là muôn hình vạn trạng, có những điều đã đúng trong quá khứ chưa chắc nó đã đúng trong hiện tại và trong tương lai. Và “Cuộc sống mà! Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *