Hệ thống điện quốc gia được bổ sung thêm 3.980,27 MW điện gió

Hệ thống điện quốc gia được bổ sung thêm 3.980,27 MW điện gió - Ảnh 1

EVN vừa có văn bản số 6742/EVN-TTĐ gửi Bộ Công Thương về kết quả vận hành thương mại (COD) các dự án điện gió tính đến hết ngày 31/10/2021.

Theo đó, trong số 146 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN với tổng công suất hơn 8.170 MW, có 84 dự án với tổng công suất 3.980,27 MW đã kịp vận hành thương mại. Số còn lại 62 dự án với tổng công suất trên 3.479 MW không kịp về đích để vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021.

EVN cho biết qua đánh giá về điều kiện giải tỏa, tổng công suất đặt nguồn điện gió được bổ sung quy hoạch đạt 11.800MW. Tại thời điểm hiện nay, điều kiện giải tỏa các dự án có khả năng vận hành thương mại trước 31/10/2021 đã được giảm thiểu nhiều so với thời điểm bổ sung quy hoạch.

 

Thêm 23 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại

Hệ thống điện quốc gia được bổ sung thêm 3.980,27 MW điện gió - Ảnh 1

Văn bản nêu rõ, do khả năng giải tỏa tốt vào giờ cao điểm, các nhà máy điện gió có khả năng đóng góp một phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia ngay cả khi có thể tiết giảm một số giờ trong ngày.

Trong quá trình thực hiện Thỏa thuận đấu nối với các chủ đầu tư, căn cứ vào tiến độ các công trình lưới điện giải tỏa do EVN làm chủ đầu tư và căn cứ chỉ đạo của Bộ Công Thương tại văn bản số 3943/BCT-ĐL ngày 2/5/2018 về việc cho phép thỏa thuận đấu nối có điều kiện, các bên đều thống nhất đưa vào Thỏa thuận đấu nối điều khoản yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện giảm/dừng công suất nhà máy khi có quá tải lưới điện hoặc thừa nguồn trên cơ sở đó EVN đã ký hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư đều có bổ sung yêu cầu này.

EVN và các chủ đầu tư đã thống nhất bổ sung các điều khoản vào hợp đồng mua bán điện đã ký, gồm: chủ đầu tư cam kết ngừng/giảm công suất trước các dự án năng lượng tái tạo khác đã đưa vào vận hành thương mại, nếu xảy hiện tượng quá tải/thừa nguồn trong thời gian các công trình lưới điện đồng bộ được phê duyệt theo quy hoạch chưa đưa vào vận hành.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý kiến khác về việc công nhận ngày vận hành thương mại chưa phù hợp, chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện theo đúng ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hủy bỏ ngày vận hành thương mại và hoàn trả lại toàn bộ tiền điện cho EVN, bao gồm cả khoản tiền lãi (nếu có).

Như vậy, với các thỏa thuận trên giữa EVN và chủ đầu tư, việc vận hành nhà máy điện gió sẽ đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, không gây quá tải đường dây và trạm biến áp theo đúng nguyên tắc nêu tại văn bản số 2134/ĐL-KH&QH ngày 26/10/2021.

Theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, giá mua bán điện cố định ưu đãi đối với các dự án điện gió (giá FIT) sẽ hết hạn vào ngày 31/10/2021.

Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ không xem xét gia hạn hay kiến nghị Chính phủ gia hạn giá FIT với các dự án điện gió vận hành sau ngày 31/10. Đối với các dự án đang xây dựng nhưng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Bộ sẽ có cơ chế xử lý chuyển tiếp song không áp dụng giá FIT và các dự án xây dựng sau ngày 31/10 sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đón nguồn điện trời vô tận, ‘cơn đau đầu’ của ông chủ nghìn tỷ

Các dự án điện gió đang cuống cuồng về đích sẽ đối mặt rất nhiều nỗi lo. Kể cả khi về đích thì các nhà đầu tư vẫn sẽ đối mặt không ít “cơn đau đầu” khác.

Chia sẻ :


Hơn 40 doanh nghiệp điện mặt trời ở Gia Lai lao đao vì tiết giảm, sa thải công suất

Việc ồ ạt phát triển điện mặt trời trong tình trạng nhu cầu tiêu thụ điện trên toàn quốc giảm mạnh do dịch bệnh Covid-19 đã dẫn đến tình trạng dư nguồn cung, buộc phải tiết giảm công suất.

Chia sẻ :


SP Group Liên Doanh Với BCG Energy đầu tư điện mặt trời tại Việt Nam

SP Group (Singapore Power Group) và Công ty Cổ phần BCG Energy (BCG Energy), công ty thành viên có 100% vốn thuộc Tập đoàn Bamboo Capital (BCG), chính thức liên doanh đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời áp mái tại Việt Nam

Chia sẻ :


‘Một lô đất đòi đền bù nhiều lần’, nỗi ám ảnh ông chủ điện gió nghìn tỷ

Dù đang phải chạy tiến độ để kịp vận hành thương mại, nhưng lúc này nhiều chủ đầu tư điện gió ở Quảng Trị vẫn phải đối mặt với nỗi lo giải phóng mặt bằng, nhất là vấn nạn “1 mảnh đất, nhiều người đòi đền bù”.

Chia sẻ :


VinFast nộp hồ sơ IPO tại Mỹ, có thể thu về 3 tỷ USD

Nếu thành công, đây là thương vụ niêm yết cổ phiếu lớn đầu tiên của một doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ…

Chia sẻ :


Dự án chậm tiến độ 1 ngày mất 1 triệu USD, lo bồi thường 5.000 tỷ

Nếu dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân chậm tiến độ 6 tháng, số tiền phía Việt Nam phải bồi thường lên tới khoảng 5.000 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Thêm quy định mới cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử

Hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo nội dung mới được Chính phủ đưa ra tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, có hiệu lực vào đầu năm 2022…

Chia sẻ :


Volvo huy động 2,9 tỷ USD phát triển xe điện

Để phục vụ việc chuyển đổi sang xe điện, Volvo đang tìm cách huy động 25 tỷ kronor (2,9 tỷ USD) trong đợt chào bán cổ phiếu công khai lần đầu ở Stockholm…

Chia sẻ :


Quảng Trị trao quyết định chủ trương đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng trị giá 2,3 tỷ USD

Tổ hợp các nhà đầu tư tham gia gồm Tập đoàn T&T Group, Công ty Cổ phần Năng lượng Hanwha (HANWHA), Tổng Công ty điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO) và Tổng Công ty khí Hàn Quốc (KOGAS).

Chia sẻ :


IDC lên kế hoạch huy động tối đa 400 tỷ đồng trái phiếu

Số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành trái phiếu sẽ được Tổng Công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) dùng chi trả các chi phí, phí tổn và nghĩa vụ đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh liên quan đến việc phát triển, xây dựng, vận hành, nâng cấp, sửa chữa và bảo trì Nhà máy Thủy điện Dak Mi 3.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *