Hành trình thoát nghèo xuất sắc của ”người đàn bà thép của ngành dầu mỏ”: Từng sống giữa khu ổ chuột khét tiếng, phải đi thu gom phế liệu để có tiền mua sách, đấu tranh từng ngày để sống

Hành trình thoát nghèo xuất sắc của người đàn bà thép của ngành dầu mỏ: Từng sống giữa khu ổ chuột khét tiếng, phải đi thu gom phế liệu để có tiền mua sách, đấu tranh từng ngày để sống - Ảnh 1.

Sống giữa khu ổ chuột nguy hiểm khét tiếng 

Maria das Gracas Silva Foster sinh năm 1953 trong gia đình nghèo khó tại một trong những khu ổ chuột khét tiếng nguy hiểm ở Rio de Janeiro. Ngay từ năm 8 tuổi bà đã phải đi thu gom vỏ lon, phế liệu để kiếm đủ tiền mua sách. Lớn hơn một chút, Foster viết thư thuê cho những người hàng xóm không biết chữ để có tiền giúp đỡ gia đình. 

Không chỉ đối mặt với cái nghèo, bà còn phải đấu tranh với những kẻ cướp phá, buôn bán ma tuý, bạo lực gia đình, bệnh tật và ô nhiễm môi trường. 

Sống 12 năm ở khu ổ chuột và làm việc chăm chỉ, cô gái nghèo khi đó không bao giờ chắc chắn liệu mình có thể tiếp tục đi học hay không. Tuy nhiên với sự kiên định theo đuổi ước mơ đến cùng, Foster đã tốt nghiệp với tấm bằng Cử nhân về Kỹ thuật Hoá học vào năm 1978. Cô lấy bằng Thạc sĩ về Kỹ thuật Hạt nhân tại Đại học Liên bang Rio de Janeiro vào năm 1999 và nhận bằng MBA về Kinh tế từ Quỹ Getulio Vargas. 

Hành trình thoát nghèo xuất sắc của người đàn bà thép của ngành dầu mỏ: Từng sống giữa khu ổ chuột khét tiếng, phải đi thu gom phế liệu để có tiền mua sách, đấu tranh từng ngày để sống - Ảnh 1.

Từ thực tập sinh đến vị trí giám đốc điều hành

Năm 1978, Foster bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí thực tập sinh tại Petrobras, tập đoàn dầu mỏ lớn nhất Nam Mỹ. Sau khi nhận được bằng thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật hạt nhân, bà trở thành nhân viên chính thức của Petrobras năm 1981, đồng thời trở thành quản lý tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Leopoldo Miguez de Mello.

Nhờ mối quan hệ bằng hữu thân tình với Dilma Rousseff trước khi bà này lên làm Tổng thống Brazil, Maria đã được bổ nhiệm là một trong những trợ lý thân cận cho tổng thống mới. 

Trong vòng 2 năm, bà đảm nhận vai trò Thư ký cho Bộ trưởng trong Chương trình hành đồng của ngành dầu mỏ và khí đốt quốc gia. Đồng thời bà cũng là điều phối viên liên ngành cho Chương trình quốc gia về sản xuất và sử dụng. 

Sau nhiệm kỳ 2 năm Foster trở về Petrobras. Vào tháng 1/2003, Foster được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và Nhiên liệu tái tạo tại Bộ mỏ và Năng lượng Brazil. Bà cũng được thăng chức chủ tịch Petrobras và Giám đốc Quan hệ nhà đầu tư. Vào tháng 5 năm 2006, bà nhậm chức Giám đốc Tài chính cho Petrobras.

Maria das Gracas Silva Foster trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm vai trò quản lý trong lịch sử hơn 50 năm của Petrobras. Vào tháng 2 năm 2012, Foster được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của công ty sau sự đề cử của người bạn cũ Dilma Rousseff, cựu Tổng thống Brazil.

Hành trình thoát nghèo xuất sắc của người đàn bà thép của ngành dầu mỏ: Từng sống giữa khu ổ chuột khét tiếng, phải đi thu gom phế liệu để có tiền mua sách, đấu tranh từng ngày để sống - Ảnh 2.

Người ta đều nói rằng, tất cả phụ nữ Brazil đều nổi lên nhờ vào một thế lực nào đó. Nhưng Foster đã chứng minh được bản lĩnh phát triển và thành công trong kinh doanh của mình, lĩnh vực mà không phải ai kể cả nam giới Brazil có thể làm được nhờ sự dũng cảm, kiên trì và khả năng kinh doanh tốt của mình.

Phải thừa nhận rằng tại thời điểm Foster trở thành CEO của Petrobras đang trong tình cảnh khó khăn hơn nhiều so với những năm trước đó.

Nhờ phát hiện ra một số mỏ dầu có trữ lượng lớn nhất thế giới, Petrobras đã nhanh chóng trở thành một trong số những nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới. Thậm chí, một số giám đốc điều hành của hãng còn tự hào cho rằng Petrobras sẽ vượt Apple trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, trái ngược với những kỳ vọng này, sự bất ổn đã làm tổn thương nền kinh tế vốn đã trì trệ của Brazil. Là một tập đoàn nhà nước, Petrobras cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Hoạt động khai thác dầu mỏ ngày càng trì trệ. Những kế hoạch đầu tư hào phóng đã khiến Petrobras trở thành hãng sản xuất dầu mỏ có chi phí vốn lớn thứ hai trên thế giới (42,9 tỷ USD), sau hãng PetroChina của Trung Quốc. Tập đoàn này cũng trở thành con nợ lớn nhất trong số các công ty dầu khí niêm yết đại chúng với số nợ lên tới 97 tỷ USD.

Chính Maria Foster, với tư cách là CEO của công ty, đã luôn chủ động đối mặt với những khó khăn của Petrobras. Bà cũng không ngần ngại khi đưa ra những quyết định cứng rắn để vực dậy công ty nơi bà đã gắn bó gần 36 năm.

Nữ CEO khó tính

Trong con mắt của những người đồng nghiệp, Foster nổi tiếng với tính cách mạnh mẽ, thói quen nói thẳng, khiến nhiều đồng nghiệp nam trong công ty đặt cho bà biệt danh là Caveirao – một từ lóng có nghĩa là xe cảnh sát bọc thép. 

Hành trình thoát nghèo xuất sắc của người đàn bà thép của ngành dầu mỏ: Từng sống giữa khu ổ chuột khét tiếng, phải đi thu gom phế liệu để có tiền mua sách, đấu tranh từng ngày để sống - Ảnh 3.

Foster cũng nổi tiếng là một bà chủ tháo vát, luôn yêu cầu kết quả và đúng thời hạn. Bà không phải là mẫu giám đốc thích ngồi văn phòng hay đứng trên bục diễn thuyết. Người ta có thể dễ thấy bà với bộ đồ bảo hộ và giám sát tại các công trường xây dựng.

Và hơn ai hết, Foster là người cam kết gắn bó lâu dài nhất với Petrobras. Bà từng nói trước công chúng rằng: “Tôi sẽ chết vì Petrobras”. Chính lòng trung thành này đã giúp bà vực dậy Petrobras sau bao khó khăn.

Với những cống hiến của bà, vào tháng 4 năm 2012, Tạp chí Time đã liệt kê Foster vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của Time. Năm 2014, bà được Tạp chí Forbes vinh danh là người phụ nữ quyền lực thứ 16 trên thế giới. 

Năm 2015, Maria das Gracas da Silva Foster từ chức Giám đốc điều hành và nghỉ hưu sau 37 năm gắn bó với Petrobras.

https://cafef.vn/hanh-trinh-thoat-ngheo-xuat-sac-cua-nguoi-dan-ba-thep-cua-nganh-dau-mo-tung-song-giua-khu-o-chuot-khet-tieng-phai-di-thu-gom-phe-lieu-de-co-tien-mua-sach-dau-tranh-tung-ngay-de-song-20220613082955579.chn

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Khu đô thị The Global City ra mắt phân khu nhà phố Soho

Dự án Sài Gòn Bình An sau khi chính thức “sang tên đổi chủ” thành The Global City đã liên tục gây chú ý trên thị trường với nhiều thông tin mới hấp dẫn…

Chia sẻ :


Đại dịch trở thành cơ hội làm giàu chưa từng có, các gia đình ở Anh kiếm thêm 1,2 nghìn tỷ USD như thế nào?

Covid-19 đã dẫn đến một nghịch lý ở Anh: thời kỳ tồi tệ nhất đối với sức khỏe cộng đồng, việc làm và nền kinh tế đã biến thành thời điểm vàng để tạo ra của cải, miễn là người dân có nắm giữ tài sản.

Chia sẻ :


Thời cơ hàn của ông chủ Thiên Long Cô Gia Thọ: Anh công nhân mưu sinh bằng bán bút bi dạo, khởi nghiệp với 2 chỉ vàng và chiếc xe đạp cà tàng

Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất bút bi gia đình năm 1981, sau gần 40 năm Thiên Long hiện là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam và hàng đầu trong khu vực.

Chia sẻ :


Khủng hoảng chi phí sinh hoạt: San sẻ từ chiếc bánh chung

“Khủng hoảng chi phí sinh hoạt” (cost of living crisis) đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với hầu như mỗi người nào đọc báo hay xem truyền hình, thậm chí là… chơi game ở Anh.

Chia sẻ :


Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân

Trong giai đoạn 2016-2021, cả nước đã đầu tư 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu m2. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trên cả nước…

Chia sẻ :


“Chúng ta đã tiêm 1 mũi, giờ nhậu thôi!” – Phóng viên Nhật kể trải nghiệm khủng khiếp và một lời cảnh tỉnh trước Covid-19

Hậu quả của việc chủ quan trước Covid-19 có thể nặng nề hơn nhiều so với những gì người ta tưởng tượng.

Chia sẻ :


Nguy cơ khan hiếm giả tạo bình oxy y tế

Trước tình hình dịch Covid-19 tăng cao tại một số địa phương, nhiều người dân đã đổ xô đi tìm mua các thiết bị y tế cung cấp khí ô xy để dự trữ nếu chẳng may mắc bệnh.

Chia sẻ :


Ông Biden đề cử giáo sư từng chỉ trích tiền ảo và đại gia ngân hàng Mỹ làm sếp cơ quan giám sát Phố Wall

Theo nguồn tin của Bloomberg, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định đề cử nữ giáo sư luật Saule Omarova làm người điều hành Văn Phòng Tổng Kiểm Toán Tiền Tệ (OCC) – cơ quan hàng đầu giám sát hoạt động của Phố Wall…

Chia sẻ :


HDBank mang đến ánh sáng đến cho hàng trăm người

Hàng trăm bệnh nhân từ khắp mọi miền có hoàn cảnh khó khăn trong niềm vui và háo hức khi hôm nay họ được ngân…

Chia sẻ :


Doanh nhân Thái Hương – Nhà sáng lập Tập đoàn TH: Nỗ lực lấp đầy những “lỗ hổng” trong quản lý chất lượng sữa!

  Ngay từ khi ra đời cho tới nay, Tập đoàn TH và cá nhân nữ doanh nhân Thái Hương – Nhà Sáng lập, Chủ…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *