Hàng loạt sắc thuế chính hụt thu đột biến

Nhiều sắc thuế chính giảm đột biến. Nguồn: Tổng cục Thuế

Tại hội nghị giao ban trực tuyến do Bộ Tài chính tổ chức ngày 7/9, kết quả thu ngân sách đã được cập nhật. Theo đó, thu ngân sách tháng 8/2021 ước đạt 78,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đầu năm ước đạt 1.004,2 nghìn tỷ đồng, bằng 74,8% dự toán, vẫn duy trì đà tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020. 

Tuy nhiên, tính riêng tháng 8, do giãn cách kéo dài, nhiều “đầu tàu” về kinh tế như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… bị tổn thương nên số thu hàng loạt sắc thuế quay đầu đảo chiều.

NHIỀU SẮC THUẾ THẤP ĐỘT BIẾN

Theo số liệu của Tổng cục Thuế, thu ngân sách thuế tháng 8/2021 đạt 68.852 tỷ đồng, bằng 6,2% dự toán và giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù có cùng điều kiện thu, lại không phải nằm trong kỳ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng số thu tháng 8/2021 giảm so với số thu tháng 5 và tháng 6/2021 lần lượt là: 21,8% (19.200 tỷ đồng) và 16% (13.100 tỷ đồng). 

Ông Cao Anh Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế đánh giá: “Thực tế số thu ngân sách tháng 8 đã cho thấy tác động nặng nề, toàn diện của dịch bệnh Covid-19 đến hầu hết hoạt động của nền kinh tế và số thu ngân sách”.

Trên thực tế, tính thu theo các sắc thuế, thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp đều đạt thấp nhất trong 20 tháng kể từ tháng 1/2020 đến nay. Số thu giảm mạnh ở hầu hết các sắc thuế chính như: thuế giá trị gia tăng chỉ đạt 57% số thu bình quân 7 tháng đầu năm; thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 59,5%; thuế thu nhập cá nhân đạt 60%; thuế bảo vệ môi trường đạt 3.800 tỷ, bằng 72% số thu bình quân 7 tháng đầu năm.

Đặc biệt, số thu lệ phí trước bạ tháng 8/2021 chỉ đạt 970 tỷ đồng, mức thấp đột biến kể từ tháng 1/2020, giảm 70% so với mức bình quân 7 tháng đầu năm.

Nhiều sắc thuế chính giảm đột biến. Nguồn: Tổng cục Thuế
Nhiều sắc thuế chính giảm đột biến. Nguồn: Tổng cục Thuế

Nếu tính theo 3 khu vực kinh tế bao gồm: nhà nước, FDI và ngoài nhà nước thì số thu tháng 8 chỉ đạt 24.700 tỷ đồng, bằng 43% so với số thu bình quân 7 tháng đầu năm; tương ứng lần lượt là: 60% – 41% – 35,7%. Từ tỷ lệ này cho thấy, khu vực ngoài quốc doanh đang bị tác động nặng nề nhất bởi đại dịch Covid.

Khu vực ngoài quốc doanh đang bị tác động nặng nề nhất từ đại dịch Covid. Nguồn: Tổng cục Thuế. 
Khu vực ngoài quốc doanh đang bị tác động nặng nề nhất từ đại dịch Covid. Nguồn: Tổng cục Thuế. 

Riêng đối với 23 địa phương đang thực hiện giãn cách có tỷ trọng chiếm gần 70% tổng thu ngân sách (không tính số thu từ dầu thô thực hiện 7 tháng) thì số thu thuế chiếm 66,1% tổng thu ngân sách; tỷ lệ này tính riêng tháng 8/2021 chỉ chiếm 55,6%, giảm trên 10% so với thực hiện 7 tháng. 

 
“Tại 23 tỉnh đang thực hiện giãn cách, công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp gần như “đóng băng”. Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế cũng bị hạn chế bởi thực hiện giãn cách, các đơn vị cũng hạn chế cán bộ công chức làm việc tại cơ quan”.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn nhận định: “Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp mà còn gây khó khăn lớn cho công tác quản lý thuế”. 

Về công tác thu nợ thuế, 8 tháng đầu năm, toàn ngành thuế đã thực hiện thu hồi nợ đọng đạt 20.900 tỷ đồng, tương ứng 69,4% chỉ tiêu thu nợ.

Tuy nhiên, tổng số nợ thuế của toàn ngành vẫn tăng. Số nợ thuế tăng cao chủ yếu do ảnh hưởng bởi các đợt bùng phát dịch Covid-19 với diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải giãn cách xã hội dẫn đến người nộp thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ thuế.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, do dịch bệnh trong tháng 8 hết sức phức tạp, riêng 19 tỉnh phía Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm 56 tỷ USD, vì vậy, dự báo, thu ngân sách qua hải quan năm 2022 sẽ rất khó khăn.

CƠ CẤU LẠI NGÂN SÁCH, THẮT CHẶT CHI TIÊU

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ đạo: nhiệm vụ thu ngân sách đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức khi tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm đang ở mức rất thấp. Ngành Tài chính vừa phải đảm bảo kinh phí cho hoạt động của bộ máy, vừa phải đảm bảo chi cho công tác chống dịch. Do đó, đòi hỏi toàn ngành phải dốc sức, đồng lòng, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính – ngân sách được giao.

Theo Bộ trưởng, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và nghiêm trọng hơn những dự báo trước đó. Số ca nhiễm tăng cao và những khu vực trọng điểm kinh tế đều bị ngưng trệ, sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Đáng lo ngại, 23 địa phương đang thực hiện giãn cách có số thu chiếm 70% tổng thu ngân sách là hết sức khó khăn. 

 
“Trong tháng 8, số thu ngân sách từ thu nội địa, thu thuế xuất nhập khẩu đều giảm, trong khi phải tăng chi cho phòng chống dịch nên ngành Tài chính phải linh hoạt trong điều hành, cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và triệt để tiết kiệm chi”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Khi nền kinh tế có vững chắc, doanh nghiệp vững thì các mục tiêu về tài chính – ngân hàng mới vững được. 

Với diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, khó đoán như hiện nay, Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cho rằng, công tác thu ngân sách trong những tháng cuối năm sẽ còn rất nhiều thách thức.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biễn dịch Covid tại từng địa bàn và tiến độ thu ngân sách tương ứng. Qua đó, kịp thời đánh giá, phân tích cụ thể, đề xuất với các cơ quan chức năng các giải pháp thu hiệu quả, phù hợp với thực tế tại các địa phương.

Trong tháng 9/2021, Tổng cục Thuế sẽ tập trung hoàn thành để trình Bộ xem xét ký ban hành Thông tư hướng dẫn chung về Quản lý thuế, Thông tư hướng dẫn thu cổ tức, lợi nhuận còn lại, Thông tư hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ, Thông tư hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng. Đồng thời, tiếp tục tập trung thực hiện đề án về hóa đơn điện tử theo tiến độ và lộ trình. 

Cơ quan thuế các cấp sẽ tiếp tục triển khai đôn đốc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước liên quan đến việc hoàn thuế, miễn giảm, gia hạn thuế, chống trốn thuế và chuyển giá năm 2020, các kết luận của Thanh tra Chính phủ, các cơ quan liên quan.

Đặc biệt, Tổng cục Thuế sẽ tăng cường triển khai các giải pháp thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại qua các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Xây dựng kế hoạch triển khai kết nối cung cấp thông tin cá nhân qua sàn giao dịch thương mại điện tử.

Đồng thời, chỉ đạo, triển khai các biện pháp tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, tập trung những lĩnh vực, ngành nghề có rủi ro cao trong hoàn thuế.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp ‘ngấm đòn’ COVID-19, tiền nợ thuế tăng mạnh

Trong 7 tháng đầu năm nay, số tiền thuế các cá nhân, tổ chức đang nợ đã tăng gần 23% so với thời điểm cuối năm trước, chỉ dấu cho thấy hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Tuy nhiên, số thu vẫn cao nhờ nhiều lĩnh vực nóng như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, lắp ráp ô tô …

Chia sẻ :


Tiền thuế thu nhập cá nhân, bất động sản tăng mạnh

Theo Tổng cục Thuế, tiền thu từ thuế thu nhập cá nhân, cho thuê đất và sử dụng đất là những khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng cao trong quý I/2022.

Chia sẻ :


Ngành Thuế “chạy nước rút” thu 140.000 tỷ đồng

Hai tháng cuối năm, ngành thuế phải hoàn thành con số nói trên và rốt ráo thanh kiểm tra, phấn đấu tăng thu khoảng 9.400 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Ngân sách nhà nước “ngấm đòn” từ dịch Covid-19

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tháng 9, thu NSNN ước đạt 65.200 tỷ đồng, giảm khoảng 17.000 tỷ đồng so với tháng 8. Điều này cho thấy tác động nặng nề của làn sóng COVID-19 thứ 4 tới tình hình ngân sách, dù dịch bệnh đã dần được kiểm soát và có chuyển biến tích cực tại nhiều địa phương.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp trong nước

Theo đó, để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2022 theo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Chia sẻ :


Hà Nội gia hạn gần 19.000 tỷ đồng tiền thuế và thuê đất

Hà Nội đang tích cực gia hạn các nghĩa vụ ngân sách cho doanh nghiệp và người dân nhằm giảm bớt khó khăn do Covid – 19…

Chia sẻ :


Tháng 8 triển khai lộ trình 4 bước thu thuế qua sàn thương mại điện tử

7 tháng, ngành Thuế kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra 25.972,31 tỷ đồng, nộp ngân sách 3.261,25 tỷ đồng. Trong tháng 8/2021, sẽ thực hiện lộ trình chống thất thu thuế qua sàn thương mại điện tử…

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


FPT lãi trước thuế 577 tỷ đồng trong tháng 8, tăng 20%

CTCP FPT (HOSE: FPT) vừa công bố kết kinh doanh 8 tháng đầu năm 2021 với doanh thu đạt 21,842 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4,005 tỷ đồng, lần lượt tăng 19.2% và 19.8% so cùng kỳ.

Chia sẻ :


3.020 tỷ đồng tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa nợ thuế trong 6 tháng đầu năm

Ngay từ đầu năm, Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục Thuế địa phương rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ thuế của từng đối tượng, tập trung phân loại những người nộp thuế bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng của dịch bệnh, tìm giải pháp hỗ trợ và áp dụng các biện pháp xử lý nợ phù hợp, đảm bảo công bằng trong việc chấp hành pháp luật thuế…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *