Hàng loạt công ty chứng khoán phát hành trái phiếu

Hàng loạt công ty chứng khoán phát hành trái phiếu

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tăng nhiệt trong giai đoạn cuối năm, đặc biệt ở nhóm công ty chứng khoán trong nước. Thống kê của VnExpress từ đầu quý III đến nay ghi nhận 8 công ty chứng khoán đăng ký chào bán trái phiếu để huy động khoảng 4.000 tỷ đồng.

VNDirect (VNDS) là công ty chứng khoán công bố phương án huy động vốn bằng trái phiếu quy mô lớn nhất trong giai đoạn này. Công ty dự kiến huy động 2.000 tỷ đồng, chia đều thành hai đợt trong quý cuối năm nay và nửa đầu năm sau. Trái phiếu của VNDirect được chào bán ra công chúng, đồng nghĩa mọi nhà đầu tư có thể mua, với mệnh giá 100.000 đồng và kỳ hạn 36 tháng.

Trong thông báo phát hành, công ty cho biết số tiền thu được chủ yếu đầu tư vào hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ và giấy tờ có giá trên thị trường. Trong trường hợp chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết số tiền dự kiến, nguồn vốn huy động được có thể chuyển thành tiền gửi, mua chứng chỉ tiền gửi để tối ưu hiệu quả sử dụng.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), doanh nghiệp nằm trong top 10 thị phần môi giới trái phiếu quý I tại HoSE, cũng thông báo phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động 1.500 tỷ đồng với mục đích khá giống VNDirect. Ngoài bổ sung vốn vào cho vay ký quỹ, Rồng Việt dự kiến tận dụng khoản tiền thu được để đầu tư tự doanh, bảo lãnh phát hành và kinh doanh trái phiếu.

Mệnh giá trái phiếu của Rồng Việt là một triệu đồng, phát hành riêng lẻ nên giới hạn số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia. Công ty sẽ phát hành bốn đợt, dự kiến kéo dài từ đầu tháng 9 đến tháng 11, với hai loại kỳ hạn là một năm và hai năm.

Hầu hết công ty còn lại trong danh sách phát hành cuối năm nay đều có quy mô hoạt động trung bình và nhỏ. Số tiền huy động vì thế cũng không lớn. Điển hình như Công ty Chứng khoán HDB huy động 300 tỷ đồng; Công ty Chứng khoán Tân Việt, Chứng khoán MB, Chứng khoán APG đều huy động 200 tỷ đồng.

Các đợt phát hành này có điểm chung là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Bù lại, chính sách lãi suất rất hấp dẫn để hút người mua. Công ty Chứng khoán APG trả lãi tối đa là 11,5% một năm và thanh toán định kỳ mỗi ba tháng. Trong trường hợp doanh nghiệp này muốn mua lại trước thời hạn, lãi suất có thể lên 12,5% một năm. Trường hợp khác là Công ty Chứng khoán Alpha, báo lỗ liên tiếp ba năm, nhưng cam kết dùng mọi nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và các nguồn hợp pháp để thanh toán lãi suất cố định 10% năm.

Những công ty thuộc nhóm đầu ngành công bố lãi suất thấp hơn nhưng nếu đặt trong bối cảnh lãi suất tiền gửi hiện tại thì khoảng cách vẫn rất lớn. Cụ thể, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) trả lãi 8,5%. VNDirect trả 8,4% một năm cho kỳ đầu tiên và những kỳ tiếp theo là trung bình lãi suất tiền gửi tại 4 ngân hàng quốc doanh cộng 2,8% một năm. Trong khi đó, Rồng Việt trả lãi 9,3% cho trái phiếu kỳ hạn một năm và 9,6% cho kỳ hạn 2 năm.

Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó Phòng Sản phẩm đầu tư, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank Securities) cho rằng, thị trường sôi động là nguyên nhân chính để công ty chứng khoán thực hiện nhiều đợt phát hành trái phiếu trong giai đoạn này.

Giá trị giao dịch trên sàn TP HCM hiện nay gấp 2-3 lần cách đây một năm và nhu cầu ký vay ký quỹ của nhà đầu tư rất lớn. Một số công ty đã phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong nửa đầu năm để đảm bảo quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay ký quỹ trên vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng “khát vốn”. Đây là giai đoạn cần phương án huy động nhanh hơn nên phần đông công ty phát hành trái phiếu riêng lẻ và không kèm chứng quyền vì bên bán gần như có thể xác định trước bên mua, giao dịch vì thế cũng gọn hơn cháo bán ra công chúng.

Tuy nhiên, theo ông Cường, so với vốn điều lệ hiện tại của các công ty chứng khoán và so với giá trị phát hành trái phiếu toàn thị trường từ đầu năm đến nay, con số 4.000 tỷ đồng đang huy động không đáng kể. Ông dự báo nếu thị trường chứng khoán duy trì trạng thái như hiện tại thì đầu năm 2022, lượng phát hành còn lớn hơn, bởi đó là lúc các công ty chứng khoán đã vạch ra kế hoạch cho năm tài chính mới và bắt đầu triển khai.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hơn 50% thị phần tư vấn trái phiếu doanh nghiệp thuộc về công ty chứng khoán có ngân hàng hậu thuẫn

Hiện nay, có khoảng 50 công ty chứng khoán được cấp phép tham gia vào các hoạt động liên quan của thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Bất động sản “hốt bạc” từ trái phiếu doanh nghiệp

Lũy kế từ đầu năm đến 15/10, giá trị trái phiếu phát hành bởi nhóm bất động sản đạt 148,36 nghìn tỷ đồng, chiếm 37% tổng giá trị…

Chia sẻ :


VnDirect thông qua nâng kế hoạch lợi nhuận 2021 lên 1.600 tỷ đồng, đưa trái phiếu niêm yết trên sàn

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2021 VnDirect đạt 950 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Chia sẻ :


Phát Đạt mua lại 150 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa công bố sẽ tất toán lô trái phiếu phát hành lần 9 năm 2021…

Chia sẻ :


Uỷ ban Chứng khoán: Nhóm Tân Hoàng Minh không báo cáo về các đợt phát hành trái phiếu

Các công ty này không báo cáo UBCKNN về các đợt phát hành, và chỉ đăng ký thông tin qua cổng thông tin trái phiếu doanh nghiệp của Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Chia sẻ :


Sáu “cửa ải” của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư về tổ chức giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ…

Chia sẻ :


Hưng Thịnh Land tiếp tục phát hành 1.800 tỷ trái phiếu, nâng tổng giá trị huy động từ đầu năm lên hơn 8.000 tỷ đồng

Lãi suất được kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, được phát hành thành nhiều đợt trong năm 2021 và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và có thứ tự ưu tiên thanh toán ít nhất ngang bằng với các nghĩa vụ chung khác không được đảm bảo.

Chia sẻ :


Vì sao doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu?

Ngân hàng bị siết dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và điều kiện phát hành trái phiếu dễ dàng hơn là nguyên nhân chính khiến thị trường này bùng nổ trong vài năm gần đây.

Chia sẻ :


Trái phiếu bất động sản rủi ro cao

Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN)” do…

Chia sẻ :


Thận trọng trước chào mời, cam kết của tổ chức phân phối trái phiếu doanh nghiệp

Nhà đầu tư cá nhân nên thận trọng với việc chào mời và cam kết của các tổ chức phân phối trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ; trong đó có việc xác nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không nên mua TPDN chỉ vì lãi suất cao.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *